Phân tán rủi ro.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Đồng Tháp - PGD Sa đéc potx (Trang 55 - 57)

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

3.4.1 phân tán rủi ro.

Ngân hàng thương mại không nên tập trung vốn vào một số ít khách hàng hoặc những khách hàng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, cho dù khách hàng đó, những lĩnh vực kinh doanh đó có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng có gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đến ngân hàng thương mại.Vì vậy ngân hàng thương mại cần phải tôn trọng giới hạn an toàn do ngân hàng nhà nước quy định.

Giới hạn an toàn đều được quy định ở các nước trên thế giới.Bất kì một khoản vay nào vượt quá giới hạn quy định so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng đều có thể dẫn đến rủi ro.Giới hạn an toàn của một khách hàng vay ở các nước rất khác nhau, GVHD: Trương Thị Nhi Trang 55 SVTH: Dương Phước Mai

thường từ 10% đến 40% vốn của ngân hàng. Ở Việt Nam, căn cứ vào quyết định 457/2005/QĐ - NHNN - Điều 8 :” Dư nợ đối với khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng”. Tỉ lệ an toàn vốn được xác định bằng tỉ lệ giữa vốn tự có so với “tài sản rủi ro”, kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chình theo mức độ rủi ro. Ở Thai Lan, hạn mức cho khách hàng vay là 25%, Singapore là 30% và Philippine là 15% (có tài sản thế chấp là 30%).

Thực hiện đồng tài trợ: trường hợp một khoản vay có giá trị lớn, nếu một ngân hàng thương mại e ngại có rủi ro cao thì khi đó có thể kết hợp với một hay nhiều ngân hàng khác để cùng cho vay. Hình thức cho vay như vậy được gọi là cho vay hợp vốn hay còn gọi là đồng tài trợ.Trong hình thức đồng tài trợ thì có một ngân hàng thương mại làm đầu mối phối hợp với các bên tài trợ (NHTM) khác để thực hiên nhằm phân tán rủi ro tín dụng, nâng cao hiêu quả trong hoạt động sản xuấ của doanh nghiệp và của ngân hàng.

Đồng tài trợ để cung cấp các khoản vay lớn mà một ngân hàng khó có đủ khả năng cho vay, khó xác định mức độ rủi ro, mạo hiểm.Vì thế mà nhiều ngân hàng kết hợp với nhau cùng nhau xem xet đánh giá khách hàng, phân tích khả năng sinh lời của dự án để tiến hành cho vay. Trong hình thức này các NHTM tham gia cùng góp vốn cho vay một doanh nghiệp hay dự án.Các ngân hàng thương mại đồng tài trợ sẽ thỏa thuận rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bên tham gia. Khi có rủi ro xảy ra thì mỗi NHTM thành viên sẽ chịu trách nhiệm về phần góp vốn của mình. Chính vì vậy rủi ro cũng được chia sẻ bởi các NHTM thành viên.

Bảo hiểm tín dụng: là biện pháp quan trọng nhằm phân tán rủi ro.Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện các loại như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Ở các nước trên thế giới bảo hiểm tín dụng thường được thực hiện với các hình thức sau:

-Khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm cho nghành nghề mà họ kinh doanh. -Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

-Bảo hiểm tải sản đảm bảo tiền vay.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có bảo hiểm trực tiếp cho hoạt động tín dụng.Như vậy các NHTM có thể yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay hoặc mua bảo hiểm cho tài sản làm đảm bảo tín dụng.

Trích lập dự phòng rủi ro theo quy định: tất cả các quốc gia điều có quy định cho các ngân hàng thương mại phải trích dự phòng rủi ro để có thể dùng để bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro.Quy định về việc trích lập quỹ dự phòng theo 5 nhóm nợ trong quy định 493/2005/QĐ - NHTM như sau:

- Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 10%

3.4.2 Xem xét kỹ lưỡng tài sản đảm bảo:

Ngân Hàng cần lựa chọn hình thức đảm bảo phù hợp với yêu cầu của một khoản vay đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm khách hàng vay vốn.

 Đối với đảm bảo bằng tài sản, Ngân Hàng phải xác định chính xác được quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lưu thông và sự tồn tại thực tế của tài sản đó đối với người vay tiền. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo phải lớn hơn thời hạn vay tiền.

 Đối với đảm bảo bằng bảo lãnh: Ngân Hàng cần đánh giá chính xác năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và trách nhiệm của người bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Đồng Tháp - PGD Sa đéc potx (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w