Tạo áp cầu thang

Một phần của tài liệu Tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí trung tâm giáo dục quốc phòng trường đại học tôn đức thắng TP HCM đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 84)

7.4.1. Mục đích tạo áp cầu thang

- Nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người: nhằm ngăn khói và khí độc sinh ra từ đám cháy tránh xa lối thoát hiểm cho con người, tạo ra không gian trú ngụ và thoát hiểm an toàn khi có sự cố cháy nổ.

- Chống cháy lan: Để cho những thao tác chống lửa hiệu quả thì trục thang máy, cầu thang bộ cần phải duy trì sự chênh áp để ngăn chặn sự xâm nhập của khói từ các khu vực cháy lan rộng ra.

- Bảo vệ tài sản, thiết bị: Nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của khói vào những khu vực có các thiết bị có giá trị, những thiết bị xử lý dữ liệu, những thiết bị khác đặc biệt nhạy cảm với khói để hạn chế thiệt hại.

7.4.2. Yêu cầu kỹ thuật

- Tạo áp: Khi các cửa vào cầu thang được đóng thì lưu lượng gió cấp vào phải đủ để duy trì sự chênh áp so với khu vực bên ngoài theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn phù hợp về phòng cháy chữa cháy.

- Vận tốc gió khi mở cửa: Vận tốc cửa sẽ phụ thuộc vào từng tiêu chuẩn cụ thể. - Lực mở cửa: Cần chọn lựa loại cửa phù hợp và phải đảm bảo lực mở cửa không quá lớn để mọi người bao gồm cả những người lớn tuổi, trẻ con đều có thể mở được (thường chọn không quá 110N), và phải lưu ý là cửa này không được khóa, có khả năng chống cháy trong khoảng 1 – 2 giờ, đồng thời cửa tự động đóng lại.

- Vận hành: Hệ thống điều áp sẽ được điều khiển trực tiếp từ tủ báo cháy tự động, bất kể khi nào có tín hiệu cháy từ trung tâm báo cháy.

- Nguồn điện cấp cho quạt: Đó phải là nguồn điện ưu tiên, tất cả các cáp nguồn và điều khiển phải sử dụng cáp có khả năng chống cháy. Có nút nhấn khẩn cấp để khởi động hệ thống điều áp được lắp đặt không quá 1 m tính từ cửa ra vào lồng cầu thang. Hệ thống không bao giờ được ngừng trừ khi ngắt bằng tay.

7.4.3. Thông số công trình

Số tầng công trình: 7 tầng

Theo tiêu chuẩn TCVN 5687 - 2010, tiêu chuẩn CP 13 của Singapore, ta chọn: + Chênh lệch áp lồng cầu thang với bên ngoài là 50 Pa.

+ Vận tốc khi mở cửa 1 m/s.

+ Số cửa mở là 3 (1 phòng cháy, 1 cửa phòng kề cháy, và cửa phòng exit).

7.4.4. Tính toán tạo áp lồng cầu thang

Xác định lưu lượng không khí cần thổi vào lồng cầu thang để tạo chênh áp ngăn khói vào buồng thang là:

Q = Q1 + Q2 [m3/h] Trong đó:

Q2: lưu lượng không khí thoát ra ngoài do rò rỉ qua khe cửa, m3/h; Tổng số cửa vào buồng thang là 7, chiều rộng 1 m, chiều cao 2,2 m. + Diện tích Scửa = 2,2 m2

+ Số cửa mở tính toán khi có sự cố là: 3 cửa;

+ Vận tốc không khí thoát ra cửa là: v = 1 m/s, (nhằm ngăn khói xâm nhập vào buồng cầu thang).

