Tính toán ẩm thừa

Một phần của tài liệu Tính toán, kiểm tra hệ thống ĐHKK – thông gió tòa nhà trường đại học FPT greenwich đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 59 - 60)

Ẩm thừa được xác định theo công thức:

𝑊 = 𝑊1+ 𝑊2+ 𝑊3+ 𝑊4 (kg/s) W1 – Lượng ẩm thừa do người tạo ra, kg/s W2 – Lượng ẩm bay hơi từ bán thành phẩm, kg/s W3 – Lượng ẩm bay hơi đoạn nhiệt từ sàn, kg/s W4 – Lượng ẩm bay hơi từ thiết bị, kg/s.

Khi phòng điều hòa có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ngoài trời, ngoài dòng nhiệt còn có một dòng ẩm thẩm thấu qua kết cấu bao che vào phòng nhưng được coi là không đáng kể. Khi có rò lọt khí vào nhà, dòng không khí nóng cũng mang theo lượng ẩm nhất định vì độ chứa hơi của không khí nóng cao hơn nhưng lượng ẩm này cũng coi như bỏ qua hoặc tính vào phần cung cấp khí tươi.

4.1.1 Lượng ẩm do người tỏa W1.

Lượng ẩm do người tỏa được xác định bằng công thức:

𝑊1= 𝑛. 𝑞𝑛 (kg/s) Trong đó:

n: số người trong phòng điều hòa

qn: lượng ẩm mỗi người tỏa ra trong một đơn vị thời gian, kg/s Tra bảng 3.5 tài liệu [1], chọn 𝑞𝑛 = 115 𝑔/ℎ = 1,39. 10−5 𝑘𝑔/𝑠.

4.1.2 Lượng ẩm bay hơi từ bán thành phẩm W2.

Do các phòng đều là phòng làm việc văn phòng, thành phần ẩm thừa chỉ có trong công nghiệp, nên không tính các bán thành phẩm đưa vào 𝑊2 = 0 (kg/s).

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 51

4.1.3 Lượng ẩm bay hơi đoạn nhiệt từ sàn W3.

Vì bên dưới là tầng 1 có điều hòa, đồng thời nền lót gạch nên lượng ẩm bay hơi từ sàn có thể bỏ qua 𝑊3 = 0 (kg/s).

4.1.4 Lượng ẩm bay hơi từ thiết bị W4.

Các thiết bị là các thiết bị điện, có rò rỉ hơi nóng 𝑊4 = 0 (kg/s). Dựa vào cở sở tính toán đã trình bày, ta có kết quả.

Bảng 4.1 Ẩm thừa tại các phòng ở tầng 2 Tầng Phòng W1 (kg/s) W2 (kg/s) W3 (kg/s) W4 (kg/s) W𝑛 (kg/s) 2 Phòng Cho Thuê 8.34.10- 4 0 0 0 8.34.10-4

Một phần của tài liệu Tính toán, kiểm tra hệ thống ĐHKK – thông gió tòa nhà trường đại học FPT greenwich đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 59 - 60)