Cơ sở lý thuyết về thiết kế mạch điện, điều khiển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, chế tạo mô hình hệ thống túi khí đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 41 - 48)

Để có thể chế tạo một mô hình túi khí có thể sử dụng lại nhiều lần thì việc thay thế hệ thống thổi khí sử dụng các chất hóa học nguyên bản trên các hệ thống túi khí được trang bị trên các xe ô tô hiện nay bằng hệ thống thổi khí sử dụng khí nén được nén trong các bình hơi là cần thiết. Muốn điều khiển dòng khí theo ý muốn cũng như điều khiển được thời điểm cung cấp khí đến các túi khí không thể thiếu sự góp mặt của các vi điều khiển, các van khí điều khiển bằng điện và các cảm biến.

33 Sơ đồ mạch điện mạch điều khiển hệ thống túi khí trên xe KIA SORENTO 2013

35

36

Bảng 2.1.Các chi tiết của mạch điện xe KIA SORENTO 2013

Tín hiệu đầu vào

STT Kí hiệu Thiết bị Chân truyền tín hiệu

1 E33 Cảm biến va chạm phía trước vị trí người lái (Driver Front Impact Sensor)

(High) 23 –22 (Low)

2 E34 Cảm biến va chạm phía trước vị trí hành khách phía trước

(Passenger Front Impact Sensor)

(High) 25 –24 (Low)

3 D12 Cảm biến áp suất bên ở vị trí người lái (Driver Pressure Side Impact Sensor)

(High) 36 –35 (Low)

4 D32 Cảm biến áp suất bên ở vị trí hành khách phía trước

(Driver Pressure Side Impact Sensor)

(High) 38 –37 (Low)

5 F45 Cảm biến va chạm bên trái phía sau (Rear Side Impact Sensor LH)

(High) 32 –31 (Low)

6 F46 Cảm biến va chạm bên phải phía sau (Rear Side Impact Sensor RH)

(High) 34 –33 (Low)

7 F51 Driver Seat Belt Pretensioner Anchor (High) 26 –25 (Low) 8 F47 Công tắc cài khóa đai an toàn và cảm biến vị trí

ghế ngồi bên phía hành khách (Driver Seat Belt Buckle Switch)

39 (Driver)

9 F48 Công tắc cài khóa đai an toàn và cảm biến vị trí ghế ngồi bên phía tài xế

(Passenger Seat Belt Buckle Switch)

40 (Passenger)

10 F63 Hệ thống phát hiện hành khách

PODS (Passenger Occupant Detecting System)

37 Nguyên lý hoạt động

 Túi khí phía người lái được kích hoạt

Các tín hiệu va chạm được xác đinh bởi các cảm biến gia tốc đặt trước E33 (Bên trái) và E34 (Bên phải) gửi tín hiệu tới module qua các chân (High) 23 –22 (Low) và (High) 25 –24 (Low). Dòng điện đi từ chân 20 (High) của module túi khí trung tâm qua cáp xoắn trên

Tín hiệu đầu ra

STT Kí hiệu Thiết bị Chân truyền tín hiệu

1 M22 Bộ kích túi khí người lái 1st (Driver Airbag 1st Stage) Bộ kích túi khí người lái 2nd (Driver Airbag 2nd Stage)

(High) 20 –19 (Low)

(High) 16 –15 (Low)

2 M24

M69

Bộ kích túi khí hành khách phía trước 1st (Passenger Airbag 1st)

Bộ kích túi khí hành khách phía trước 2nd (Passenger Airbag 2nd)

(High) 13 –14 (Low)

(High) 17 –18 (Low)

3 F43 Túi khí bên ở vị trí người lái (Driver Side Airbag)

(High) 16 –15 (Low)

4 F44 Túi khí bên ở vị trí hành khách (Passenger Side Airbag)

(High) 17 –18 (Low)

5 F41 Túi khí rèm vị trí người lái (Driver Curtain Airbag)

(High) 22 –21 (Low)