Lưu lượng gió thoát ra ngoài do đóng mở cửa là:

𝑄1 = 3. 𝑆𝑐ử𝑎. 𝑣 = 3. 2,2. 1 = 6,6 𝑚3/𝑠

Lưu lượng gió thoát ra ngoài do rò rỉ không khí qua cửa:

Theo HOBSON and STEWART lưu lượng yêu cầu được xác định:

𝑄2 = 0,83. 𝐴𝐸. 𝑃1⁄2 ; 𝑚3/𝑠

Trong đó:

Q2 – lưu lượng yêu cầu (m3/s)

AE – diện tích khe hở trong không gian tạo áp (m2) P – độ chênh lệch áp suất

n – hệ số khe hở, lấy n = 2

𝑄2 = 0,83. 𝐴𝐸. 𝑃1⁄2 = 0,83. 4. 0,01. 501⁄2 = 0,235 𝑚3/𝑠

Vậy lưu lượng không khí cần thổi vào lồng cầu thang là:

𝑄 = 𝑄1+ 𝑄2 = 6,6 + 0,235 = 6,84 𝑚3/𝑠 = 24624 𝑚3/ℎ

Thông qua thông số lưu lượng ban đầu là 24624 m3/h và đường ống gió sẽ phải nằm gọn trong hộp gen. Ta có diện tích hộp gen đường ống gió là 1200x450 mm, tra bảng 7.3 [TL1 – Tr.370], ta được đường kính tương đương dtđ = 780 mm

Tính lại tốc độ gió ta được: 𝑣 = 6,84

1,2.0,45 = 12,67 m/s

Lưu lượng gió cấp cho 7 miệng gió. Từ đó ta xác định được lưu lượng từng miệng gió là: 𝑄1 =24624

Tra catalogue của hãng LG về miệng gió cấp ta chọn miệng gió có các thông số sau:

Hình7.3: Catalogue miệng gió của hãng LG

Bảng 7.13: Thông số miệng gió tạo áp cầu thang

Diện tích m2 Kích thước mm Vận tốc m/s Tổn thất áp suất (Pa) Lưu lượng m3/h 0,36 600x600 3 5 3888

Bảng 7.14: Kích thước đường ống tạo áp cầu thang Đoạn ống Lưu lượng gió (m3/s) % lưu lượng % tiết diện Kích thước ống chọn (mm) Tiết diện ống chọn (m2) Tốc độ gió (m/s) A 6,84 100 100 1200x450 0,54 12,67 B 5,86 85,67 89,17 1100x450 0,49 11,8 C 4,87 71,19 77,19 1000x450 0,45 10,8 D 3,91 57,16 65,08 900x450 0,41 9,65 E 2,93 42,84 50,84 800x400 0,32 9,16 F 1,95 28,51 36,01 600x400 0,24 8,13 G 0,977 14,28 20,78 500x300 0,15 6,51 7.4.5. Tính tổn thất áp suất chọn quạt 7.4.5.1. Tổn thất ma sát

Lưu lượng: Q = 6,84 m3/s, đường kính tương đương đoạn ống A – G có dtđ = 780mm. Tra đồ thị hình 7.24 [TL1 – Tr.373], ta được tổn thất trên 1m đường ống là 2Pa/m Tổn thất ma sát dọc đường ống dẫn khí

∆𝑝𝑚𝑠 = ∆𝑝1. 𝑙

Trong đó:

l – chiều dài ống gió

∆p1 – trở kháng ma sát trên 1 mét ống

∆𝑝𝑚𝑠 = 28,18. 2 = 56,36 𝑃𝑎

7.4.5.2. Tổn thất cục bộ

- Tổn thất cục bộ qua cút:

Đối với tổn thất cục bộ qua các điểm nút ta xem như pcb = pms. Khi đó công thức tính tổn thất cục bộ được tính bằng:

pcb = ltđ. pi

Với: ltđ là chiều dài tương đương, được xác định qua bảng 7.4 và 7.5 [TL1 – Tr.375]. ltđ = a. d

Trong đó: a là tỷ số giữa ltđ và kích thước d của cút (xác định qua bảng 7.4 và 7.5 [TL1 – Tr.375]).

