Hệ thống phanh thủy lực:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thi công cải tạo mô hình hệ thống điều khiển phanh chống hãm cứng ABS đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 37 - 41)

- Sơ đồ khối hệ thống:

Hình 3.6: Sơ đồ tổng quan một hệ thống phanh thủy lực.

- Bàn đạp phanh, xi lanh chính loại kép (2 dòng), bình dầu và bầu trợ lực chân không.

Hình 3.7: Xi lanh chính, bầu trợ lực, bình dầu, bàn đạp.

Xilanh chính: bố trí trong hệ thống phanh có tác dụng chuyển đổi lực tác động từ bàn đạp phanh thành áp suất thủy lực. Áp suất này truyền đến các xilanh con ở các bánh xe, tác động điều khiển guốc phanh hoặc tấm má phanh ép sát vào trống hoặc đĩa phanh để hãm các bánh xe lại.

30

Hình 3.8: Xilanh chính và bình dầu

Bầu trợ lực: Bầu trợ lực phanh khuếch đại lực tác dụng khi đạp chân phanh, và làm giảm lực cơ học cần thiết để vận hành chúng. Trong hầu hết các hệ thống phanh ô tô các bầu trợ lực phanh luôn kết hợp với xi lanh tổng phanh.

31 Bầu trợ lực phanh được dùng trên các xe ô tô, lắp giữa xi lanh chính và bàn đạp phanh. Bầu trợ lực chân không có hình dáng một hộp tròn bằng kim loại, trong đó có chứa màng trợ lực, van khí trời và van chân không cùng các lò xo.

Dùng để giảm nhẹ cường độ của người lái khi đạp phanh trên ô tô. - Cơ cấu phanh tang trống:

Trống phanh bao gồm một đĩa đỡ, guốc phanh, trống phanh, và xi-lanh bánh xe, lò xo hồi và trong một số trường hợp, một cơ cấu tự động hoặc tự điều chỉnh. Khi phanh, tác dụng lực lên dầu phanh, dưới áp lực, đẩy vào trong xi lanh bánh xe, sau đó tiếp tục đẩy guốc phanh tiếp xúc với bề mặt làm việc ở mặt trong của trống phanh. Khi nhả phanh áp suất giảm, lò xo hồi kéo guốc phanh trở lại vị trí ban đầu. Vì trống phanh bao quanh guốc phanh nên khó tiêu tán nhiệt phát sinh. Loại này chịu nhiệt kém.

Hình 3.10: Cấu tạo phanh tang trống

- P van kép

Với hệ thống phanh dẫn động thủy lực phân chia chia chéo thường sử dụng van điều hòa kép. Van điều hòa kép được thiết kế giống như hai van điều hòa đơn được lắp ghép song song trong cùng một van. Một van điều khiển áp suất ơ bánh sau bên phải, một van điều khiển áp suất ở bánh sau bên trái.

32

Hình 3.11: P van kép.

- Đường ống dầu phanh:

Được làm bằng đồng hoặc thép không gỉ, không chỉ đẹp mà còn duy trì áp suất ổn định bên trong hệ thống.

- Đồng hồ đo áp suất:

Đồng hồ đo áp suất cơ khí.

Cấu tạo: gồm một ống đồng dẹt được uốn cong hình dấu hỏi, một đầu được bịt kín, một đầu được nối với lưu thể cần đo áp suất (khí, chất lỏng). Đầu bịt kín được liên kết mềm với một đầu của cặp bánh răng. Trên trục của bánh răng còn lại có gắn lò xo đàn hồi và kim đồng hồ.

Nguyên lý hoạt động: Khi kim quay trên mặt đồng hồ có chia độ. Khi làm việc, nhờ có áp suất của lưu thể làm ống đồng co – giãn, nhờ có cơ cấu bánh răng làm kim đồng hồ quay, chỉ áp suất tương ứng. Khi áp suất của lưu thể không đủ để làm giãn ống đồng thì kim đồng hồ chỉ về vạch “0” nhờ lò xo đàn hồi.

33

Hình 3.12: đồng hồ đo áp suất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thi công cải tạo mô hình hệ thống điều khiển phanh chống hãm cứng ABS đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 37 - 41)