6 F42 Túi khí rèm vị trí hành khách (Passenger Curtain Airbag)

(High) 24 –23 (Low)

7 F49 Bộ căng đai khẩn cấp vị trí người lái (Driver Seat Belt Pretensioner)

(High) 12 –11 (Low)

8 F50 Bộ căng đai khẩn cấp vị trí hành khách (Passenger Seat Belt Pretensioner)

38 tay lái và qua ngòi nổ và chân 19 (Low) của module túi khí trung tâm. Lúc này, ngòi nổ của túi khí có dòng điện chạy qua đã kích hoạt bộ thổi khí để làm phồng túi khí người lái (M22) giai đoạn 1. Dòng điện đi từ chân (High) 16 của module túi khí trung tâm qua cáp xoắn trên tay lái và qua ngòi nổ và chân 15 (Low) của module túi khí trung tâm. Lúc này, ngòi nổ của túi khí có dòng điện chạy qua đã kích hoạt bộ thổi khí để làm phồng túi khí người lái (M22) giai đoạn 2. Ngoài ra, cụm cảm biến vị trí ghế ngồi và cài khóa dây đai an toàn của người lái (F47) cung cấp thêm thông tin về vị trí ghế ngồi và tình trạng thắt dây đai an toàn.

 Bộ căng đai ghế người lái được kích hoạt

Cùng lúc đó bộ cảm biến trung tâm sẽ gửi tín hiệu điện đến chân 12 (High) qua độ căng đai trước dây đai rồi về chân 11 (Low), bộ căng đai vị trí người lái F49 được kích hoạt.

 Túi khí hành khách được kích hoạt

Dòng điện đi từ chân 13 (High) của module túi khí trung tâm qua ngòi nổ của túi khí hành khách về chân 14 (Low) của module túi khí trung tâm. Ngòi nổ của túi khí hành khách có dòng điện đi qua nên đốt cháy chất tạo khí và làm bung túi khí hành khách (M24) giai đoạn 1. Dòng điện đi từ chân 17 (High) của module túi khí trung tâm qua ngòi nổ của túi khí hành khách về chân 18 (Low) của module túi khí trung tâm. Ngòi nổ của túi khí hành khách có dòng điện đi qua nên đốt cháy chất tạo khí và làm bung túi khí hành khách (M69) giai đoạn 2.

 Bộ căng đai ghế hành khách được kích hoạt

Cùng lúc đó bộ cảm biến trung tâm sẽ gửi tín hiệu điện đến chân 14 (High) qua độ căng đai trước dây đai rồi về chân 13 (Low), bộ căng đai vị trí hành khách F50 được kích hoạt.

 Túi khí bên hông ở vị trí người lái được kích hoạt

Các tín hiệu va chạm được xác định bởi cảm biến áp suất sườn phía bên ở vị trí người lái D12 (Bên trái) gửi tín hiệu tới module qua các chân (High) 36 –35 (Low). Khi đó ACU trung tâm sẽ gửi tín hiệu điện để kích nổ túi khí phía bên ở vị trí người lái thông qua chân (High) 16-15 (Low) và làm phồng túi khí bên trong thời gian ngắn.

39

 Túi khí bên hông ở vị trí hành khách được kích hoạt

Các tín hiệu va chạm được xác định bởi cảm biến áp suất sườn phía bên hành khách D32, cảm biến sẽ gửi tín hiệu đến module túi khí thông qua chân (High) 38 –37 (Low) và cảm biến phát hiện hành khách PODS, tại đây module sẽ tính toán mức độ va chạm, nếu mức độ va chạm vượt ngưỡng thiết kế của nhà sản xuất thì module trung tâm sẽ gửi tín hiệu điện để kích túi khí bên F44 ở vị trí hành khách thông qua chân (High) 17-18 (Low) khi đó túi khí bên sẽ lập tức căng phồng để bảo vệ hành khách khi có va chạm từ bên sườn phải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, chế tạo mô hình hệ thống túi khí đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 41 - 48)