Trong hệ thống tạo áp cầu thang có 2 cút hình chữ nhật, không cánh hướng dòng, R = 1,5d trong đường ống gió từ A đến G.

Vậy tổn thất cục bộ tại các cút trong hệ thống: ∆pcb1 = 7,02 + 4,38 = 11,4 Pa

- Tổn thất cục bộ của tê, chẽ nhánh, thu, mở:

Trở kháng cục bộ của các phụ kiện như tê, thu, mở, … được tính gần đúng theo biểu thức [TL1 – Tr.380]: ∆pcb2 = n. pd(2) Trong đó: + n: hệ số cột áp động xác định theo bảng 7.7 và 7.10. + pd: cột áp động tra theo bảng 7.6 [TL1 – Tr.378]. Bảng 7.15: Tổn thất cục bộ qua các vị trí Mô tả Hình dạng Vị trí xảy ra tổn thất Tổn thất áp Thu lại A – B 64 B – C 63 C – D 64 D – E 53 E – F 56 F - G 61

Vậy tổng tổn thất cục bộ qua các phụ kiện là: ∆pcb2 = 361 Pa

- Tổn thất cục bộ tại các miệng gió

Theo catalogue miệng gió cấp ta đã chọn thì miệng có tổng tổn thất áp là: 5 Pa ∆pcb3 = 5 Pa

Tổng tổn thất cục bộ:

∆p =∆pms + ∆pcb1 + ∆pcb2 + ∆pcb3 = 56,36 + 11,4 + 361 + 5 = 433,76 Pa < 450 Pa 7.4.5.3. Chọn quạt tạo áp cầu thang

Qua 2 thông số cơ bản là lưu lượng Q = 6,84 m3/s = 24624 m3/h, cột áp tĩnh ∆p = 433,76 Pa.

Bảng 7.16: Thông số kĩ thuật của quạt tạo áp cầu thang

Khu vực Model Lưu lượng m3/h Công suất kW Tốc độ v/p Điện áp V Áp suất Pa Tạo áp cầu thang bộ APB1254GA6 25000 5,5 1440 380 450 7.5. Kết luận

Qua quá trình tính toán kiểm tra lại hệ thống quạt hút khí thải trong nhà vệ sinh, quạt cấp gió tươi cho các tầng, quạt tạo áp cầu thang bộ, quạt hút khói hành lang, … nhận thấy kết quả tính toán so với thiết kế không chênh lệch lớn. Từ đó chúng em rút ra kết luận là hệ thống các quạt ở trung tâm giáo dục quốc phòng đã chọn là hợp lí, phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam.

CHƯƠNG 8: ỨNG DỤNG REVIT DỰNG LẠI MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TẦNG 2 TRUNG TÂM GIÁO

DỤC QUỐC PHÒNG QUẬN 7

8.1. Khái niệm về BIM - Revit

BIM được hiểu như một quy trình khép kín hơn là một phần mềm. BIM được dùng để tạo dựng và quản lí thông tin của tất cả đối tượng, xuyên suốt vòng đời của một dự án (từ thiết kế- xây dựng - vận hành và cải tạo hoặc phá bỏ).

Revit là phần mềm được nghiên cứu và phát triển bởi hãng Autodesk - một phần mềm mạnh mẽ hỗ trợ cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng.

Revit tạo ra một môi trường thiết kế, thể hiên bản vẽ cả 2D và 3D. Từ đó các kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu, kỹ sư MEP có thể phối hợp với nhau một cách chính xác, giúp các bên liên quan có thể thấy trước dự án của mình được xây dựng như thế nào.

Mang lại lợi ích thiết thực cho chủ đầu tư có thể thấy trước dự án, kiểm soát chất lượng thiết kế - thi công, kiểm soát khối lượng.

8.2. Lí do sử dụng Revit

Nâng cao tính đồng bộ và chính xác của hồ sơ: Mức độ tương tác giữa các hình chiếu của mô hình là tuyệt đối. Đặc biệt khi có sự điều chỉnh ý tưởng thiết kế và sự phối hợp giữa các bộ môn.

