Là một phần mềm hỗ trợ cho việc xây dựng mô hình thông tin xây dựng được nghiên cứu và phát triển bởi hãng công nghệ Autodesk. Revit là phần mềm mạnh mẽ hỗ trợ cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và kỹ sư cơ điện, với khả năng lưu trữ thông tin của các thành phần trong bản vẽ, đồng thời phân tích hệ thống, trích xuất khối lượng vật tư, xuất ra các bản vẽ 2D không kém các phần mềm truyền thống khác. Kết hợp với một số phần mềm khác Revit MEP sẽ hỗ trợ thiết kế, thi công, vận hành một cách hoàn chỉnh. Hứa hẹn Revit MEP sẽ là phần mềm đóng vai trò chủ đạo trong thiết kế thay thế các phần mềm truyền thống trong tương lai gần.
Lợi ích khi ứng dụng phần mềm Revit:
- Là ứng dụng thông minh giúp triển khai hồ sơ nhanh chóng và hạn chế sai sót cho người hành nghề. Là một ứng dụng dễ hiểu, dễ học cho người mới. - Tính đồng bộ và chính xác của hồ sơ: Mức độ ăn khớp giữa công trình xây
dựng và bản vẽ là rất cao, có sự điều chỉnh ý tưởng thiết kế và phối hợp dễ dàng giữa nhiều bộ môn (Architecture, Structure, MEP,…)
- Hệ thống được quản lý chặt chẽ, thống nhất mà không phải mất nhiều thời gian. Dễ dàng xuất bảng thống kê, khối lượng dự toán khi sử dụng Revit để vẽ hồ sơ.
- Nếu đã năm đủ dữ liệu chuyên ngành và tài liệu cần thiết, bạn có thể triển khai một bộ hồ sơ nhanh chóng, dễ dàng và đồng bộ. Đặc biệt, chi phí quản lý thấp. So với việc phải dùng Sketch up để phác thảo ý tưởng, 3D max để phối cảnh, Excel để làm dự toán,… với thời gian đó bạn chỉ cần Revit để phục vụ tất cả những mục đích trên.
Hiện nay có rất nhiều công ty đã và đang ứng dụng mạnh về BIM và REVIT ở Việt Nam như: Atlas, Aurecon, Architype, Hoa Binh, Coteccons,…
108 Hình 7.5: Công trình triển khai hệ thống ĐHKK bằng Revit MEP
7.2 Sử dụng REVIT MEP 2019 triển khai lại bản vẽ hệ thống điều hòa không khí tại “công trình xây dựng kho lưu trữ của sở tài nguyên và môi trường”
Để triển khai một mô hình 3D bằng phần mềm Revit, hiện nay rất nhiều các đơn vị thiết kế tiến hành theo phương án triển khai mô hình hóa theo các đường nét 2D mà người thiết kế đã vẽ ra trong giai đoạn thiết kế cơ sở. Điều này đảm bảo được tính chính xác khi những người thiết kế 2D cho bản vẽ thiết kế cơ sở là những người có nhiều kinh nghiệm.
Tuy nhiên một xu hướng mới đã và đang trở nên phổ biến hiện nay là triển khai bản vẽ ngay từ giai đoạn thiết kế cơ sở trên phần mềm Revit. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và quản lý bản vẽ một cách chặt chẽ và khoa học hơn. Ở đây do giới hạn về thời gian và nhiệm vụ đồ án chỉ mang tính kiểm tra lại nên trên cơ sở bản vẽ thiết kế 2D có sẵn của hệ thống điều hòa không khí tại “Công trình xây dựng kho lưu trữ của sở tài nguyên và môi trường”, chúng em sẽ trình bày lại bằng phần mềm Revit 2019 theo phương án đi ống và bố trí thiết bị mà bên công ty thiết kế đã thực hiện.
109
7.2.1 Sơ lược về giao diện của Revit 2019 a) Giao diện làm việc
Hình 7.6: Giao diện của Revit 2019 khi khởi động.
110
b) Thanh công cụ hỗ trợ của phần mềm
Ribbon:
Là thanh công cụ chứa chuỗi các tab và công cụ để thực hiện dự án. Trong mỗi tab đều có các công cụ và nhóm công cụ.
Hình 7.8: Thanh Ribbon
Trong đó:
- Architecture: Phục vụ cho việc thiết kế kiến trúc. - Structure: Phục vụ cho việc thiết kế kết cấu xây dựng.
