3.1.1. Bảo dưỡng.
a) Bảo dưỡng hằng ngày.
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài các bộ phận: vành (vô lăng) lái, trục tay lái, hộp tay lái và dẫn động lái: kiểm tra sự rò rỉ dầu, tình trạng mỡ bôi trơn của các khớp cầu, tình trạng của các bu lông lắp ghép các chi tiết trong hệ thống.
Bước 2: Kiểm tra dầu bôi trơn cơ cấu lái.
Bước 3: Làm sạch, vô dầu mỡ cho các chi tiết của thanh đòn dẫn động lái, các đăng lái. Bước 4: Kiểm tra, siết chă ̣t các mối lắp ghép của hệ thống.
b) Bảo dưỡng định kỳ.
- Kiểm tra các tín hiệu các cảm biến của hệ thống, các giá trị điện áp có nằm trong khoảng bình thường hay không.
- Kiểm tra lỗi trên hệ thống EPS bằng máy chẩn đoán.
- Kiểm tra độ rơ của bạc và chốt chuyển hướng.
- Kiểm tra độ rơ của vô lăng.
- Kiểm tra điều chỉnh độ rơ của cơ cấu lái.
67
3.1.2. Kiểm tra.
- Kiểm tra điện áp ắc qui: điện áp tiêu chuẩn từ 11V đến 14V. Nếu điện áp ít hơn 11V thì nạp lại rồi tiếp tục.
- Kiểm tra mã lỗi và dữ liệu tức thời. - Mô phỏng triệu chứng
- Kiểm tra hệ thống thông tin CAN
Kiểm tra các mã lỗi:
- Khi hệ thống thông tin CAN phát ra mã lỗi , hãy chẩn đoán hệ thống thông tin CAN trước.
- Khi việc liên lạc với ECU trợ lực lái không được thiết lập qua máy chẩn đoán, hãy kiểm tra các cực CANH và CANL của giắc DLC3 và ECU trợ lực lái và mạch IG của ECU trợ lực lái.
68
Bảng 3.1. Chẩn đoán bằng máy chẩn đoán
Mã DTC Hạng mục phát hiện
C1511/11 Lỗi cảm biến moment 1
C1512/11 Lỗi trong cảm biến moment 2
C1513/11 Sai lệch cảm biến moment quá lớn
C1514/11 Điện áp nguồn cung cấp cảm biến moment bị lỗi
C1521/25 Ngắn mạch trong motor
C1524/24 Mạch điện của motor bị lỗi
C1528/12 Lỗi trong cảm biến góc quay motor
C1531/25 ECU bị lỗi
C1532/25 ECU bị lỗi
C1533/25 Mạch cảm biến nhiệt độ (thấp hoặc cao)
C1534/25 Lỗi EEPROM
C1541/13 Tín hiệu tốc độ xe
C1551/25 Lỗi điện áp nguồn cấp IG
C1552/22 Lỗi điện áp nguồn cấp PIG
C1554/23 Lỗi relay nguồn cấp
C1555/25 Lỗi relay motor
C1581/26 Chưa lưu sơ đồ trợ lực
C1582/26 Không khớp mã số sơ đồ trợ lực
69
Bảng 3.2. Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng hư hỏng.
Triệu chứng Khu vực nghi ngờ
Lái nặng - Lốp trước ( không đủ căng, mòn không đều)
- Góc đăc bánh trước (không chính xác) - Khớp của hệ thống lái (mòn)
- Trục lái
- Cảm biến moment (lắp trong trục lái) - Motor trợ lực lái
- Cảm biến tốc độ
- Ắc qui và hệ thống nguồn
- Điện áp nguồn cho EPS ECU và relay - Cụm cơ cấu lái
- ECU trợ lực lái - ECU kiểm soát trượt
Trả lái kém - Lốp trước ( không đủ căng, mòn không đều) - ECU trợ lực lái
- Cụm cơ cấu lái
- Góc đặt bánh trước (không chính xác)
Độ rơ quá lớn - Khớp của hệ thông lái mòn
- Hệ thống treo trước (khớp cầu dưới) - Trục lái trung gian, khớp các đăng, khớp
trượt trục lái (mòn)
- Moay ơ cầu trước ( vòng bi moay ơ) - Cụm cơ cấu lái
Tiếng kêu xuất hiện khi quay vô lăng sang trái hoặc sang phải trong khi trợ lực lái đang hoạt động
- Hệ thống treo trước (khớp cầu dưới) - Trục trung gian lái
- ECU trợ lực lái
Ma sát xuất hiện khi quay vô lăng trong khi lái xe ở tốc độ thấp
- Motor trợ lực lái - Trục lái
Tiếng rít xuất hiện khi quay chậm vô lăng khi đang đỗ
- Trục lái
- Motor trợ lực lái Vô lăng bị rung và có tiếng kêu
khi quay vô lăng khi đang đỗ
- Trục lái
- Motor trợ lực lái
Nếu lỗi không được liệt kê trong bảng các triệu chứng hư hỏng thi ta khảo sát các cực của ECU trợ lực lái, đo các giá trị điện áp và điện trở của các đường dây tín hiệu xem có đúng với yêu cầu hay không, nếu không thì kiểm tra sửa chữa, cần thì thay thế.
