Kiểm tra cảm biến đo nhiệt độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu nhiệt độ của hệ thống lạnh bằng máy tính đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 41 - 44)

a) Tại nhiệt độ thấp:

Cho 7 con cảm biến nhiệt độ vào cùng một môi trường nhiệt độ thấp (kho trữ đông - 180C) để xác định ngưỡng chênh lệch nhiệt độ giữa các con cảm biến nhiệt độ. Cách thức được thể hiện cụ thể thông qua hình:

35

Hình 3.23: Kiểm tra trong môi trường nhiệt độ thấp

Tại đây, khi nhiệt độ kho lạnh giảm dần theo thời gian hoạt động thì chúng em quan sát sự thay đổi số liệu đo về từ các đầu cảm biến này. Quan sát cho đến khi nhiệt độ kho lạnh giảm xuống nhưng tín hiệu truyền về từ các cảm biến này là không đổi thì có thể kết luận về ngưỡng hoạt động ở nhiệt độ thấp của cảm biến. Như vậy, với một cách thức kiểm tra như hình 3.3, nhóm chúng em có thể kiểm tra 3 yếu tố của cảm biến đo ở nhiệt độ thấp.

b) Tại nhiệt độ cao:

Tương tự cho 7 cảm biến vào cùng một môi trường nhiệt độ cao (nước đang đun sôi) . Cách thức được thể hiện thông qua hình 3.4.

Đun sôi ấm nước và quan sát số liệu trên đồng hồ số với tín hiệu truyền về từ các cảm biến đo nhiệt độ. Từ đó xác định được độ chênh lệch nhiệt độ của cảm biến. Đồng thời khi nhiệt độ tăng cao đến ngưỡng các cảm biến đo này không thể nhận được tín hiệu nữa thì ta xác định được ngưỡng hoạt động nhiệt độ cao của cảm biến.

Như vậy qua hai bước mà nhóm đã thực nghiệm kiểm tra, xác nhận khoảng hoạt động cụ thể của cảm biến cho quá trình đo đạc.

36

Hình 3.24: Kiểm tra trong môi trường nhiệt độ cao c) Độ sụt áp trên đường truyền tín hiệu:

Với cùng một vị trí đo nhiệt độ nhưng hai con cảm biến có khoảng cách đường truyền khác nhau lại đưa về giá trị tín hiệu khác nhau. Cách thức kiểm tra xác định được thể hiện thông qua hình 3.5.

Hai cảm biến cùng đo tại mộ vị trí, nhưng 1 con có đường truyền tín hiệu là 1 mét, con còn lại là 10 mét. Khoảng cách là 10 mét dây tín hiệu, đủ lớn để xác định độ chênh lệch nhiệt độ của hai cảm biến nhiệt độ này đo được. Từ đó hiệu chỉnh số liệu để cho thu thập dữ liệu nhiệt độ được chính xác nhất có thể.

37

d) Tại nhiệt độ môi trường:

Bước kiểm tra cuối cùng nhưng quan trọng cho một cảm biến nhiệt độ, đó chính là độ ổn định tín hiệu đo khi đo tại nhiệt độ môi trường. Cách thức đo được thể hiện cụ thể thông qua hình 3.6.

Nhiệt độ môi trường được thể hiện trên màn hình và so sánh với tín hiệu nhiệt độ truyền về từ cảm biến nhiệt độ để xác định độ chênh lệch cũng như độ ổn định của cảm biến theo thời gian. Luôn phiên thay đổi các con cảm biến còn lại và quan sát trong khoảng thời gian cố định để kiểm tra thực nghiệm độ ổn định của từng con thiết bị.

Hình 3.26: Kiểm tra cảm biến ở nhiệt độ môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu nhiệt độ của hệ thống lạnh bằng máy tính đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt (Trang 41 - 44)