a) Bằng bình gas:
Kết nối cảm biến áp suất với bình gas R22 thông qua bộ đồng hộ đo nạp gas. Cách thức kiểm tra được thể hiện thông qua hình 3.7.
38
Hình 3.27: Kiểm tra cảm biến áp suất
Dựa vào giá trị áp suất trên đồng hồ đo nạp gas, so sánh với giá trị tín hiệu nhận về từ cảm biến áp suất thể hiện trên màn hình máy tính để xác định được độ chênh áp của thiết bị đo. Đồng thời xác định giá trị đo được là giá trị áp suất dư để thuận lợi cho việc tính toán kiểm tra. Bên cạnh đó, khi vặn khóa bình gas lại và xả từ từ lượng gas còn lại trên đường dây gas kết nối và quan sát, sự thay đổi giá trị áp suất trên đồng hồ đo gas với tín hiệu truyền về có đồng bộ với nhau hay sai lệch, từ đó tinh chỉnh để quá trình thu thập dữ liệu được chính xác nhất có thể.
Vị trí kết nối áp suất đo áp cao và áp thấp được thể hiện thông qua hình 3.8. Đối với từng hệ thống sẽ có một giá trị áp thấp và cao khác nhau, để đảm bảo không bị hở tại các mối nối, thiết bị cần có cao su non để đảm bảo độ bền kín và giá trị đo đạc được chính xác nhất có thể. Đồng thời hình 3.7 còn thể hiện vị trí lắp áp suất khi đo áp suất cao và áp suất thấp, tránh lắp nhầm lẫn gây hư hỏng đồng hồ đo gas.
39
Hình 3.28: Cách thức kiểm tra thực nghiệm cảm biến áp suất b)Bằng hệ thống thực tế:
Tiến hành thực nghiệm cảm biến áp suất ngay trên hệ thống thực tế, hình 3.9 thể hiện rõ cách thức kiểm tra này.
Khi gắn vào hệ thống thực tế và đo đạc số liệu, thông qua đồng hồ hiện thị trên hệ thống lạnh có thể dễ dàng so sánh được độ chính xác của cảm biến nhiệt độ. Đồng thời quan sát trong thời gian dài xem sự ổn định về tín hiệu đo được của con thiết bị áp suất.
40