Ảnh hưởng của lưu lượng nước ngưng đến nhiệt độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình ngưng tụ của hơi nước trong thiết bị trao đổi nhiệt kênh micro bằng phương pháp thực nghiệm đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 50 - 52)

Hình 4.1. Mối liên hệ giữa lưu lượng hơi vào và nhiệt độ.

Hình 4.1 biểu diễn mối quan hệ giữa lưu lượng hơi vào với nhiệt độ hơi vào và nhiệt độ nước ngưng ra trên cả hai mẫu thí nghiệm. Nhìn chung, nhiệt độ hơi vào và nhiệt độ nước ngưng tăng khi tăng lưu lượng hơi vào. Giá trị nhiệt độ hơi vào ở cả hai mẫu tăng gần giống nhau khi tăng lưu lượng hơi vào. Cụ thể, nhiệt độ hơi ở mẫu 1 tăng từ 100,6

đến 101,7oC tương ứng với giá trị lưu lượng hơi vào tăng từ 0,0354 đến 0,0593 g/s, nhiệt

độ hơi ở mẫu 2 tăng từ 100,6 đến 102,4oC tương ứng với giá trị lưu lượng hơi vào tăng từ

0,0375 đến 0,06 g/s. Tuy nhiên, giá trị nước ngưng tăng lên ở hai mẫu có sự khác biệt với nhau khi tăng lưu lượng hơi vào. Lưu lượng hơi vào trong khoảng 0,035 đến 0,04 g/s, nhiệt độ nước ngưng ở cả hai mẫu tăng gần giống nhau, nhưng sau đó độ tăng của giá trị nhiệt độ nước ngưng ở mẫu 2 tăng nhanh hơn so với độ tăng giá trị nhiệt độ nước ngưng ở

45

mẫu 1. Cụ thể, nhiệt độ nước ngưng ở mẫu 1 tăng từ 32 đến 34,8oC ứng với lưu lượng hơi

vào tăng từ 0,0354 đến 0,0593 g/s, nhiệt độ nước ngưng ở mẫu 2 tăng từ 33,9 đến 42,2oC

ứng với giá trị lưu lượng hơi vào tăng từ 0,0375 đến 0,06 g/s. Sự khác biệt này có thể là do kích thước của các vi kênh dẫn hơi thay đổi.

Hình 4.2. Mối liên hệ giữa lưu lượng hơi vào và độ chênh lệch nhiệt độ.

Hình 4.2 thể hiện mối liên hệ giữa lưu lượng hơi bão hòa đi vào thiết bị và độ chênh lệch nhiệt độ phía hơi – nước giải nhiệt trên các mẫu thí nghiệm. Quan sát hình ta thấy, khi tăng lưu lượng hơi bão hòa vào mẫu thí nghiệm, độ chênh nhiệt độ về phía hơi giảm đi, ngược lại độ chênh lệch nhiệt độ ở phía nước lại tăng lên. Đồng thời, độ chênh nhiệt độ phía nước giải nhiệt ở cả hai mẫu không có sự chênh lệch nhiều. Trong khi đó, độ chênh lệch nhiệt độ ở phía hơi bão hòa vào ở mẫu 1 cao hơn hẳn mẫu 2. Cụ thể, ở mẫu 1,

46 khi tăng lưu lượng hơi bão hòa vào từ 0,0354 đến 0,0638 g/s, độ chênh lệch nhiệt độ phía

hơi giảm từ 68,8 đến 61oC, độ chênh lệch nhiệt độ phía nước tăng từ 9,4 đến 17oC. Ở mẫu

2, khi tăng lưu lượng hơi bão hòa vào từ 0,0375 đến 0,06 g/s, độ chênh lệch nhiệt độ phía

hơi giảm từ 66,7 đến 60,2oC, độ chênh lệch nhiệt độ phía nước tăng từ 10,1 đến 15,3oC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình ngưng tụ của hơi nước trong thiết bị trao đổi nhiệt kênh micro bằng phương pháp thực nghiệm đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)