Điều Khiển Khoá Biến Mô

Một phần của tài liệu Thi công mô hình hộp số tự động đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 51)

3. Tổng Quan

3.14. Điều Khiển Khoá Biến Mô

ECT ECU đƣợc lập trình trong bộ nhớ của nó với một sơ đồ hoạt động của ly hợp khoá biến mô ứng với từng chế độ hoạt động (bình thƣờng và tăng tốc). Dựa trên sơ đồ khoá biến mô này, ECU bật và tắt van điện từ SLU theo tín hiệu tốc độ xe và tín hiệu góc mở bƣớm ga. Phụ thuộc vào van điện từ SLU bật hay tắt, van điều khiển khoá biến mô thực hiện việc chuyển giữa các đƣờng dầu của áp suất tác dụng lên biến mô để ăn khớp hay nhả khớp ly hợp khoá biến mô.

54 Hình 3.34. Sơ đồ khối điều khiển khoá biến mô

3.14.1. Điều Kiện Khoá Biến Mô

ECT ECU sẽ bật van điện từ SLU để kích hoạt hệ thống khoá biến mô nếu ba điều kiện sau xảy ra đồng thời

1) Xe đang chạy trong số 2 hay 3 hay số truyền tăng (vị trí D)

2) Tốc độ xe bằng hay lớn hơn tốc độ tiêu chuẩn và góc mở bƣớm ga bằng hay lớn hơn một giá trị tiêu chuẩn

3) ECU không nhận đƣợc tín hiệu huỷ khoá biến mô cƣỡng bức

3.14.2. Điều Khiển Khoá Biến Mô

ECU điều khiển hệ thống khoá biến mô bằng cách làm cho nó ăn khớp tại tốc độ ở chế độ bình thƣờng thấp hơn so với chế độ tải nặng.

55 ECU cũng điều khiển thời điểm khoá để giảm va đập khi chuyển số. Nếu chuyển xuống hay lên số trong khi hệ thống khoá biến mô đang hoạt động, ECU sẽ làm mất tác dụng hệ thống khoá.

Điều này giúp làm giảm va đập khi chuyển số. Sau khi việc chuyển xuống hay lên số kết thúc, ECU sẽ kích hoạt lại hệ thống khoá.

3.14.3. Huỷ Khoá Biến Mô Cƣỡng Bức

Nếu có bất kỳ một trong các điều kiện sau xảy ra, ECU tắt van điện từ SLU để nhả khoá biến mô.

1) Công tắc đèn phanh sáng (khi phanh)

2) Tiếp điểm IDL của cảm biến vị trí bƣớm ga đóng

3) Nhiệt độ nƣớc làm mát thấp hơn một nhiệt độ nhất định (VD: 50oC – nhiệt độ này tuỳ theo kiểu xe)

4) Tốc độ xe giảm khoảng 10km/h hay hơn so với tốc độ cố định khi hệ thống điều khiển chạy tự động đang hoạt động

Mục đích của điều kiện 1) và 2) là tránh cho động cơ không bị chết nếu các bánh xe bị kẹt. Mục đích của điều kiện 2) cũng để cải thiện khả năng tải đặc biệt trong khi xuống dốc. Mục đích của điều kiện 3) là để cải thiện khả năng tải và làm cho hộp số nhanh nóng. Mục đích của điều kiện 4) là làm cho biến mô hoạt động để khuếch đại mômen.

56

3.15. Chẩn đoán

3.15.1. Làm Thế Nào Để Tiến Hành Xử Lý Sự Cố Hƣ Hỏng

Gợi ý:

- ECM đƣợc kết nối với hệ thống để giao tiếp trong hệ thống bằng mạng CAN. Vì thế để bắt đầu công việc xử lý sự cố, cần phải kiểm tra chắc chắn rằng giao tiếp trong hệ thống bằng mạng CAN vẫn hoạt động bình thƣờng.

- Máy chẩn đoán có thể đƣợc dùng ở các bƣớc 3, 4, 6 và 9.

