Có 2 cách dựng mô hình hệ thống: Dựng trên bản vẽ Cad có sẳn ở giai đoạn thiết kế cơ sở hoặc nếu không có bản Cad thì làm việc trực tiếp trên file Revit kiến trúc kết cấu của công trình.
Chúng em sử dụng cách 2 để dựng mô hình hệ thống HVAC tầng 2 công trình TTGDQP TĐT.
Các bước dựng hình: - Mở phần mềm Revit
- Link file kiến trúc, kết cấu, link cad nếu có - Dựng mô hình
- Kiểm tra các xung đột trong cùng hệ và với các hệ khác.
8.3.1. Mở phần mềm Revit
Chọn template DefautMetric cho dự án.
Hình 8.2: Vị trí các thanh công cụ trên Revit
• Quick Access Toolbar: Chứa bộ công cụ mặc định như Open, Save, Measure, …
Hình 8.3: Thanh công cụ Quick Access Toolbar
• Menu Access Bar - Thanh quản lí các menu: Đây là nơi chứa tất cả những gì mà người dùng sẽ tương tác với revit. Nó được chia thành các nhóm dễ dàng cho việc truy cập.
• Ribbon: là thanh công cụ chứa chuỗi các tab và công cụ để thực hiện dự án.
Hình 8.4: Thanh công cụ Ribbon
- Architecture: Chứa tất cả những công cụ dùng để dựng kiến trúc như tường, cửa, sàn, ...
- Structure: Chứa tất cả những công cụ dùng để dựng kết cấu xây dựng. - System: Chứa tất cả những công cụ dùng để dựng phần MEP.
- Insert: Chứa tất cả những công cụ dùng để link những file bên ngoài vào Revit. - Annotate: Chứa tất cả những công cụ dùng để tạo hồ sơ bản vẽ (text, dim, tag, ...) - Analyze: Chứa tất cả những công cụ dùng để phân tích các thông số của mô hình, phân tích năng lượng, tạo các bảng schedule, ...
- Masing and site: Chứa tất cả những công cụ dùng để thể hiện các khối phức tạp, cảnh quan kiến trúc, MEP không sử dụng.
- Collaborate: Chứa tất cả những công cụ dùng để phối hợp làm việc giữa các thành viên trong dự án.
- View: Chứa tất cả những công cụ dùng để tạo ra các mặt bằng, mặt cắt, 3D, chú thích, kí hiệu, ...
- Manage: Chứa tất cả những công cụ dùng để quản lí các thiết lập của hệ thống, các biến của đối tượng trong Revit.
- Add-in: Chứa các Add - in mà bạn thêm vào.
- Modify: Chứa tất cả những công cụ dùng để hiệu chỉnh các đối tượng trong Revit. • Thanh Properties:
Chọn và thay đổi các thuộc tính của hồ sơ.
Hình 8.5: Thanh Properties hồ sơ Hình 8.6: Thanh Properties khi chọn đối tượng
• Project Browser - Sơ đồ tổ chức của Revit: Nơi quản lí các thông tin của dự án.
- Views: Tất cả các mặt bằng sàn, mặt bằng trần, mặt cắt, 3D.
- Legends: Chứa chú thích, các chú thích về symbol để chèn cho các sheet bản vẽ. - Schedules/Quantities: Chứa các bảng thống kê khối lượng.
- Sheets: Chứa các bộ hồ sơ bản vẽ, khung tên. - Families: Chứa tất cả các Family có trong dự án. - Groups: Chứa các khối trong Revit.
- Revit Link: Chứa các file Revit đã link vào dự án.
8.3.2. Link file kiến trúc kết cấu vào dự án
Trong dự án, mỗi hệ sẽ làm công việc riêng của mình. Hệ kiến trúc sẽ dựng lên mô hình kiến trúc, kết cấu của dự án. Hệ ME chỉ vẽ các hệ thống điều hòa không khí, lưới điện trên mô hình có sẳn đó. Vì dự án Trung tâm GDQP Quận 7 chỉ sử dụng Cad cho công việc xây dựng nên không có sẳn file Revit kiến trúc, chúng em sẽ dựng mô phỏng lại kiến trúc tầng 2 của Trung tâm GDQP Quận 7.
