Tình hình cung cầu, bối cảnh cạnh tranh trên thị trường

Một phần của tài liệu Phân tích công ty cổ phần tập đoàn kido mã chứng khoán KDC (Trang 26 - 28)

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Hiện nay trong ngành sản xuất bánh kẹo có nhiều nhà sản xuất với quy mô sản xuất kinh doanh ở nhiều mức độ khác nhau. Mặt khác, các sản phẩm bánh kẹo rất đa dạng và phong phú. Sau đây là một số nhà sản xuất có thể cạnh tranh với Kinh Đô.

CTCP Bibica (BBC): bắt đầu nổi tiếng với sản phẩm bánh Hura (2006), hiện đã chiếm 30% thị phần bánh bông lan. Các sản phẩm bánh biscuits & cookies chiếm 20% thị phần bánh khô. Bánh choco-pie và kẹo của Bibica được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng (Bibica hiện dẫ n đầu thị phần kẹo). Ngoài ra, B ibica còn cung cấp một số sản phẩm dinh dưỡng. Bibica đã 14 năm liền đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, khẳng định vị thế trên thương trường, tạo dựng được lòng tin từ khách hàng.

- Điểm mạnh: là hệ thống phân phối trên khắp 64 tỉnh thành, giá trị xuất khẩu chiếm 5% doanh thu trên các thị trường lớn: Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan…

- Khó khăn: hệ thống máy móc, công nghệ nhập khẩu bên ngoài nên chịu rủi ro

về tỷ giá lớn. Bibica cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và các sản phẩm thay thế khác như trái cây, nước uống trái cây…

CTTNHH Hải Hà (HHC) chủ yếu phục vụ khác h hàng bình dân. Kẹo các loại là dòng sản phẩm chủ lực đóng góp khoảng 75% doanh thu cho công ty. Còn lại là bánh kem xốp, bánh quy, cracker và bánh trung thu góp hơn 20%. Hải Hà đứng thứ 2 thị phần kẹo với 14% (sau BBC) và chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu ở phâ n khúc sản phẩm kẹo chew, Jelly và kẹo xốp.

- Điểm mạnh: Hải Hà tập trung thị trường chủ yếu ở miền Bắc vì vậy có thể tập trung thị trường hơn. Sản lượng tăng hằng năm 25%

- Khó khăn: mặt hàng bánh quy và cracker chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các

công ty lớn. Chi phí nguyên vật liệu biến động, không tự chủ được nguồn cung, ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm.

CTCP Hữu Nghị (HNF) đáng chú ý là bánh quy, mứt tết và bánh mỳ công nghiệp. Riêng với bánh mì mặn công nghiệp, Hữu Nghị là đơn vị dẫn đầu thị trường (hai nhãn hiệu Lucky và Staff rất được ưa chuộng).

- Điểm mạnh: Nhờ chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành

nghề trên nền thiết bị, công nghệ hiện đại, thương hiệu Hữu Nghị Food đã trụ vững trên thị trường.

- Khó khăn: xuất khẩu do các nước đưa ra nhiều rào cản thương mại và các tiêu

chuẩn hóa lý đối với hàng hóa.

Đối thủ tiềm ẩn:

Với nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, công thêm những chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh bánh kẹo, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia lĩnh vực sản suất kinh doanh này.

   

Đối thủ chưa có mặt trên thị trường Việt Nam những tương lai sẽ xuất hiện và kinh doanh cùng sản phẩm của Công ty

Bên cạnh những đối thủ tiềm năng chuẩn bị xâm nhập ngành, Kinh Đô sẽ phải đối mặt với những đối thủ rất mạnh có thâm niên trong hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹ o khi việc gia nhập AFTA, WTO như Kellog, các nhà sản xuất bánh Cookies từ Đan Mach, Malayssia...

   

Đối thủ đã có mặt trên thị trường Việt Nam, kinh doanh khác sản phẩm của công ty nhưng tương lai sẽ kinh doanh cùng sản phẩm của Công ty

Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.

Có thể nói trong lĩnh vực thực phẩm, rào cản quan trọng cho các đối thủ mới nhập ngành là tiềm lực về tài chính khả năng về vốn. Vì đây là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình đầu tư nghiên cứu sản phẩm, đầu tư công nghệ, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Đối với Kinh Đô, tiềm lực về tài chính đã giúp c ho công ty

tạo ra sự khác biệt trong việc đa dạ ng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có giá cả và chất lượng cạnh tranh nhờ đầu tư đúng mức.

Một phần của tài liệu Phân tích công ty cổ phần tập đoàn kido mã chứng khoán KDC (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)