Để xem các bƣớc chi tiết cụ thể mời bạn xem phần phụ lục AX-8

3.15.2. Kiểm Tra Trên Đƣờng

Xác nhận triệu chứng vấn đề:

Phân tích triệu chứng dựa vào lời phàn nàn của khách hàng, cố gắng tái hiện lại triệu chứng vấn đề. Nếu triệu chứng vấn đề chắc chắn là do hộp số thì xác định là hộp số không thể chuyển số lên, xuống hay là điểm chuyển số quá cao hay quá thấp. Tiến hành kiểm tra trên đƣờng để theo dõi quá trình chuyển số tự động và tái hiện triệu chứng vấn đề.

Để xem các bƣớc chi tiết cụ thể mời bạn xem phần phụ lục AX-11

3.15.3. Kiểm Tra Cơ Cấu Cơ Khí

Stall speed test

Việc kiểm tra để xác định hiệu suất tổng thể của động cơ và hộp số qua phƣơng pháp stall speed test

Để xem các bƣớc chi tiết cụ thể mời bạn xem phần phụ lục AX-14

3.15.4. Kiểm Tra Hệ Thống Thuỷ Lực

Chú ý:

57 - Kiểm tra áp suất đƣờng dầu chính phải đƣợc thực hiện bởi các cặp kỹ thuật viên. Một kỹ thuật viên phải quan sát tình trạng của bánh xe và cao su cài bánh xe bên ngoài xe, trong khi ngƣời kia thực hiện kiểm tra.

- Phần kiểm tra này phải đƣợc thực hiện sau khi kiểm tra và điều chỉnh động cơ. - Tiến hành phần kiểm tra này khi đã tắt hệ thống điều hoà.

- Không đƣợc tiếp tục thực hiện Stall test quá 5 giây.

Để xem các bƣớc chi tiết cụ thể mời bạn xem phần phụ lục AX-15

3.15.5. Hệ Thống Chẩn Đoán Và Kiểm Tra / Xoá Mã Lỗi Bằng Máy Chẩn Đoán (phụ lục AX-28)

58

Chƣơng 4. PHIẾU HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH

Bảng 4.1. Các bước vận hành mô hình

Bƣớc 1: Cung cấp nguồn 220V cho mô hình

với giắc cắm tổng. (Kiểm tra công tắc Switch ở vị trí OFF (nếu ON bật sang vị trí OFF))

Bƣớc 2: Bật công tắc Switch ở vị trí ON.

Hộp số sẽ hoạt động ở dãy N và quan sát áp suất chuẩn.

Bƣớc 3: Chỉnh độ sáng của màn hình LCD

hiện thị giá trị tốc độ trục thứ cấp hộp số và góc mở bƣớm ga bằng cách điều chỉnh biến trở ở phía sau mô hình.

Bƣớc 4: Kiểm tra núm xoay tốc độ của tốc

độ trục thứ cấp bằng cách xoay núm cùng chiều kim đồng hồ thì trên màn hình LED trị số tăng từ 0 đến 6000 vòng/phút. Khi xoay núm ngƣợc chiều kim đồng hồ thì trị số giảm từ 6000 đến 0 vòng/phút.

59

Bƣớc 5: Kiểm tra núm xoay bƣớm ga của

góc mở bƣớm ga bằng cách xoay núm cùng chiều kim đồng hồ thì trên màn hình LED trị số tăng từ 0 đến 5 Vôn. Khi xoay núm ngƣợc chiều kim đồng hồ thì trị số giảm từ 5 đến 0 Vôn.

Bƣớc 6: Di chuyển cần số đến dãy R. Quan

60 Bƣớc 7: Di chuyển cần số đến dãy D. Khi đó:  Hộp số sẽ hoạt động ở số 1 của dãy D. Quan sát áp suất chuẩn và áp suất ly hợp số tiến.

