Hình 3. 18 Bảng thông số sửa chữa hệ thống khởi động 1NZ-FE
3.4 Nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động động cơ 1NZ-FE trên xe Toyota Vios
-Mạch điện hệ thống khởi động động cơ 1NZ-FE bao gồm: ắc quy, cụm máy khởi động, rơ le khởi động, rơ le cắt ACC, cụm công tắc khởi động của ly hợp cụm công tắc vị chí P/N của hộp số, diode khởi động , khóa điện, ECM, các giắc kết nối các cầu trì.
-Nguyên lý hoạt động: Khi người lái bật khóa điện về nấc ST2 (Start) thì ECM có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của hệ thống khởi động. Nếu người lái đạp hết côn và đưa tay số về vị trí N (kiểu số sàn) hoặc vị trí P (kiểu số tự động) thì cụm công tắc khởi động của ly hợp và cụm công tắc vị trí P/N sẽ đóng:
+Kiểu số sàn: Một dòng điện sẽ đi từ ắc quy qua khóa điện, qua nấc ST2, qua vị trí STSW và STAR của ECM qua công tắc khởi động ở ly hợp hoặc công tắc vị trí P/N của hộp số, đi qua cuộn dây của rơ le khởi động ,sau đó về mát.
+ Kiểu số tự động: Một dòng điện sẽ đi từ ắc quy qua khóa điện, qua nấc ST2, qua vị trí STSW và STA của ECM, qua công tắc vị trí P/N của hộp số, đi qua cuộn dây của rơ le khởi động, sau đó về mát.
Đồng thời ECM sẽ cắt nguồn điện từ ắc quy tới hệ thống điều hòa bằng rơ le cắt ACC. Khi đó nguồn điện của ắc quy sẽ được tập trung cho hệ thống khởi
động.
Do đó, dòng điện từ ắc quy sẽ qua cầu chì 30A, qua rơ le khởi động, qua cuộn dây cụm công tắc từ về mát . Lúc đó công tắc từ đóng lại, dòng điện từ ắc quy sẽ được đi qua công tắc từ đến động cơ điện một chiều của máy khởi động và về mát máy khởi động quay
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THÁO LẮP,PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẢO DƯỠNG VÀ CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG
KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018 4.1 Chẩn đoán hư hỏng hệ thống khởi động trên xe toyota vios
4.1.1 Đóng mạch điện cho máy khởi động nhưng máy khởi động không quay không quay
Nguyên nhân:
Cầu chì bị đứt hoặc tiếp xúc không tốt
Do khoá điện dòng điện qua khoá điện tới cuộn hút - giữ của rơ le gài lớn từ 20-30A nên thời gian sử dụng lâu ngày, tiếp điểm cháy xém tạo màng điện trở làm điện áp rơi trên tiếp điểm của khoá điện lớn, dẫn đến điện áp đặt lên cuộn hút - giữ nhỏ đi không thể hút được.
Do tiếp điểm bị cháy xém tạo thành màng điện trở hoặc tiếp điểm cháy rộ
Do dây dẫn từ của rơ le phụ hoặc khoá điện tới rơ le gài bi đứt hoặc tiếp xúc không tốt
Ắc quy bị yếu điện.
Đầu ắc quy hoặc dây cáp bị gỉ, bị lỏng.
Cách khắc phục :Sạc hoặc thay thế ác quy ,thay dây cáp,thay cầu chì làm sạch các tiếp điểm
4.1.2 Máy khỏi động quay nhưng có tiếng va đập
Nguyên nhân:
Bánh răng truyền động hoặc vành bánh răng đà trên trục khuỷu bị hỏng nên không có sự ăn khớp hoặc Bánh răng máy đề và vành răng bánh đà bị toe, mẻ đầu răng.
Cuộn giữ của rơle gài bị đứt : Khi tiếp điểm của rơ le gài đóng thì dòng điện cuộn dây hút bằng ‘0’, cuộn giữ hở mạch tiếp điểm động của rơ le gài tách dẫn động tới lại có dòng điện cuộn hút, tiếp điểm lại đóng và bánh răng lại ăn khớp rồi lại nhả.
Cách khắc phục : Thay bánh răng,nối liền cuộn giữ hoặc thay thế
Hình 4. 2 Vành răng bánh đà bị mòn
4.1.3 Máy đề vẫn quay khi nhả khóa điện
Nguyên nhân :
Tiếp điểm của rơ le gài hoặc rơ le phụ cháy dính vào nhau.
Lò xo hồi vị của rơ le gài quá yếu hay bị gãy.
Trục rô to và tiết hợp một chiều quá bẩn, bị kẹt do thiếu dầu mỡ bôi trơn.
