Tín dụng nông nghiệp:

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Hà Nội” docx (Trang 25 - 27)

II- Đánh giá hoạt động tín dụng của NHTM

2. Phân loại tín dụng

2.3.3 Tín dụng nông nghiệp:

thương mại cấp cho hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp người nông dân có thêm vốn mua giống cây trồng và vật nuôi.

2.3.4 Tín dụng cá nhân: Là tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để họ mua săm các dụng cụ, đồ vật phục vụ cho mục đích sinh hoạt hàng ngày như: xe hơi, tivi,...

2.3.5 Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Là tín dụng cung cấp cho các khách hàng là các Ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tài chính trung gian khác,...

3. Các hình thức đảm bảo tín dụng.

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro mất vốn. Vì vậy, để tránh các khả năng này có thể sảy ra Ngân hàng thương mại thường đưa ra một số các hình thức đảm bảo tín dụng như sau:

3.1 Cầm cố

* Khái niệm: Là hình thức mà theo đó người nhận tài trợ của Ngân hàng

phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho Ngân hàng thương mại trong một thời gian nhất định. Nếu tài sản cầm có có đăng kí quyền sở hữu thì có thể thảo thuận bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao cho bên thứ 3.

* Đối tượng cầm cố: có thể là các loại giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, ngoại

tệ mạnh, kim loại quý,... Đây chủ yếu là những tài sản có tính thanh khoản cao, có thể chuyển đổi thành tiền mặt bất cứ lúc nào, dễ quản lý, không chụi ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.

* Mục đính của cầm cố: Ngân hàng thương mại thực hiện cầm cố để hạn

chế, phòng ngừa rủi ro có thể sảy ra mà người vay vốn không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Khi thời gian hợp đồng theo thảo thuận đã hết nếu người vay không trả nợ được thì Ngân hàng có quyền thanh lý các tài sản cầm cố ( nếu không có thảo thuận gì thêm), còn người vay trả đủ cả vốn và lãi cho Ngân hàng thì họ phải trả lại tài sản cho người vay. Khi tiến hành cầm cố Ngân hàng và người vay phải tiến hành định giá các tài sản đó sao cho hợp lý, quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ giữa các bên để khi có tranh chấp sảy ra có thể đó là cơ sở để giải quyết.

3.2 Thế chấp

* Khái niệm: Là hình thức mà theo đó người vay phải chuyển các giấy tờ

chứng nhận quyền sở hữu các tài sản đảm bảo sang Ngân hàng trong một thời gian nhất định. Thế chấp tài sản phải lập thành văn bản và phải có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều này do hai bên thảo thuận hoặc pháp luật quy định.

* Đối tượng thế chấp: Thông thường đây là các tài sản có tính thanh khoản thấp hơn so với các tài sản cầm cố như: bất động sản, máy móc thiết bị. Điểm khác nhau giữa cầm cố và thế chấp là tài sản thế chấp khi đã được giao cho Ngân hàng thương mại thì người sở hữu nó vẫn có quyền sử dụng nhưng phải tránh các hoạt động làm biến dạng tài sản, còn đối với tài sản cầm cố thì người sở hữu nó không thể sử dụng cho đến lúc hết thời gian cầm cố. Ví dụ:

Khi thế chấp ngôi chỉ cần mang giấy tờ của ngôi nhà đó đến Ngân hàng làm thủ tục thế chấp, còn ngôi nhà thì ta vẫn có thể ở, sinh hoạt hàng ngày; còn khi cầm cồ 1000 USD thì ta phải mang 1000 USD đó đến Ngân hàng, khi hợp đồng kết thúc ta trả được lãi và vốn cho ngân hàng thì họ trả lại ta giấy tờ sở hữu ngôi nhà và tiền, nếu không thực hiện được thì họ thanh lý tài sản trên.

3.3 Bảo lãnh

Khái niệm: Đây là hình thức Ngân hàng yêu cầu người nhận tài trợ phải

có sự bảo lãnh của một cá nhân, tổ chức, hay một Ngân hàng nào đó về khoản vay. Các cá nhân, tổ chức này sẽ đứng ra trả nợ thay cho người nhận tài trợ nếu họ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Điểm khác nhau cơ bản giữa hình thức này và hai hình thức trên là khá rõ ràng. Đối với cầm cố, thế chấp bắt buộc phải có sự tham gia của các tài sản trong hợp đồng còn đối với bảo lãnh thì chỉ cần uy tín và khả năng tài chính của bên nhận bảo lãnh là có thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Hà Nội” docx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w