70 Nếu được liệt kê trong bảng triệu chứng thì bắt đầu kiểm tra hư hỏng và sửa chữa, thay thế nếu cần.
Chú ý:
- Độ lớn của trợ lực có thể giảm đi để tránh cho motor và ECU không bị quá nóng nếu vô lăng liên tục quay khi xe đang dừng hay lái với tốc độ thấp, hay nếu vô lăng được giữ ở vị trí hãm trong thời gian dài. Trong trường hợp như vậy độ lớn của trợ lực sẽ trở về bình thường nếu vô lăng không quay trong khoảng 10 phút với động cơ chạy không tải.
- Nếu ắc qui không đủ hoặc điện áp giảm tức thời, độ lớn của lực trợ lực sẽ giảm và đèn cảnh báo EPS được bật lên. Trong trường hợp này, độ lớn của lực trợ lực sẽ trở lại giá trị bình thường khi điện áp của ắc qui phục hồi.
3.1.3. Sửa chữa.
Tháo, sửa chữa cụm trục lái:
- Đầu tiên quay các bánh xe hướng về phía trước - Tháo bánh xe trước trái
- Tháo nút bấm còi - Tháo vô lăng
71 + Đánh dấu ghi nhớ trên vô lăng và trục chính
+ Rút các giắc nối ra khỏi cáp xoắn
+ Dùng SST tháo vô lăng
- Tháo tấm ốp bậu cửa trước trái
72 + Tháo tấm ốp trang trí bên của vách ngăn.
+ Tháo kẹp: nhả khớp 2 kẹp và tháo ốp trang trí của vách ngăn bên trái
+ Tháo gioăng mép của cửa trước trái
73 - Tháo tấm ốp bên trái bảng táp lô
+ Dùng dụng cụ tháo nẹp, nhã khớp 4 vấu hãm như trong hình
+ Nhả khớp 3 dẫn hướng và tháo tấm ốp bên trái bảng táp lô
- Tháo tấm ốp trang trí số 1 phía dưới bảng táp lô
74 - Tháo cụm công tắc xi nhan có cáp xoắn
+ Ngắt các giắc nối cụm công tắc xi nhan cùng cáp xoắn
+ Nhả khớp 3 vấu để tháo công tắc xi nhan cùng với cụm cáp xoắn ra khỏi trục lái
+ Tách trục lái trung gian ra
75 + Đánh các dấu ghi nhớ trên trục lái trung gian và cụm thước lái
*a là đấu ghi nhớ
+ Tháo bu lông và cụm trục lái trung gian ra khỏi cụm thước lái.
- Tháo cụm trục lái
76 + Ngắt 2 giắc nối
77 + Tháo bulông và tháo cáp nối mát, tháo 4 đai ốc và trục lái
- Tháo cụm trục lái trung gian
+ Tháo bu lông và trượt cụm trục lái trung gian ra
78 + Tháo trục lái trung gian ra khỏi cụm trục lái.
Sửa chữa các hư hỏng thường gặp khác:
Đèn cảnh báo của hệ thông EPS không sáng khi bật công tắc máy. - Đầu tiên bật đèn cảnh báo EPS bằng cách kích hoạt trực tiếp trên bo mạch. - Nếu đèn sáng thì EPS ECU bị hư cần thay thế.
- Nếu không thì kiểm tra đường đây , giắc nối có bị lỏng đứt hay không thay thế nếu cần. Đèn cảnh báo EPS vẫn sáng khi động cơ đã khởi động.
Các nguyên nhân có thể xảy ra. Hệ thống EPS bị trục trặc :
- Các đường đây kết nối bị trục trặc - Cảm biến moment bị lỗi
- Motor trợ lực bị trục trặc - Cầu chì bị đứt
- EPS CM bị lỗi
EPS ECU phát hiện hệ thông EPS bị lỗi trong khi EPS vẫn hoạt động bình thường
Tín hiệu truyền qua mạng CAN bị lỗi.