- System: Vẽ đường ống nước, ống gió, ống chiller, máng cáp…của hệ thống MEP.
- Insert: Để chèn các file, hình ảnh, load family để vẽ dự án… - Annotate: Ghi kích thước, chú thích…
- Analyze: Tạo không gian chức năng… - View: Tạo các khung nhìn, mặt cắt, 3D… - Manage: Quản lý, thiết lập thông tin project… - Modify: Thay đổi đối tượng, di dời, copy…
111
Properties:
Là thanh công cụ chức nội dung thông tin đối tượng
Hình 7.10: Thanh Properties khi không click chọn đối tượng
Hình 7.9: Thanh Properties khi không click chọn đối tượng duct
112 Khi chưa có đối tượng nào được chọn thì trong bảng Properties này chứa tất cả thông tin phi hình học của hình chiếu đang hiện diện trong vùng làm việc.
Khi ta chọn một đối tượng nào đó thì trong bảng Properties này sẽ chứa các thông tin phi hình học của đối tượng đó.
Khi click chọn vào Edit Type, ta sẽ có một hộp thoại tên là Type Properties
xuất hiện và hộp thoại này chứa tất cả các thông tin của loại đối tượng đó.
113
Project Broweser:
Đây là nơi quản lý tất cả các thông tin của Project (Dự án), được tổ chức theo cây thư mục. Đây là cây thư mục rất quan trọng, giúp người vẽ giám sát kỹ về bản vẽ của mình
Hình 7.12: Thanh Project Browser
Trên phần View, các mặt bằng sẽ được sắp xếp trên cây thư mục VIEW SET, ta có thể thay đổi cách trình bày cây thư mục tùy ý bằng cách click chuột phải vào View, chọn Browser Organization. Lúc này sẽ xuất hiện cửa sổ mới để ta click chọn các cấu trúc thư mục đã tạo.
114 Hình 7.13: Cửa sổ Browser Organization.
Không gian làm việc:
Hình 7.14: Vùng làm việc
Các thanh công cụ phụ trợ:
Thanh Quick Access: Đây là nơi truy cập nhanh các công cụ thường hay sử dụng khi làm việc.
115
Thanh View Control: Đây là nơi kiểm soát các cách hiển thị đối tượng.
Hình 7.16: Thanh View Control
7.2.1 Xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí tầng 2 bằng Revit
- Khi xây dựng một mô hình bản vẽ bằng phần mềm Revit nghĩa là chúng ta đã đặt thuộc tính cho tất cả những gì mà chúng ta đã thiết kế. Khi đó nhất định chúng ta sẽ phải có quy trình thực hiện bản vẽ nếu như muốn thể hiện ý tưởng thiết kế ra bản vẽ một cách tốt nhất.
- Nhìn chung các bước thể hiện một bản vẽ thiết kế bằng phần mề Revit như sau:
+ Thiết đặt những thuộc tính cho file bản vẽ: Công việc này bao gồm chuẩn bị các thư viện thiết bị, đường ống, phụ kiện đường ống,...., thiết lập các thuộc tính ẩn hiện và màu sắc của bản vẽ.
+ Chuẩn bị bản vẽ kiến trúc của công trình: Đối với bản vẽ này có thể là tệp được vẽ bằng Autocad hoặc tốt nhất sẽ là một mô hình Revit. Ở đây chúng em sẽ tiến hành phục dựng kiến trúc công trình của tòa nhà dựa trên bản vẽ kiến trúc Autocad.
+ Xây dựng mô hình: Xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí bằng các công cụ trên Revit
+ Trình bày bản vẽ: Công việc này tỉ mỉ và có yếu tố quyết định đến chất lượng của một đồ án thiêt kế. Nếu như bản vẽ rõ ràng, phù hợp với các bộ môn khác (Kiến trúc, kết cấu, điện, nước,…) thì xem như đồ án thiết kế đã thành công. - Các lệnh vẽ nhanh cho hệ thống thông gió và chiller:
+ DT (DUCT): Vẽ đường ống gió
+ DA (DUCT ACCESSORY): Lắp van cho hệ thống gió (Van gió điều chỉnh lưu lượng, van gió chống cháy,…)
116 + AT (AIR TERMINAL): Chọn loại miệng gió cấp, thải, lower,…
+ FD (FLEXIBLE DUCT): Chọn ống gió mềm + PI (PIPE): Vẽ đường ống nước chiller
+ PA (PIPE ACCESSORU): Lắp các van cho hệ thống chiller: Lọc Y, van motorize 3 ngã, van cổng,…
- Trong quá trình vẽ phải bám sát bản vẽ thiết kế 2D, sử dụng mặt cắt Section để vẽ được chính xác, kết hợp với View 3D để theo dõi quá trình vẽ.
