BẢNG 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Đồng Tháp - PGD Sa đéc potx (Trang 27 - 30)

5. tiền gửi tiết kiệm

BẢNG 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị tính: triệu đồng. CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % I.Doanh nghiệp nhà nước 2.995 0,94 6.431 0,81 500 0,06 3.436 114,72 -5.931 -92,23 II.Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 315.540 99,26 787.334 99,19 881.721 99,94 471.794 149,52 94.387 11,99 1.Công ty cổ phân 220.664 69,27 422.624 53,24 301.733 34,20 201.960 91,52 120.891 -28,60

2.Công ty TNHH 48.885 15,35 304.070 38,31 484.424 54,91 255.185 522,01 180.354 59,31

3.Doanh nghiệp tư

nhân 8.938 2,81 18.410 2,32 14.310 1,62 9.472 105,97 -4.100 -22.27 4.Kinh tế cá thể 37.053 11,63 42.230 5,32 81.254 9,21 5.177 13,97 39.024 92,41

Tổng 318.535 100 793.756 100 882.221 100 475.230 149,19 88.456 11,14

(Nguồn :Tổ quan hệ khách hàng PGD Sa Đéc)

Nhìn chung tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tăng liên tục qua ba năm,cụ thể như sau:Năm 2007 doanh số cho vay đạt 318.535 triệu đồng. Năm 2008 doanh số là 793.765 triệu đồng, tăng thêm 139,19%, với số tiền tăng là 475.230 triệu đồng, hết năm 2009 lại tăng thêm 88.456 triệu đồng tổng doanh số cho vay đạt 882.221 triệu đồng tương đối tăng 11,4% .

Trong thời gian qua, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng thấp, năm 2009 chỉ có 500 triệu đồng chiếm 0,06% trong cơ cấu, do trên địa bàn có rất ít doanh nghiệp thuôc thành phần kinh tế này, thay vào đó là việc tăng doanh số cho đối với các thành phần kinh tế khác.

Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cao qua các năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay hơn 99%. Năm 2007 chỉ đạt 318.540 triệu đồng thì năm 2008 đạt 787.344 triệu đồng, đến năm 2009 tăng đến 881.721 triệu đồng. Điều này cho thấy xu hướng phát triển của ngân hàng trong những năm gần đây mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Doanh số cho vay của công ty cổ phần chiếm tỷ trọng bình quân hơn 50% doanh số cho vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này là do TXSĐ có khu công nghiệp đi vào hoạt động, các tổ chức cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản xuất khẩu chẳng hạn như công ty CP QVD, Công ty CP Việt Thắng,công ty CP Cadovimex,…Với hạn mưc tín dụng cao, dư nợ lớn, doanh số cho vay loại hình công ty cổ phần tại ngân hàng không ngừng tăng cao.

Cụ thể là năm 2008 tăng so với năm 2007 là 201.960 triệu đồng, số tương đối tăng 91,52%; năm 2009 giảm nhẹ so với năm 2008 là 120.891 triệu đồng, số tương đối giảm 28,6%, nguyên nhân là do năm 2009 nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế địa phương nói riêng dần hồi phục sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, các công ty này không dám mở rộng kinh doanh với quy mô lớn do lượng khách hàng mà công ty thiết lập lại quan hệ sau khủng hoảng chưa ổn định nên doanh số cho vay đối với thành phần này có sự sụt giảm, và đây là những khách hàng có quan hệ lâu năm với PGD. Qua đây cho thấy tình hình cho vay đối với các công ty cổ phần rất khả quan. Các công ty cổ phần ngày càng tín nhiệm vay vốn ở ngân hàng.

Các thành phần kinh tế như công ty TNHH, kinh tế cá thể đều tăng qua các năm. Năm 2008 doanh số cho vay của công ty TNHH tăng thêm 255.185 triệu đồng so với năm 2007. Tương đối tăng 522,01%. Năm 2009 lại tăng thêm 180.354 triệu đồng so với năm 2008, đạt 484.424 triệu đồng, tương đối tăng 59,31%. Điều này cho thấy có nhiều công ty TNHH được thành lập kinh doanh có hiệu quả hơn, giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều nên số lượng khách hàng ngoài quốc doanh ngày càng tăng.

Đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân, kinh tế cá thể số lượng cho vay không cố định mà có năm tăng, năm giảm. Cụ thể là doanh số cho vay đối với DNTN có xu hướng giảm, năm 2008 tăng 9.472 triệu đồng so với năm 2007, số tương đối tăng 105,97%; năm 2009 con số này giảm 22,27% so với năm 2008, tương đương số tiền giảm 4.100 triệu đồng. Đối với thành phần kinh tế cá thể năm 2008 doanh số cho vay tăng thêm 5.177 triệu đồng so với năm 2007, tương đối tăng 13,97%, năm 2009 doanh số này tăng lên thêm 92,41% so với năm 2008, tuyệt đối tăng 39.024 triệu đồng. Tất cả những điều này là do trong những năm qua các thành phần kinh tế này chưa thật sự phát triển nhiều, nhu cầu vay vốn của các thành phần này để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh chưa cao. Mặt khác cũng cho thấy những năm qua, các thành phần kinh tế này đã và đang làm ăn có hiệu quả hơn, họ tự điều chỉnh mức vốn kinh doanh của mình cho phù hợp, giảm bớt tình hình nợ ngân hàng.

Nhìn chung tổng doanh số cho vay của PGD tăng đều qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân Hàng trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, công tác quan hệ với khách hàng, cải thiện bớt các thủ tục xin vay vốn cũng GVHD: Trương Thị Nhi Trang 29 SVTH: Dương Phước Mai

như tác phong phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của Ngân Hàng đã tăng lên liên tục.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Đồng Tháp - PGD Sa đéc potx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w