Hệ thống kí hiệu được quản lí chặt chẽ và thống nhất: Việc quản lí hệ thống ký hiệu đơn giản mà không phải mất nhiều thời gian. Hồ sơ vẽ bằng Revit dễ dàng xuất thống kê, khối lượng dự toán, …

Rút ngắn thời gian: Thời gian triển khai cực kì nhanh chóng nếu bạn đã đủ dữ liệu chuyên ngành và các thư viện cần thiết. Chỉnh sửa đồng bộ, nhanh chóng.

Phối hợp dễ dàng giữa các bộ môn Architecture, Structure, MEP với nhau.

8.3. Dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí tầng 2 TTGDQP TĐT

Có 2 cách dựng mô hình hệ thống: Dựng trên bản vẽ Cad có sẳn ở giai đoạn thiết kế cơ sở hoặc nếu không có bản Cad thì làm việc trực tiếp trên file Revit kiến trúc kết cấu của công trình.

Chúng em sử dụng cách 2 để dựng mô hình hệ thống HVAC tầng 2 công trình TTGDQP TĐT.

Các bước dựng hình: - Mở phần mềm Revit

- Link file kiến trúc, kết cấu, link cad nếu có - Dựng mô hình

- Kiểm tra các xung đột trong cùng hệ và với các hệ khác.

8.3.1. Mở phần mềm Revit

Chọn template DefautMetric cho dự án.

Hình 8.2: Vị trí các thanh công cụ trên Revit

• Quick Access Toolbar: Chứa bộ công cụ mặc định như Open, Save, Measure, …

Hình 8.3: Thanh công cụ Quick Access Toolbar

• Menu Access Bar - Thanh quản lí các menu: Đây là nơi chứa tất cả những gì mà người dùng sẽ tương tác với revit. Nó được chia thành các nhóm dễ dàng cho việc truy cập.

• Ribbon: là thanh công cụ chứa chuỗi các tab và công cụ để thực hiện dự án.

Hình 8.4: Thanh công cụ Ribbon

- Architecture: Chứa tất cả những công cụ dùng để dựng kiến trúc như tường, cửa, sàn, ...

- Structure: Chứa tất cả những công cụ dùng để dựng kết cấu xây dựng. - System: Chứa tất cả những công cụ dùng để dựng phần MEP.

- Insert: Chứa tất cả những công cụ dùng để link những file bên ngoài vào Revit. - Annotate: Chứa tất cả những công cụ dùng để tạo hồ sơ bản vẽ (text, dim, tag, ...) - Analyze: Chứa tất cả những công cụ dùng để phân tích các thông số của mô hình, phân tích năng lượng, tạo các bảng schedule, ...

- Masing and site: Chứa tất cả những công cụ dùng để thể hiện các khối phức tạp, cảnh quan kiến trúc, MEP không sử dụng.

- Collaborate: Chứa tất cả những công cụ dùng để phối hợp làm việc giữa các thành viên trong dự án.

- View: Chứa tất cả những công cụ dùng để tạo ra các mặt bằng, mặt cắt, 3D, chú thích, kí hiệu, ...

- Manage: Chứa tất cả những công cụ dùng để quản lí các thiết lập của hệ thống, các biến của đối tượng trong Revit.

- Add-in: Chứa các Add - in mà bạn thêm vào.

- Modify: Chứa tất cả những công cụ dùng để hiệu chỉnh các đối tượng trong Revit. • Thanh Properties:

Chọn và thay đổi các thuộc tính của hồ sơ.

Hình 8.5: Thanh Properties hồ sơ Hình 8.6: Thanh Properties khi chọn đối tượng

• Project Browser - Sơ đồ tổ chức của Revit: Nơi quản lí các thông tin của dự án.

- Views: Tất cả các mặt bằng sàn, mặt bằng trần, mặt cắt, 3D.