Hình 8.9: Mặt Bằng tầng 2 TTGDQP Quận 7 nhìn từ trên cao
8.4. Dựng lại mô hình
Dựng hệ thống điều hòa tầng 2:
- Xác định kích thước và hình dáng của các loại ống vẽ trong hệ thống. - Xác định hệ thống ống gió, ống nước sẽ vẽ.
- Xác định cao độ của tuyến ống.
- Lựa chọn và thiết lập các Family phù hợp để vẽ.
- Trong quá trình vẽ kiểm tra các kết nối vật lí giữa các thiết bị. - Thường xuyên theo dõi tránh va chạm giữa các tuyến ống chính.
Hình 8.10: Kích thước, cao độ ống gió
Hình 8.12: Mô hình 3D hệ thống điều hòa không khí tầng 2 nhìn từ trên cao
8.5. Kiểm tra xung đột bằng naviswork
8.5.1. Lí do sử dụng Naviswork
Trong quá trình dựng hình, luôn xảy ra xung đột trong cùng một hệ thống và các hệ thống với nhau. Trong revit có chức năng kiểm tra xử lí xung đột nhưng vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
- Những va chạm nhỏ chấp nhận nhưng công cụ vẫn báo lỗi gây khó kiểm soát đặc biệt đối với những mô hình lớn có hàng trăm va chạm
- Khi đã chấp nhận những va chạm nhỏ này nhưng lần sau mở công cụ kiểm tra va chạm của Revit lên kiểm tra lại vẫn ra những lỗi đó
- Export khi xuất ra khá đơn giản, không có các trạng thái của va chạm (các hình ảnh, đã sữa hay chưa, có chấp nhận, ...)
8.5.2. Sử dụng Naviswork để kiểm tra va chạm
Hình 8.13: Xuất file Revit sang định dạng NWC
• Bước 2: Sau khi mở phần mềm Naviswork lên, chọn append để thêm file cần kiểm tra va chạm.
Hình 8.14: Mô hình TTGDQP ở Naviswork
• Bước 3: Chọn Clash Detective trên thanh công cụ để bắt đầu kiểm tra va chạm. Chọn add text cho lần kiểm tra đầu tiên, chỉnh thêm các option cần thiết rồi chọn run text, sẽ xuất hiện 1 bảng thông báo các va chạm có kèm theo hình ảnh và id của items va chạm.
Như trên hình model TTGDQP sau khi chạy kiểm tra có tất cả 16 va chạm.
Hình 8.15: Bảng thống kê va chạm và hỉnh ảnh kèm theo
• Bước 4: Bấm chọn Report, chọn Write report để xuất ra 1 file báo cáo là 1 bảng bao gồm các va chạm có kèm theo hình ảnh và id.
• Bước 5: Mở Revit lên nhập id vào tìm những điểm va chạm và tiến hành sửa chúng.
CHƯƠNG 9: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9.1. Kết luận
Qua các phần đã tính toán ở trên, chúng em đã thực hiện tính kiểm tra lại hệ thống điều hòa không khí – thông gió tại trung tâm giáo dục quốc phòng trường đại học Tôn Đức Thắng như: tính kiểm tra về tải lạnh, tính chọn máy và thiết bị điều hòa không khí, tính kiểm tra về hệ thống thông gió, chọn quạt, … giúp đáp ứng nhu cầu về điều hòa không khí và nhu cầu thông gió của tại trung tâm.
Từ kết quả tính kiểm tra lại hệ thống điều hòa không khí - thông gió ở trên, nhóm chúng em đã nhận thấy rằng giữa kết quả tính toán so với thiết kế chênh lệch tương đối nhỏ, sự chênh lệch này có thể một phần là do trong quá trình đo diện tích các khu vực có thể có sai biệt và trong thực tế tính toán người thiết kế có nhân hệ số để tải phù hợp với việc chọn thiết bị cho công trình. Và qua đó, chúng em nhận thấy người thiết kế chọn hệ thống điều hòa không khí VRV của Daikin cho trung tâm giáo dục quốc phòng là rất phù hợp vì nó đảm bảo được yêu cầu về công suất lạnh, yêu cầu về thông gió cũng như tính thẩm mỹ và một số yêu cầu khác phù hợp với tính năng sử dụng của trung tâm.