61 Bƣớc 7: Sau đó, di chuyển cần số đến dãy D. Khi đó:  Chúng ta bật công tắc van điện từ S1 ở vị trí ON và công tắc van điện từ S2 ở vị trí OFF. Khi đó, hộp số sẽ hoạt động ở số 2 của dãy D. Quan sát áp suất chuẩn và áp suất ly hợp số tiến.

62 Bƣớc 7: Sau đó, di chuyển cần số đến dãy D. Khi đó:  Chúng ta bật công tắc van điện từ S1 ở vị trí OFF và công tắc van điện từ S2 ở vị trí OFF. Khi đó, hộp số sẽ hoạt động ở số 3 của dãy D. Quan sát áp suất chuẩn, áp suất ly hợp số tiến và áp suất ly hợp số truyền tăng.

63 Bƣớc 7: Sau đó, di chuyển cần số đến dãy D. Khi đó:  Chúng ta bật công tắc van điện từ S1 ở vị trí OFF và công tắc van điện từ S2 ở vị trí ON. Khi đó, hộp số sẽ hoạt động ở số 4 của dãy D. Quan sát áp suất chuẩn và áp suất ly hợp số truyền tăng.

64 Bƣớc 8: Di chuyển cần số đến dãy 2.  Chúng ta bật công tắc van điện từ S1 ở vị trí ON và công tắc van điện từ S2 ở vị trí ON. Khi đó, hộp số sẽ hoạt động ở số 1 của dãy 2. Quan sát áp suất chuẩn và áp suất ly hợp số tiến.

65 Bƣớc 8: Di chuyển cần số đến dãy 2.  Chúng ta bật công tắc van điện từ S1 ở vị trí ON và công tắc van điện từ S2 ở vị trí OFF. Khi đó, hộp số sẽ hoạt động ở số 1 của dãy 2. Quan sát áp suất chuẩn và áp suất ly hợp số tiến.

66

Bƣớc 9: Di chuyển vị trí cần số đến dãy 1.

Chúng ta bật công tắc van điện từ S1 ở vị trí ON và công tắc van điện từ S2 ở vị trí ON. Khi đó, hộp số hoạt động ở số 1 của dãy 1. Quan sát áp suất chuẩn và áp suất ly hợp số tiến.

67 Bảng 4.2. Kết quả đo áp suất tại các ly hợp, phanh khi vận hành các dãy số

TAY

SỐ Van điện từ Áp suất

chuẩn Ly hợp số truyền tăng Ly hợp khóa biến mô Ly hợp số tiến Ly hợp số lùi R ON ON 4,5 – 5 0 0 0 6,1 N ON ON 5,5 - 6,5 0 0 0 0 D 4 OFF ON 3,7-4,3 4 0 0 0 3 OFF OFF 3,7-4,3 0 0 4 0 2 ON OFF 4,5 – 5 0 0 4 0 1 ON ON 5 - 5,5 0 0 4 0 2 2 ON OFF 4,5-5 0 0 4 0 1 ON ON 5 - 5,5 0 0 4 0 1 1 ON ON 5 – 5,5 0 0 4 0

68

Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 5.1. Kết luận

Sau thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu hộp số tự động U340E. Chúng em đã thực hiện đƣợc những công việc nhƣ sau:

 Hoàn thành tập thuyết minh với đầy đủ nội dung theo yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

 Hoàn thành việc thi công mô hình hộp số tự động U340E. Việc vận hành thử nghiệm mô hình cho thấy mô hình đã hoàn chỉnh và hoạt động tốt.

5.2. Hƣớng phát triển đề tài

Các sinh viên khóa sau có thể tiếp tục nghiên cứu thiết kế và chế tạo lắp rắp thêm vào mô hình một ECU điều khiển chuyển số tự động.

69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tài liệu đào tạo toyota hộp số tự động tập 9 giai đoạn 2

[2] Tài liệu đào tạo toyota ECT (hộp số điều khiển điện tử) tập 4 giai đoạn 3 [3] Tài liệu Chassis – U340E AUTOMATIC TRANSAXLE

70

Một phần của tài liệu Thi công mô hình hộp số tự động đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)