a) Nhiệm vụ
Rơ le khởi động là thiết bị cho phép một lượng điện nhỏ điều khiển một lượng lớn dòng điện.
Tuy là một bộ phận nhỏ nhưng Rơ le đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống khởi động ô tô . Động cơ khởi động cần sử dụng một lượng lớn dòng điện, chính xác là 250+ amps. Đây là một dòng điện lớn, không thể kiểm soát trực tiếp được từ công tắc đánh lửa, do vậy, rơ le được sử dụng trong mạch để điều khiển quá trình khởi động dòng điện này.
Rơle khởi động đóng cặp tiếp điểm chính để nối điện cho máy khởi động đồng thời đóng tiếp điểm khi khởi động động cơ và gài bánh răng của máy khởi động ăn khớp với bánh răng của bánh đà.
b) Yêu cầu
Rơle khởi động phải đóng mở dứt khoát khi khởi động, có đủ sức hút để gài hai bánh răng ăn khớp với nhau, đảm bảo êm dịu nhẹ nhàng
c) Phân loại
Rơle: Có hai loại là Rơle kéo và Rơle đóng mạch.
Rơle kéo gồm có đĩa 3 được gắn trên trục 10 của lõi 8 và cách điện với trục, lõi 8 dịch chuyển trong ống 5. Tất cả được đặt trong vỏ 6. Lò xo 9 luôn luôn giữ cho lõi 8 ở vị trí ngoài cùng, có nghĩa là để cho đĩa 3 không đóng được K1, K2. Trên ống 5 quấn hai cuộn dây kéo và hút.
Rơ le Dóng mạch: Gồm có cặp tiếp điểm 12 và 13 luôn luôn mở khi không làm việc. Móc giữ 14 giữ tấm dung 15 ở vị tríkhe hở tiếp điểm tiêu chuẩn. Giá 16 để đặt lõi thép. Rơle đóng mạch có các cực. K,C,b. Rơle đóng mạch có nhiện vụ đóng cắt dòng điên rơ le khởi động
Hình 2. 19 Rơ le đóng mạch
d) Nguyên lý hoạt động
Hình 2. 20 Sơ đồ của rơ le khởi động
Khi ấn nút BZ thì cuộn dây Rơle đóng mạch có điện. Dòng điện sẽ đi như sau:
(+) Ắc quy đến BZ đến cọc K của Rơle đóng mạch đến cuộn dây từ hoá 17. Do có dòng điện qua cuộn dây Rơle tạo lên từ trường làm từ hoá lõi thép
hút tiếp điểm 13đóng lai lúc này cuộn dây kéo và giữ có điện. Chiều của dòng điện trong 2 cuộn như sau:
+ Trong cuôn dây kéo: (-) Ăcquy đến mát đến chổi than nối mát của máy khởi động đến chổi than khác của máy khởi động rồi đến cuộn dây kích thích đến K1 đến K3 đến cuộn dây B đến K4 đến cục C của rơle đóng mạch. Trong cuộn giữ: (-) Ăc quy đến mát đến cuộn giữ đến cọc K của Rơle kéo đếncọc C của Rơle đóng mạch.
Từ đây cả hai mạch đi qua cặp tiếp điểm 12 và 13 đến tấm rung 15, giá 16, cực của rơle đóng rồi đến cực dương của ắc quy. Do trong cuộn kéo và giữ có điện tạo ra từ trường hút lõi thép về phía trái làm cần 11 tác dụng vào cơ cấu truyền lực để đưa khối bánh răng máy khởi động đến ăn khớp với bánh đà.
Khi cặp bánh răng đã ăn khớp hoàn toàn thì đĩa 3 đóng K1 và K2. Khi khởi
động xong, do tốc độ máy phát còn nhỏ, sức điện động của nó ngược chiều với sức điện động của ắc quy nên cường độ dòng điện trong cuộn dây rơ le đóng mạch bị khử ,tiếp điểm 9 và 10 mở ra và dòng điện trong hai cuộn dây kéo và giữa cũng bị ngắt. Dưới tác dụng của lực lò so trên cần hai nhánh 11 và lò so 9, lõi thép trỏ về vị trí cũ làm phân ly khối bánh răng, đĩa 3 tách K1 và K2, dòng điện vào máy khởi động bị ngắt, máy khởi động thôi làm việc.