Bên cạnh đó, nhóm chúng em đã sử dụng phần mềm Revit để dụng mô hình 3D hệ thống điều hòa không khí tầng 2 của trung tâm giáo dục quốc phòng đại học Tôn Đức Thắng. Kết quả cho thấy, việc áp dụng phần mềm Revit có các ưu điểm sau:
- Thời gian triển khai cực kì nhanh chóng, quản lý các hệ thống thông minh, chỉnh sửa đồng bộ, bóc tách khối lượng nhanh chóng, góp phần rút ngắn thời gian.
- Hệ thống kí hiệu quản lí chặt chẽ và thống nhất, hồ sơ vẽ bằng Revit dễ dàng xuất thống kê, khối lượng dự toán, …
- Góp phần đem lại lợi ích thiết thực cho các bên cũng như nhà đầu tư khi có thể thấy trước dự án, kiểm soát chất lượng thiết kế - thi công, kiểm soát khối lượng.
Sau khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp, đã giúp chúng em trang bị thêm nhiều kiến thức cũng như có cái nhìn thực tế hơn về công việc tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí – thông gió. Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp cũng như thời gian có hạn nên trong việc tính toán kiểm tra còn nhiều hạn chế, thiếu sót.
9.2. Kiến nghị
Qua việc tính kiểm tra hệ thống điều hòa không khí - thông gió của trung tâm giáo dục quốc phòng đại học Tôn Đức Thắng, chúng em nhận thấy rằng đây là một công việc rất cần thiết đối và thực sự rất bổ ích cho các kỹ sư nhiệt, đặc biệt là bên mảng điều hòa không khí – thông gió. Vì vậy, chúng em mong Ban chủ nhiệm Khoa Cơ Khí Động Lực và các thầy (cô) nên bổ sung thêm những tiết học về tính kiểm tra hệ thống điều hòa không khí – thông gió nhằm cung cấp đầy đủ hơn về kiến thức trong lĩnh vực điều hòa không khí cho sinh viên. Đồng thời, nên bổ sung các khóa học về thiết kế, tính toán hệ thống điều hòa không khí như sử dụng phần mềm tính tải lạnh, phầm mềm thiết kế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đức Lợi, Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hoà không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2007.
[2]. Nguyễn Đức Lợi, Bài tập tính toán kỹ thuât lạnh, NXB Bách khoa – Hà Nội,
2013.
[3]. TS Hoàng An Quốc, TS Lê Xuân Hoà, Giáo trình Kỹ thuật điều hoà không khí, NXB Đại học Quốc gia TP HCM.
[4]. Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 5687-1992. [5]. Tiêu chuẩn ASHRAE 2009.
[6]. Tiêu chuẩn CP13 và CP553 Singapore.
[7]. https://www.tdtu.edu.vn/gioi-thieu/lich-su-hinh-thanh-va-muc-tieu. [8]. https://voer.edu.vn/m/thanh-lap-va-tinh-toan-so-do-dieu-hoa-khong-khi/53a21 0eb. [9]. https://elecmax.vn/dieu-hoa-vrv-iii-daikin/. [10]. https://www.daikin.com.vn/san-pham/dieu-hoa-thuong-mai/vrv/dan-lanh-cas sette-am-tran-da-huong-thoi-co-cam-bien. [11]. https://www.ecomfort.com/Daikin-KHRP26A22T/p26041.html. [12]. https://bim.daikincity.com/item/vrv-accessories/refnet-joint-khrp-series/khrp 26a33t_gas. [13]. https://www.daikin.com.vn/medias/files/catalogue/vrv-iv-mot-chieu-lanh-va- hai-chieu-lanhsuoi-201708101519506576.pdf. [14]. http://codientst.com/tong-quan-ve-he-thong-dieu-hoa-khong-khi-cuc-bo-37.h tml. [15]. http://megroup.vn/he-thong-dieu-hoa-trung-tam-la-gi.html.