- Bước 1: Phân tích các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả:
+ Nội dung: Sau khi tìm hiểu kỹ về phương pháp dạy học theo góc, dựa vào kiến thức của các bài trong chương trình Sinh học phổ thông, tôi nhận thấy có một số bài có thể áp dụng phương pháp này, và tôi đã chọn toàn bộ nội dung của bài 47: “Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người” – chương IV: Sinh sản– Sinh học 11 – Cơ bản để áp dụng
+ Thời gian: Tôi đã chia nội dung bài học thành 3 góc vì vậy tôi đã phân chia thời gian như sau:
(+) Phần giới thiệu vào bài và giao nhiệm vụ cho HS : 5 phút (+) HS thực hiện nhiệm vụ ở mỗi góc 8 - 9 phút
(+) Thời gian di chuyển giữa các góc 1- 2 phút (+) Thời gian báo cáo và thảo luận 10 phút
+ Không gian lớp học và sĩ số HS: Tôi đã chọn phòng máy là phòng có diện tích lớn nhất ở khu nhà C để thực hiện và chọn 2 lớp có sĩ số ít nhất khối là 11A6 (40 HS) và 11A7 (39 HS)
+ Đối tượng HS: Lớp 11A6, 11A7
- Bước 2: Thiết kế các hoạt động học theo góc:
+ Xác định mục tiêu bài học:
1) Kiến thức: Phân biệt được một số hình thức học tập chủ yếu của động vật; phân biệt được một số dạng tập tính phổ biến ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa; vận dụng được những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất
2) Kĩ năng: Kĩ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh; kĩ năng học tập: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề; kĩ năng khoa học: vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phân tích mối quan hệ; quan sát.
3) Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài động vật trong tự nhiên; rèn luyện những thói quen tốt: không vứt rác bừa bãi, tuân thủ luật giao thông, tập thể dục buổi sáng…
+ Xác định phương pháp kĩ thuật và thiết bị dạy học: Phương pháp DHTG, hợp tác nhóm, làm việc cá nhân, thiết bị dạy học là Máy chiếu, máy tính bàn, các phiếu học tập, các tranh ảnh minh họa. Cụ thể ở mỗi góc như sau
STT Tên góc Thiết bị đồ dùng dạy học
1 Quan sát - Máy vi tính có video liên quan đến các biện pháp tăng sinh sản ở động vật
- Phiếu học tập số 1
2 Phân tích Sách giáo khoa Sinh học 11, Bài 47, Tranh ảnh minh họa các biện pháp tránh thai được dán xung quanh phiều học tập lớn
- Phiếu học tập số 2
3 Áp dụng Sách giáo khoa Sinh học 11. Tranh minh họa về hiện tượng nạo phá thai
Phiếu học tập số 3
Tự do Sách giáo khoa Sinh học 11.
Phiếu học tập số 4: Sơ đồ tư duy về kiến thức điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
+ Xác định các góc học tập và thiết kế nhiệm vụ học tập cho mỗi góc học tập:
Trong bài học này, với lượng kiến thức lớn nhưng không quá khó, song lại khó có thể tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng nên tôi chỉ tổ chức thành 4 góc học tập. Các nhiệm vụ học tập cho mỗi góc học tập như sau:
* Góc Quan sát
Mục tiêu: Phân tích được một số biện pháp tăng sinh sản ở động vật.
Nhiệm vụ: Xem video, tranh ảnh về các biện pháp tăng sinh sản ở động vật mà GV đã chuẩn bị sẵn và hoàn thiện phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 1 Góc Quan sát
(Thời gian hoàn thành 8 phút)
Xem video về các biện pháp tăng sinh sản ở động vật và hoàn thiện nội dung trong bảng sau:
STT Tên biện pháp Mục đích Ví dụ
1. Sử dụng hoocmon hoặc chất kích thích tổng hợp
2. Thay đổi các yếu tố môi trường
3. Nuôi cấy phôi 4. Thụ tinh nhân tạo * Góc Phân tích
Mục tiêu: Phân biệt được các biện pháp tránh thai
Nhiệm vụ: Nghiên cứu Sách giáo khoa Sinh học 11 và quan sát các hình minh họa được dán trên PHT lớn và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 2 Góc Phân tích
(Thời gian hoàn thành 8 phút)
Đọc phần II - Sinh đẻ có kế hoạch ở người và hoàn thiện bảng 47.