- Tín hiệu tốc độ xe bị lỗi - Tín hiệu tốc độ động cơ bị lỗi - Dây cáp CAN có thể bị hỏng
Mạch đèn cảnh báo EPS có thể bị hỏng
Chẩn đoán và sửa chửa
- Đầu tiên tắt công tắt máy và duy trì trong 1 phút - Sau đó bật công tắt máy ( động cơ hoạt động ) - Chẩn đoán lỗi trên M-MDS
- Nếu có lỗi thì tra cứu mã lỗi và sửa chửa
79 - Đèn tắt thì EPS CM bị hỏng và cần thay thế
- Còn không thì bo mạch của đèn bị hỏng và cần thay thế Trợ lực khác nhau khi quay sang trái và sang phải
Nguyên nhân có thể xảy ra - Bánh răng lái và khớp lái bị trục trặt - EPS CM bị lỗi
- EPS CM kết nối kém
- Chức năng tự động nhận biết vị trí trung tâm bị lỗi
Chẩn đoán và sửa chửa
- Đầu tắt công tắt máy và duy trì trong 1 phút - Sau đó bật công tắt máy ( động cơ hoạt động )
- Lái xe về phía trước 10m hoặc hơn với vận tốc lớn hơn 10km/h
- Không có lỗi thì xe chỉ bị trục trặt tạm thời do nhận biết vị trí góc lái trung tâm sai, không có lỗi trong hệ thống EPS.
- Nếu có thì tiếp tục kiểm tra kết nối của EPS CM - Ngắt hết các kết nối của EPS CM
- Kiểm tra EPS CM, dây nối và giắc nối
- Nếu bình thường thì thay bánh răng lái và khớp lái - Còn không thì sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hư.
80
3.2. Xe Hyundai i30. 3.2.1. Bảo dưỡng.
Tương tự như xe Ford Escape ở trên.
3.2.2. Kiểm tra.
Kiểm tra lực đánh lái - Đỗ xe nơi bằng phẳng - Tháo núm còi
- Nối cáp vào cực âm (-) ắc qui
- Dùng cân lực kiểm tra xem đai ốc bắt vô lăng đã được siết lực đủ hay chưa
Moment: 50N.m
- Bật khóa điện ON sao cho EPS sẵn sàng hoạt động
- Xoay vô lăng 90 độ và kiểm tra lực đánh lái trong khi tiếp tục quay vô lăng theo hướng đó
Lực cản lái tiêu chuẩn 6 N.m hoặc thấp hơn
- Đặt bánh trước hướng thẳng về phía trước - Tháo cáp ra khỏi cực âm (-) ắc qui
Lưu ý: đợi ít nhất 90s sau khi tháo cáp ra khỏi cực âm (-) của ắc qui để vô hiệu hóa hệ thống túi khí
- Lắp núm còi.
Kiểm tra độ rơ của vô lăng
- Dừng xe và dặt các bánh dẫn hướng thẳng về phía trước
- Quay nhẹ vô lăng sang phải và sang trái để kiểm tra độ rơ của vô lăng
Độ rơ lớn nhất là 30 mm
81
3.2.3. Sửa chữa.
Tương tự như xe Ford Escape ở trên, ta kiểm tra các bộ phận, tháo ,lau chùi, tra dầu cho các chi tiết và thay thế nếu cần thiết.
82
3.3. Xe Toyota Camry 2012. 3.3.1. Bảo dưỡng.
Tương tự như 2 xe ở trên.
3.3.2. Kiểm tra.
Tương tự như 2 xe ở trên, bổ sung thêm phần kiểm tra EPS ECU, ta làm các bước sau: - Khởi động động cơ.
83
Bảng 3.3: Cách kiểm tra EPS ECU.