Dây điện bị chạm làm cho rơ le gài hút. Cách khắc phục:
4.2 Quy trình tháo lắp máy khởi động trên xe toyota vios
Trước khi tháo cáp âm ra khỏi ắc quy, hãy ghi lại những thông tin lưu trong ECU
• DTC (Mã chẩn đoán hư hỏng) • Tần số đài đã chọn
• Vị trí ghế (với hệ thống nhớ) • Vị trí vôlăng(với hệ thống nhớ)
Hình 4. 3 Tháo cáp âm của ác quy
4.2.1 Tháo máy đề
(1) Tháo nắp bảo vệ ngăn mạch. (2) Tháo đai ốc bắt cáp máy đề
(3) Tháo cáp máy đề ra khỏi cực 30 của máy đề.
4.2.2 Tháo giắc nối của máy đề
Ấn vấu hãm của giắc, và cầm vào thân giắc để tháo giắc ra.
Hình 4. 5 Tháo giắc nối máy đề
4.2.3 Tháo bulong máy đề
Tháo bulong bắt máy đề và trượt máy đề để tháo nó ra.
Hình 4. 6 Tháo bulong máy đề
4.2.4 4.2.5 Tháo cụm công tắc từ
1. Tháo dây dẫn
(1) Tháo đai ốc bắt và tháo dây dẫn. 2. Tháo cụm công tắc từ
(1) Tháo 2 đai ốc và kép công tắc từ về phía sau
(2) Kéo đầu của công tắc từ lên trên và nhả móc của móc ra khỏi cần dẫn động
Hình 4. 7 Tháo cụm công tắc từ
1. Dây dẫn 2. Vỏ máy đề 3. Công tắc từ 4. Cần dẫn động 5. Móc
4.2.5 Tháo cụm stato
1. Tháo cụm stato (1) Tháo 2 bulông.
(2) Tháo nắp đầu cổ góp.
(3) Tách vỏ máy đề ra khỏi stato. (4) Tháo cần dẫn động.
Hình 4. 8 Tháo cụm stato
4.2.6 Tháo lò xo chổi than
1. Tháo lò xo chổi than
(1) Giữ trục của rôto lên êtô giữa những tấm nhôm hay giẻ.
Hình 4. 9 Tháo Lò xo chổi than
(2) Nhả khoá vấu hãm và tháo đĩa.
Kéo vấu hãm lên bằng ngón tay để tháo đĩa.
CHÚ Ý:
Tháo dần đĩa ra nếu không lò xo chổi thân có thể bay ra ngoài.
1. Đĩa 2. Vấu hãm
CHÚ Ý:
• Hãy thực hiện công việc với tô vít có quấn băng dính
• Hãy thực hiện công việc này với giẻ trên giá đỡ chổi than do lò xo chổi
Than có thể văng ra.
Hình 4. 10 Tháo lò xo chổi than khi ép bằng tô vít
1 Chổi than 2 Lò xo chổi than
(4) Tháo lò xo chổi than ra khỏi tấm cách điện giá đỡ.
1 Lò xo chổi than
2 Tấm cách điện giá đỡ chổi than
Hình 4. 11 Tháo lò xo chổi than ra khỏi tấm cách điện
(5) Tháo tấm cách điện giá đỡ chổi than 1 Tấm cách điện giá đỡ chổi than
Hình 4. 12 Tháo tấm cách điện giá đỡ chổi than
4.2.7 Tháo cụm roto
(1) Rôto
Hình 4. 13 Tháo cụm roto
4.2.8 Tháo cụm ly hợp máy đề
1. Tháo ly hợp của máy đề
(1) Tháo cụm rôto của máy đề ra khỏi stato và giữ rôto lên êto giữa những tấm nhôm mềm hay giẻ.
Hình 4. 14 Tháo cụm ly hợp máy đề
(2) Trượt bạc chặn xuống dưới bằng cách gõ vào nó với tô vít đầu dẹt.
1. Phanh hãm 2. Bạc chặn
(3) Tháo phanh hãm.
1 Mở miệng của phanh hãm bằng tô vít đầu dẹt. 2 Tháo phanh hãm.
1. Phanh hãm
4.3 Quy trình sửa chữa của máy khởi động
Quy trình sửa chữa máy khởi động gồm 6 bước: tháo – tháo rời – kiểm tra – lắp ráp – thử – lắp.