- Legends: Chứa chú thích, các chú thích về symbol để chèn cho các sheet bản vẽ. - Schedules/Quantities: Chứa các bảng thống kê khối lượng.

- Sheets: Chứa các bộ hồ sơ bản vẽ, khung tên. - Families: Chứa tất cả các Family có trong dự án. - Groups: Chứa các khối trong Revit.

- Revit Link: Chứa các file Revit đã link vào dự án.

8.3.2. Link file kiến trúc kết cấu vào dự án

Trong dự án, mỗi hệ sẽ làm công việc riêng của mình. Hệ kiến trúc sẽ dựng lên mô hình kiến trúc, kết cấu của dự án. Hệ ME chỉ vẽ các hệ thống điều hòa không khí, lưới điện trên mô hình có sẳn đó. Vì dự án Trung tâm GDQP Quận 7 chỉ sử dụng Cad cho công việc xây dựng nên không có sẳn file Revit kiến trúc, chúng em sẽ dựng mô phỏng lại kiến trúc tầng 2 của Trung tâm GDQP Quận 7.

Hình 8.9: Mặt Bằng tầng 2 TTGDQP Quận 7 nhìn từ trên cao

8.4. Dựng lại mô hình

Dựng hệ thống điều hòa tầng 2:

- Xác định kích thước và hình dáng của các loại ống vẽ trong hệ thống. - Xác định hệ thống ống gió, ống nước sẽ vẽ.

- Xác định cao độ của tuyến ống.

- Lựa chọn và thiết lập các Family phù hợp để vẽ.

- Trong quá trình vẽ kiểm tra các kết nối vật lí giữa các thiết bị. - Thường xuyên theo dõi tránh va chạm giữa các tuyến ống chính.

Hình 8.10: Kích thước, cao độ ống gió

Hình 8.12: Mô hình 3D hệ thống điều hòa không khí tầng 2 nhìn từ trên cao

8.5. Kiểm tra xung đột bằng naviswork

8.5.1. Lí do sử dụng Naviswork

Trong quá trình dựng hình, luôn xảy ra xung đột trong cùng một hệ thống và các hệ thống với nhau. Trong revit có chức năng kiểm tra xử lí xung đột nhưng vẫn còn nhiều điểm hạn chế.

- Những va chạm nhỏ chấp nhận nhưng công cụ vẫn báo lỗi gây khó kiểm soát đặc biệt đối với những mô hình lớn có hàng trăm va chạm

- Khi đã chấp nhận những va chạm nhỏ này nhưng lần sau mở công cụ kiểm tra va chạm của Revit lên kiểm tra lại vẫn ra những lỗi đó

- Export khi xuất ra khá đơn giản, không có các trạng thái của va chạm (các hình ảnh, đã sữa hay chưa, có chấp nhận, ...)

8.5.2. Sử dụng Naviswork để kiểm tra va chạm

Hình 8.13: Xuất file Revit sang định dạng NWC

• Bước 2: Sau khi mở phần mềm Naviswork lên, chọn append để thêm file cần kiểm tra va chạm.

Hình 8.14: Mô hình TTGDQP ở Naviswork

• Bước 3: Chọn Clash Detective trên thanh công cụ để bắt đầu kiểm tra va chạm. Chọn add text cho lần kiểm tra đầu tiên, chỉnh thêm các option cần thiết rồi chọn run text, sẽ xuất hiện 1 bảng thông báo các va chạm có kèm theo hình ảnh và id của items va chạm.

Như trên hình model TTGDQP sau khi chạy kiểm tra có tất cả 16 va chạm.

Hình 8.15: Bảng thống kê va chạm và hỉnh ảnh kèm theo

• Bước 4: Bấm chọn Report, chọn Write report để xuất ra 1 file báo cáo là 1 bảng bao

Một phần của tài liệu Tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí trung tâm giáo dục quốc phòng trường đại học tôn đức thắng TP HCM đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)