CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN ÔTÔ
3.3. Kiểm tra hệ thống ABS
Trước khi sửa chữa ABS, đầu tiên phải xác định xem hư hỏng là trong ABS hay là trong hệ thống phanh. Về cơ bản, do hệ thống ABS được trang bị chức năng dự phòng, nếu hư hỏng xảy ra trong ABS, ABS ECU dừng hoạt động của ABS ngay lập tức và chuyển sang hệ thống phanh thơng thường.
Do ABS có chức năng tự chuẩn đoán, đèn báo ABS bật sáng để báo cho người lái biết khi có hư hỏng xảy ra. Nên sử dụng giắc sữa chửa để xác định nguồn gốc của hư hỏng.
Nếu hư hỏng xảy ra trong hệ thống phanh, đèn báo ABS sẽ không sang nên tiến hành những thao tác kiểm tra như sau.
LỰC PHANH KHÔNG ĐỦ:
● Kiểm tra dầu phanh rò rỉ từ các đường ống hay lọt khí.
● Kiểm tra xem độ rơ chân phanh có q lớn khơng.
● Kiểm tra chiều dày má phanh và xem có dầu hay mở dính trên má phanh khơng.
● Kiểm tra trợ lực phanh xem có hư hỏng khơng.
● Kiểm tra xy lanh phanh chính xem có hư hỏng khơng.
CHỈ CĨ MỘT PHANH HOẠT ĐỘNG HAY BĨ PHANH: ● Kiểm tra má phanh mịn khơng đều hay tiếp xúc không đều.
● Kiểm tra sự điều chỉnh hay hồi vị kém của phanh tay.
● Kiểm tra xem van điều hịa lực phanh có hỏng khơng.
CHÂN PHANH RUNG (KHI ABS KHÔNG HOẠT ĐỘNG): ● Kiểm tra độ rơ đĩa phanh.
● Kiểm tra độ rơ moayơ bánh xe.
KIỂM TRA KHÁC:
● Kiểm tra góc đặt bánh xe.
● Kiểm tra các hư hỏng trong hệ thống treo.
● Kiểm tra lớp mịn khơng đều.
● Kiểm tra sự rơ lỏng của các thanh dẫn động lái.
Trước tiên tiến hành các bước kiểm tra trên. Chỉ sau khi chắc chắn rằng hư hỏng khơng xảy ra ở các hệ thống đó thì mới kiểm tra ABS.
Khi kiểm tra ABS cần chú ý những hiện tượng đặc biệt ở xe ABS. Mặc dù không phải là hỏng nhưng những hiện tượng đặc biệt sau có thể xảy ra ở xe có ABS.
● Trong quá trình kiểm tra ban đầu, một tiếng động làm việc có thể phát ra từ bộ chấp hành. Việc đó bình thường.
● Rung động và tiếng ồn làm việc từ thân xe và chân phanh sinh ra khi ABS hoạt động tuy nhiên nó báo rằng ABS hoạt động bình thường.