Nêu biện pháp tránh thai ở người, và giải thích vì sao các biện pháp đó lại giúp cho người phụ nữ tránh thai? (cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai)
STT Tên biện pháp tránh thai Cơ chế tác dụng
1 Tính vòng kinh
3 Thuốc viên tránh thai
4 Dụng cụ tử cung
5 Triệt sản nữ
…...
* Góc Áp dụng
Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức tập tính vào thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ: Hoàn thiện các câu hỏi trong phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 3 Góc Áp dụng
(Thời gian hoàn thành 8 phút)
Câu 1: Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề gì trong sinh đẻ của người?
….……… ….……… ….………
Câu 2: Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
….……… ….……… ….……….
Câu 3: Tại sao phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ? Nó gây ra những hậu quả gì?
….……… ….………
* Góc tự do
Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức đã học về diều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
Nhiệm vụ: Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 4
Phiếu học tập số 4 Góc tự do
Câu 1: Vẽ sơ đồ tư duy về các biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật
Câu 2: Phân tích câu thơ sau để nhận thấy những điểm sai về luật hôn nhân và việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch:
“Lấy chồng từ thủa mười ba Đến khi mười tám, thiếp đà năm con”
GV xây dựng sơ đồ luân chuyển góc học tập theo PCHT trong quá trình học để HS có thể thuận tiện luân chuyển khi học:
Góc áp dụng Góc phân tích
Góc tự do
2.3.2. Giai đoạn 2: Tổ chức cho HS học theo góc:
Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học:
+ Tôi đã bố trí góc học tập ở 4 khu vực: Gần bàn GV, cuối lớp và phía bên phải của lớp, góc bên trái phía trên để đảm bảo diện tích và thuận lợi cho HS di chuyển, tôi đã dồn 2 dãy ghế thành 1 một khối
+ Ở mỗi góc đều được trang bị một PHT lớn, riêng góc Quan sát có thêm một máy tính bàn.
+ HS di chuyển giữa các góc theo đường vòng quanh lớp học
Bước 2: Giới thiệu bài học/ nội dung học tập và các góc học tập.
Ở bước này tôi đã dành 5 phút để giới thiệu bài học, giới thiệu về các góc học tập và hướng dẫn HS sơ đồ di chuyển
Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc
- HS thảo luận theo nhóm sau đó tự hoàn thiện các nhiệm vụ ở mỗi vào PHT cá nhân mà các em tự tạo vào vở theo mẫu ở PHT lớn
- GV theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời - Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc.
Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thu được và thảo luận giữa tất cả các thành viên trong lớp
- Sau khi các nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ ở cả 4 góc học tập, tôi đã yêu cầu các em di chuyển về chỗ ngồi và yêu cầu 4 em HS đứng tại chỗ để báo cáo kết quả học tập của mình, mỗi em báo cáo kết quả ở mỗi góc.
- Các bạn ở các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận bằng cách chiếu đáp án các PHT lên bảng để chốt kiến thức
- GV đã thu PHT của một số em HS để chấm và cho điểm nhằm khuyến khích tinh thần học tập của các em HS.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG TIẾT HỌC
Hình 1. Góc quan sát Hình 2. Góc phân tích
Hình 5. GV giới thiệu các góc học tập Hình 6. HS làm việc cá nhân tại góc tự do
Hình 7. Xem video về điều khiển sinh sản ở động vật tại góc quan sát
Hình 8. GV hỗ trợ học tập tại góc áp dụng
+
Hình 9. Hoàn thiện nhiệm vụ tại góc quan sát
Hình 10. GV hỗ trợ học tập tại góc phân tích
Hình 11. Thực hiện luân chuyển góc Hình 12. Báo cáo kết quả
Hình 13. GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
Hình 14. Kết quả hoàn thành PHT cá nhân của các góc