Do tính chất của yêu cầu điều hoà phòng ở nên để đảm bảo về tiện nghi nên chúng em chọn phương án thiết kế cho tòa nhà trường Greenwich là dùng hệ thống điều hoà VRV vì các ưu – nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Một dàn nóng cho phép lắp đặt với nhiều dàn lạnh với nhiều công suất, kiểu dáng khác nhau. Tổng năng suất lạnh của các IU cho phép thay đổi trong khoảng lớn 50- 130% công suất lạnh của OU.
- Thay đổi công suất lạnh của máy dễ dàng nhờ thay đổi lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống thông qua thay đổi tốc độ quay nhờ bộ biến tần.
- Hệ vẫn có thể vận hành khi có một số dàn lạnh hỏng hóc hay đang sửa chữa. - Phạm vi nhiệt độ làm việc nằm trong giới hạn rộng.
- Chiều dài cho phép lớn (100m) và độ cao chênh lệch giữa OU và IU: 50m, giữa các IU là 15m.
- Nhờ hệ thống ống nối REFNET nên dễ dàng lắp đặt đường ống và tăng độ tin cậy cho hệ thống.
- Hệ thống đường ống nhỏ nên rất thích hợp cho các tòa nhà cao tầng khi không gian lắp đặt bé.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 25
Nhược điểm:
- Giá thành cao nhất trong các hệ thống điều hoà không khí.
Ưu điểm của hệ thống VRV so với Trung tâm nước:
- Điều khiển riêng biệt: Hệ thống điều hoà trung tâm điều khiển toàn bộ toà nhà, trái lại hệ thống VRV chỉ làm lạnh riêng lẻ cho từng phòng. Do đó tiết kiệm được chi phí vận hành khi không sử dụng hết công suất của hệ thống.
- Có thiết kế nhỏ gọn: Vậy tiết kiệm không gian lắp đặt, dễ dàng vận chuyển, lắp đặt hơn so với hệ thống trung tâm nước với các đường ống nước phức tạp.
- Đa dạng về chủng loại: có 2 loại, máy hai chiều (làm lạnh và sưởi ấm) và một chiều (làm lạnh). Có nhiều chủng loại dàn lạnh, dàn nóng thích hợp nhiều kiểu kiến trúc và yêu cầu năng suất của công trình.
- Thiết kế hiện đại: có thể kết nối nhiều dàn lạnh với một cụm dàn nóng và khoảng cách giữa các dàn lạnh, giữa dàn lạnh và dàn nóng lớn. Máy nén xoắn ốc kỹ thuật số làm việc êm không gây ồn cho người sử dụng.
- Dễ sử dụng: bộ điều khiển dễ sử dụng và có thể điều khiển riêng biệt ở từng phòng không cần phải công nhân vận hành như hệ thống trung tâm nước.
+ Chức năng chẩn đoán giúp kiểm tra và phát hiện các sự cố nhanh chóng và chính xác. Chức năng tự khởi động lại đảm bảo hệ thống hoạt động lại với chế độ cài đặt đã định trước ngay cả khi nguồn điện bị ngắt.
+ Hệ thống được điều khiển từng phòng riêng biệt nên sự cố xảy ra ở 1 dàn lạnh nào đó không làm gián đoạn hoạt động của cả hệ thống.
Do những ưu điểm trên của hệ thống VRV so với hệ thống trung tâm nước. Vậy ở đây ta chọn hệ thống điều hoà VRV cho công trình là thích hợp nhất.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 26
CHƯƠNG 3. CHỌN CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN TRONG NHÀ VÀ NGOÀI NHÀ, TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CỦA
CÔNG TRÌNH 3.1. Đặc điểm khí hậu của vùng xây dựng công trình.
Công trình được xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh, nằm ở khu vực phía Nam nước Việt Nam, mỗi năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô, vào mùa khô khu vực phía Nam nhận được một lượng bức xạ mặt trời khá lớn. Tuy vậy nhưng vì hai mùa này không chênh lệch nhau nhiều về sự biến đổi thời tiết, khí hậu nên khi tính toán ta coi như chỉ có một mùa nắng để quá trình tính toán được dễ dàng hơn.
Tọa lạc ngay tại vĩ độ 10o Bắc và nằm gần xích đạo, gần biển Đông nên nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao, cụ thể là:
- Nhiệt độ trung bình lớn nhất của TP. Hồ Chí Minh các ngày trong tháng (t oC) – theo [2] được liệt kê dưới bảng 3.1.
Bảng 3.1 Liệt kê nhiệt độ trung bình lớn nhất của TP. Hồ Chí Minh các ngày trong tháng.
- Độ ẩm tương đối trung bình của TP. Hồ Chí Minh trong tháng (%) – theo [2] được liệt kê dưới bảng 3.2.
Bảng 3.2 Liệt kê độ ẩm trung bình lớn nhất của TP. Hồ Chí Minh các ngày trong tháng.
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB/Năm
% 73,8 71,1 71 73,7 80,7 83,7 84,2 84,5 86 85,2 81,7 77,8 79,5 - Lượng bức xạ mặt trời ở các tháng là khác nhau và nó còn phụ thuộc vào ngày, giờ mặt trời, hướng của vùng khảo sát. Ở hướng Đông lượng bức xạ mặt trời lớn nhất vào khoảng 8 giờ sáng, giảm vào buổi trưa và buổi chiều. Còn hướng Nam
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB/Năm
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 27
lượng bức xạ mặt trời lớn nhất vào buổi trưa. Hướng Tây lượng bức xạ mặt trời lớn nhất vào khoảng 4 giờ chiều. Còn hướng Bắc chịu bức xạ mặt trời có phần ít hơn nhiều so với các hướng khác.
Bảng 3. 3 Trình bày thông số lượng bức xạ mặt trời lớn nhất tại vĩ độ 10o Bắc, tra ở bảng 4.2 [1, trang 131].