Nối dụng cụ Điều kiện (vị trí vô lăng) Điều kiện tiêu chuẩn
a7 (TRQ1) – a1 (TRQG)
Động cơ đang nổ máy, vô lăng không quay ( không
tải)
Từ 2.3 đến 2.7 V
Động cơ đang nổ máy, vô lăng quay sang phải với xe
đang đỗ
Từ 2.5 đến 4.7 V
Động cơ đang nổ máy, quay vô lăng sang trái với
xe đang đỗ
Từ 0.3 đến 2.5 V
a2 (TRQ2) - a1 (TRQG)
Động cơ đang nổ máy vô lăng không quay ( không
tải)
Từ 2.3 đến 2.7 V
Động cơ đang nổ máy, vô lăng quay sang phải với xe
đang đỗ
Từ 0.3 đến 2.5 V
Động cơ đang nổ máy, quay vô lăng sang trái với
xe đang đỗ
Từ 2.5 đến 4.7 V
Hạng mục kiểm tra Điều kiện (vị trí vô lăng) Điều kiện tiêu chuẩn Tổng điện áp giữa cực
a7(TRQ1) và a1(TRQG), điện áp giữa cực a2(TRQ2) và a1(TRQG)
Động cơ đang nổ máy, vô lăng không quay ( không
tải) Giữa 4.85 V và 5.35 V Động cơ đang nổ máy, vô
lăng quay sang phải với xe đang đỗ
Động cơ đang nổ máy, quay vô lăng sang trái với xe đang đỗ
84
3.3.3. Sửa chữa.
Tương tự như các xe ở trên, bổ sung thêm phần tháo ECU trợ lực lái trên xe Toyota Camry 2012:
Tháo cụm trục lái phía trên với giá bắt công tắc.
-Dùng một đột tâm, đánh dấu tâm của 2 bu lông đầu côn.
-Hãy dùng mũi khoan đường kính 3mm đến 4mm, khoan vào bu lông đầu côn. -Dùng mũi khoan vít, tháo bu lông đầu côn, sau đó tháo tấm ốp phía trên trục lái
cùng với giá bắt khóa điện ra khỏi trục lái.
Tháo bộ bảo vệ ECU trợ lực lái
-Nhả khớp 2 vấu hãm để tháo vỏ bảo vệ ECU trợ lực lái ra khỏi cụm ECU và motor.
85
Ngắt đây điện ECU.
-Ngắt 2 giắc nối ra khỏi ECU trợ lực lái.
Tháo cụm ECU trợ lực lái và motor
86 Chú ý:
Không vặn ê tô quá chặt, bởi việc này có thể làm biến dạng trục lái.
Đỡ cụm trục lái bằng khúc gỗ hoặc vật tương tự để tránh làm rơi. - Rút 2 giắc nối ra khỏi ECU trợ lực lái cùng với motor.
87 -Tháo 2 bulông và ECU trợ lực lái cùng với cụm motor ra khỏi cụm trục lái trợ lực
điện.
88
Tháo ECU trợ lực lái:
-Nhả khớp 4 vấu hãm để tháo bộ bảo vệ.
89 -Tháo 2 bulông để tháo ECU trợ lực khỏi motor trợ lực.
90
3.4. Xe Mazda CX – 5. 3.4.1. Bảo dưỡng.
Tương tự như 3 xe trên.
3.4.2. Kiểm tra.
Kiểm tra cảm biến moment xoắn Kết nối M – MDS với DLC – 2
-Công tắc đánh lửa ở vị trí ON ( động cơ không nổ ). -Truy cập “STR_TRQ_S_M” and “STR_TRQ_S_S”.
-Xác định rằng giá trị dữ liệu trên màn hình sẽ thay đổi khi quay vô lăng -Quay sang trái > 0
-Quay sang phải < 0
-Nếu màn hình không hiển thị các giá trị không đúng như đề cập thì bị sai lệch hoặc bị hỏng cần thay thế.
91 Kiểm tra tay lái khi bị rung
Nếu thay lái bị rung khi đang di chuyển trên đường gồ ghề hoặc khi động cơ bị rung thì thực hiện các bước sau đây:
Có một số lý do khi xe hoặc động cơ bị rung thường gây ra các vấn đề về điện vì thế thực hiện các bước kiểm tra sau:
- Các giắc cắm có chắc chắn hay không. - Các dây nối có bị đứt không.
- Dây nối có nằm trên các bộ phận chuyển động hoặc rung hay không. - Các dây nối có nằm quá gần các bộ phận quá nóng không.
- Mọi vị trí nằm không đúng, kẹp không đúng cách hoặc các giắc nối bị lỏng có thể làm dây điện bị hỏng.
- Các khớp nối, điểm rung, các vị trí đi qua những bộ phận có nhiệt độ cao là những nơi cần được kiểm tra.
Kiểm tra dây và kết nối của cảm biến Kết nối M- MDS với DLC – 2
92 - Truy cập đến những bộ phận cần kiểm tra.
- Cầm giắc nối bằng tay, lắc nhẹ các đầu giắc theo chiều dọc và ngang và kiểm tra giá trị