Hình 4. 15 Quy trình kiểm tra
4.3.1 Tháo
1. Tháo cực âm của bình ắc-quy.
2. Tháo đế máy gồm: tháo nắp bảo vệ và ngăn mạch, tháo đai ốc bắt cáp đến máy, tháo giắc nối của đế máu và tháo đế máy.
Hình 4. 16 Tháo cực âm ác quy
4.3.2 Tháo rời
1. Tháo cụm công tắc từ gồm: tháo công tắc từ và cần dẫn động. 2. Tháo cụm stato gồm: tháo stato, lắp sau và vỏ nắp máy.
3. Tháo lò xo chổi than. 4. Tháo cụm roto.
5. Tháo cụm ly hợp máy đề gồm: ly hợp máy đề, bạc chặn và phanh hãm.
Hình 4. 17 Tháo rời máy khởi động
4.3.3 Kiểm tra
1. Kiểm tra cụm roto máy đề: quan sát bằng mắt xem cuộn dây roto và cổ góp xem có bị bẩn hay không. Nếu bẩn và cháy sẽ khiến máy đề hoạt động không đúng. Nếu bẩn, hãy vệ sinh cụm roto bằng chổi và khăn lau.
2. Kiểm tra thông mạch và cách điện của roto: dùng đồng hồ điện để kiểm tra cách điện giữa cổ góp, lõi roto và thông mạch giữa các thanh dẫn điện của cổ góp.
3. Kiểm tra độ bảo hướng kính, đường kính ngoài và độ sâu của rãnh cổ góp.
4. Kiểm tra cuộc cảm: dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra thông mạch giữa các dây dẫn chổi than và dây dẫn, cách điện giữa chổi than và phần cảm.
5. Kiểm tra chổi than: vệ sinh sạch và kiểm tra bằng thước kẹp. 6. Kiểm tra cụm ly hợp máy đề bằng tay và kiểm tra khớp nối một
chiều có ở trạng thái hãm hay không. 7. Kiểm tra cụm công tắc từ.
4.3.4 Lắp ráp
1. Lắp cụm ly hợp máy đề gồm: ly hợp máy đề, bạc chặn và phanh hãm.
2. Lắp cụm rô to máy đề. 3. Lắp lò xo chổi than máy đề.
4. Lắp cụm stato máy đề gồm vỏ máy đề, nắp sau và stato máy đề. 5. Lắp cụm công tắc từ máy đề gồm công tắc từ máy đề và cần dẫn
động.
Hình 4. 18 Lắp ráp máy khởi động
4.3.5 Thử
Cấp điện trực tiếp từ ắc quy vào để kiểm tra các chức năng: chức năng kéo và giữ. Kiểm tra khe hở bánh răng chủ động, chức năng đàn hồi bánh răng chủ động và thử không tải.
4.3.6 Lắp
1. Lắp máy đề.
2. Nối cáp âm của ắc quy
KẾT LUẬN
Ô tô đang được sự dụng rộng rãi ở nước ta như một phương tiện đi lại cá nhân cũng như vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là các ô tô đời mới đang kéo theo nhu cầu đào tạo rất lớn về nguồn nhân lực bão dưỡng, sữa chữa ô tô.
Xuất phát từ nhu cầu trên em đã được giáo viên bộ môn giao cho đề tài: “Nghiên cứu hệ thống khởi động trên xe TOYOTA VIOS” nhằm cung cấp và cũng cố kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành bão dưỡng sữa chữa hệ thống trên xe TOYOTA VIOS. Kiến thức trong đề tài này được sắp xếp theo thứ tự các chương: Tổng quan về hệ thống khởi động , Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động ; Quy trình tháo lắp, phương pháp kiểm tra bảo dưỡng và chẩn đoán hư hỏng hệ thống khởi động trên xe TOYOTA VIOS . Từng bộ phận được phân tích rõ ràng.
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã kết hợp kinh nghiệm thực tiễn, lý thuyết vễ sữa chữa ô tô để cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất. Nhằm đáp ứng yêu cầu sữa chữa trên xe TOYOTA VIOS .
Mặc dù thời gian thực hiện đề tài rất hạn chế nhưng được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Ts.Vũ Hải Quân trong Khoa Công nghệ ô tô. Đến hôm nay em đã hoàn thành đề tài của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chu Đức Hùng, Nguyễn Thành Bắc, Thân Quốc Việt, 2017. Giáo trình hệ thống điện - điện tử ô tô cơ bản. Nhà xuất bản KHKT
[2] Tom Denton, 2011. Automobile Mechanical and Electronic Systems.
Elsevier Ltd. All rights reserved, 282 – 288
[3] PSG.TS Đỗ Văn Dũng, 2008. Giáo trình Hệ thống điện và điện tử ô tô Nhà xuất bản ĐH SPKT TP.HCM, 29 - 34.
[4] Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa do Tổng cục dạy nghề ban hành
[5] Bảo dưỡng và sửa chữa ôtô - NXB Công nhân kỹ thuật 1978
[6] Cấu tạo, sửa chữa và bảo dưỡng động cơ xăng - NXB Giao thông vận tải 2004.