117 Hình 7.18: View 3D kèm theo của hệ điều hòa thông gió tầng 02 của tòa nhà
118 - Sau khi dựng hình 2D giống với bản vẽ thiết kế ban đầu xong, ta tiến hành bước khá quan trọng đó là combine hệ thống thông gió với chiller và với kiến trúc của tòa nhà, vì bản vẽ thiết kế 2D chỉ nhìn qua không gian 2D, nhưng khi ứng dụng Revit thì ta có thể show nó ra view 3D để nhìn bao quát hơn, xem đường đi của ống gió, ống chiller hợp lý chưa, có va chạm nhau ở đâu không, có va chạm với kiến trúc không, FCU, Cassette với độ cao trên bản vẽ thiết kế thì có lắp đặt được không, rất nhiều câu hỏi đặt ra nên ta phải combine các hệ lại với nhau. Cuối cùng ta sẽ được một bản vẽ hoàn chỉnh và có thể thi công. Vì bản vẽ trên Revit tỷ lệ 1:1 với ngoài thực tế nên bản vẽ càng chính xác thì thi công càng nhanh, rút ngắn thời gian và dự toán đầu thầu sẽ chính xác hơn. - Khi combine ta nên để ý các đường ống chính trước, sau đó mới đến các ống nhánh, ta quan sát bằng mắt trước để sửa sau đó vào thanh công cụ Ribbon và chọn Collaborate sau đó chọn Interference Check và chọn Run Interference Check để kiểm tra lại, tại vì mặt thường không thể quan sát hết các điểm va chạm nên cần phải dùng đến ứng dụng hỗ trợ này.
119 Hình 7.20: Bảng Interference Check
- Dựa vào bảng này ta có thể kiểm tra đường ống gió với đường ống chiller có va chạm với nhau hay không, ống gió với kiến trúc, cao độ hai hệ thống của bản thiết kế có hợp lý không, tất cả sẽ được trả lời khi ta combine xong.
7.2.2 Trình bày bản vẽ
- Trình bày bản vẽ mặt bằng, mặt cắt trong phần mềm Revit được thực hiện một cách dễ dàng, chúng ta có thể trích xuất mọi mặt bằng, mọi góc nhìn của các không gian kỹ thuật trong công trình. Chất lượng các nét vẽ luôn là vấn đề mà các kỹ sư thiết kế trên Autocad đem ra so sánh với Revit. Trên thực tế Revit là phần mềm có nền tảng chung với Autocad, vì vậy các nét vẽ hoàn toàn có thể điều chỉnh được để đạt đến độ chính xác. Chúng ta cũng có thể xuất ra các
120 bản vẽ 2D tương tự các phần mềm truyền thống và hoàn toàn thực hiện được bản vẽ thi công trong giai đoạn xây dựng. Bản vẽ trình bày trên phần mềm Revit dễ dàng thực hiện các thao tác đo kích thước, ghi chú, gắn tên thiết bị,… Sau đây là một số bản vẽ mặt bằng hệ thống điều hòa không khí của tòa nhà mà chúng em thực hiện bằng phần mềm revit:
Hình 7.21: Mặt bằng bố trí hệ thống điều hòa, thông gió tầng 02
- Điểm nổi trội của phần mềm Revit MEP là có thể xuất ra được bản vẽ không gian 3 chiều. Bản vẽ này giúp các kỹ sư dễ dàng hình dung được các không gian kỹ thuật phức tạp như phòng máy, không gian trần:
121 Hình 7.22: Không gian 3 chiều của phòng máy chiller và cụm dàn nóng VRV
122
7.2.3 Ứng dụng Revit trong xuất khối lượng bản vẽ
- Công việc bốc tách khối lượng cực kỳ quan trọng khi thành lập dự án, khi ta biết khối lượng cần thiết để khởi tạo dự án thì sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng hơn trong việc kiểm soát công trình. Việc lập bảng thống kê, trích xuất khối lượng luôn là công tác đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và sự chính xác số lượng. Đây là điều mà chúng ta gặp khó khăn rất lớn trong bản vẽ truyền thống. Với việc thiết kế và triển khai bản vẽ bằng Revit MEP mỗi đối tượng chúng ta đưa vào bản vẽ nếu đã nhập đầy đủ thông tin lúc ban đầu thì giai đoạn lập bảng thống kê sẽ dễ dàng hơn rất nhiều vì nó được thực hiện hoàn toàn tư động. Nếu bản vẽ combine được thực hiện chính xác thì độ chính xác khi bóc tách khối lượng sẽ tăng cao, giảm tổn thất cho dự án.
