CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN ÔTÔ
2.3. Kết cấu bộ phận chính trên xe Toyota vios 2018
2.3.7. Trợ lực phanh
Hình 2-21 Bầu trợ lực.
1- Cửa chân khơng; 2- Buồng chân không; 3-Màng;
4- Van chân không; 5- Phần tử lọc; 6- Cần đẩy; 7-Buồng áp suất thay đổi; 8- Vỏ
Trợ lực phanh được dùng là loại trợ lực chân khơng. Nó là bộ phận rất quan trọng, giúp người lái giảm lực đạp lên bàn đạp mà hiệu quả phanh vẫn cao.
Trong các bầu trợ lực có các piston và van dùng để điều khiển sự làm
việc của hệ thống trợ lực và đảm bảo tỉ lệ giữa lực đạp và lực phanh .
Nguyên lý làm việc của bộ trợ lực chân không:
Bầu trợ lực chân khơng có hai khoang A và B được phân cách bởi piston 1 (hoặc màng). Van chân không 4, làm nhiệm vụ: Nối thông hai khoang A và B khi nhả phanh và cắt đường thông giữa chúng khi đạp phanh. Van khơng khí 3, làm nhiệm vụ: cắt đường thơng của khoang A với khí quyển khi nhả phanh và mở đường thông của khoang A khi đạp phanh. Vòng cao su 4 là cơ cấu tỷ lệ: Làm nhiệm vụ đảm bảo sự tỷ lệ giữa lực đạp và lực phanh.
Khoang B của bầu trợ lực luôn luôn được nối với đường nạp động cơ qua van một chiều, vì thế thường xun có áp suất chân khơng.
Khi nhả phanh: van chân không 2 mở, do đó khoang A sẽ thơng với khoang B qua van này và có cùng áp suất chân không.
Khi phanh: người lái tác dụng lên bàn đạp đẩy cần 5 dịch chuyển sang phải làm van chân khơng 2 đóng lại cắt đường thơng hai khoang A và B, còn van khơng khí 3 mở ra cho khơng khí qua phần tử lọc 6 đi vào khoang A. Ðộ chênh lệch áp suất giữa hai khoang A và B sẽ tạo nên một áp lực tác dụng lên piston (màng) của bầu trợ lực và qua đó tạo nên một lực phụ hỗ trợ cùng người lái tác dụng lên các piston trong xylanh chính, ép dầu theo các ống dẫn (dòng 1 và 2) đi đến các xylanh bánh xe để thực hiện quá trình phanh. Khi lực tác dụng lên piston 1 tăng thì biến dạng của vịng cao su 4 cũng tăng theo làm cho piston hơi dịch về phía trước so với cần 5, làm cho van khơng khí 3 đóng lại, giữ cho độ chênh áp khơng đổi, tức là lực trợ lực không đổi. Muốn tăng
lực phanh, người lái phải tiếp tục đạp mạnh hơn, cần 5 lại dịch chuyển sang phải làm van khơng khí 3 mở ra cho khơng khí đi thêm vào khoang A. Ðộ chênh áp tăng lên, vòng cao su 4 biến dạng nhiều hơn làm piston hơi dịch về phía trước so với cần 5, làm cho van khơng khí 3 đóng lại đảm bảo cho độ chênh áp hay lực trợ lực không đổi và tỷ lệ với lực đạp. Khi lực phanh đạt cực đại thì van khơng khí mở ra hồn tồn và độ chênh áp hay lực trợ lực cũng đạt giá trị cực đại.
Bộ trợ lực chân khơng có hiệu quả thấp, nên thường được sử dụng trên các ô tô du lịch và tải nhỏ .
CHƯƠNG 3: CÁC SAI HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỆ THỐNG PHANH CHÍNH XE TOYOTA VIOS