- Để tiến hành thực hiện công việc trích xuất khối lượng ta nhìn vào thanh công cụ Project Browser, click chuột phải vào Schedules/Quantities và chọn New Schedules/Quantities sau đó sẽ hiện bảng New Schedule.
123 Ví dụ: Ta muốn trích xuất khối lượng ống gió thì ta chọn Ducts tại cột Cateory và nhấn OK. Sau đó sẽ hiện bảng Schedule Properties
Hình 7.25: Bảng Schedule Properties
- Để trích xuất khối lượng Ducts ta cần các thông số như là: Size, Width, Height, Length, Area, System Abbreviation.
124 - Ta có thể tính tổng khối lượng ống gió bằng cách click vào nút Edit của Sorting/Grouping thì bảng Schedule Properties sẽ xuất hiện và ta tick chọn Grand totals và Itemize every instance như hình bên dưới:
Hình 7.27: Bảng Schedule Properties
125 - Ta hoàn toàn có thế trích xuất khối lượng ống gió theo từng khu vực mà ta
muốn trích xuất, ví dụ như trích xuất theo từng phòng, tầng, …
126 - Ta có thể trích xuất riêng và tính tổng khối lượng ống gió của một khu vực hay một tầng nào đó bằng cách click vào nút Edit của Filter và lọc theo từng khu vực như hình bên dưới:
Hình 7.30: Bảng Schedule Properties
127 - Với cách làm tương tự ta có thể trích xuất khối lượng cho các hệ thống còn lại
như sau:
128 Hình 7.33: Bảng thống kê khối lượng phụ kiện ống chiller tòa nhà
129 Hình 7.35: Bảng thống kê khối lượng phụ kiện ống gió của tòa nhà
130
CHƯƠNG 8 : ỨNG DỤNG CFD ĐỂ XEM XÉT SỰ
PHÂN BỐ VẬN TỐC VÀ NHIỆT ĐỘ XUNG QUANH CON NGƯỜI TRONG VĂN PHÒNG
8.1 Giới thiệu
Ngày nay mọi người quá phụ thuộc vào điều hòa để tạo ra một môi trường trong nhà được thoải mái, nhưng nó có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe trong một thời gian dài nếu sử dụng máy điều hòa liên tục không hiệu qua do lắp đặt sai vị trí làn gió thổi trực tiếp vào người hoặc sử dụng công suất quá lớn hoặc nhỏ hơn so với yêu cầu thực tế làm cho sức khỏe của con người không được tốt dẫn đến các bệnh về khô da, viên mắt, hay bị viêm xoang do công suất lạnh quá lớn so với yêu cầu hoặc cảm giác nóng do công suất máy lạnh bé hơn so với yêu cầu, vì vậy ngày nay việc thiết kế điều hòa không phải chỉ để làm mát mà còn phải đảm bảo đến sức khỏe và sử thoải mái đến con người, nên các kỹ sư đã hướng tới các phương pháp mô phỏng môi trường ảo để đưa ra được những tính toán thiết kế được tối ưu nhất.
Cho đến những năm 1990, hầu hết các nghiên cứu về cơ học chất lỏng đã đạt được nhiều thành tựu, bằng các nghiên cứu thực nghiệm đắt tiền. Với sức mạnh xử lý ngày càng tăng của máy tính, cách tiếp cận thứ ba trong nghiên cứu cơ học chất lỏng ngày càng có sẵn: Động lực học chất lỏng tính toán (CFD) còn được gọi là công nghệ mô phỏng số đây là một lĩnh vực khoa học sử dụng các phương pháp số kết hợp với các công nghệ mô phỏng trên máy tính để giải quyết các bài toán liên quan đến các yếu tố chuyển động môi trường, đặc tính nhiệt động, đặc tính động học, đặc tính