A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 3p
a. Mục tiêu: tạo tâm thế vui vẻ, gây hứng thú bài học
b. Nội dung: học sinh hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi:
- Chọn hình thức tiêu hóa phù hợp của các động vật sau: giun đất, sứa, hải quỳ, trùng roi, trâu, bò, dê, người, thỏ, ngựa, trùng biến hình, hổ, chó sói.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS Đáp án:
+ Tiêu hóa nội bào: trùng biến hình + Tiêu hóa dạng túi: sứa, hải quỳ, san hô
+ Tiêu hóa dạng ống: giun đất, trâu, bò, dê, thỏ, người, ngựa, hổ, chó sói.
d. Tổ chức thực hiện
1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
2. Thực hiện nhiệm vụ: HS tập trung chú ý, suy nghĩ các vấn đề đã nêu
3. Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1 - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét
4. Kết luận, nhận định: Từ các vấn đề đã nêu, GV dẫn dắt HS nghiên cứu bài mới. mới.
B. Hình thành kiến thức (15p)
Hoạt động. Tìm hiểu đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
a. Mục tiêu
Học sinh nêu được khác biệt quá trình tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật
b. Nội dung: HS hoạt động nhóm chuyên gia trình bày sự phù hợp giữa cấu tạovà chức năng của các bộ phận trong hệ tiêu hóa: răng, dạ dày, ruột và chức năng của các bộ phận trong hệ tiêu hóa: răng, dạ dày, ruột
c. Sản phẩm: bài chuẩn bị ở nhà của học sinh
Câu6: Bộ phận
Động vật ăn động vật Động vật ăn thực vật
Cấu tạo Chức năng Cấu tạo Chức năng
Miệng - Răng cửa hình nêm - Răng nanh nhọn -Răng hàm nhỏ - Gặm và lấy thịt ra khỏi xương. - cắm và giữ mồi -Ít sử dụng
-răng cửa to, bằng. - răng nanh giống răng cửa.
- răng hàm có nhiều gờ cứng.
Giữ và giật cỏ. -Nghiền nát thức
Dạ dày -Đơn, to
- chứa thức ăn. - tiêu hoá cơ học và hoá học
một phần thức ăn
- động vật ăn thực vật có dạ dày đa( trâu, bò,
dê cừu): dạ dày có 4 ngăn: - dạ cỏ -dạ tổ ong -dạ lá sách -dạ múi khế( dạ dày chính thức). Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn( thỏ, ngựa)
tiêu hoá sinh học thức ăn nhờ vi
sinh vật Chuyển thức ăn lên miệng để nhai
lại.
-Hấp thụ bớt nước -Tiết HCl và enzim tiêu hoá thức ăn và vi sinh
vật
Chứa và tiêu hoá cơ học, hoá học thức ăn. Ruột Ruột non ngắn Ruột già ngắn Manh tràng nhỏ Tiêu hoá các loại thức ăn và hấp thụ thức ăn. Hấp thụ bớt nước và tạo phân đặc thải ra ngoài Ít có tác dụng
Ruột non dài Ruột già lớn Manh tràng phát triển ( thỏ, ngựa)
Tiêu hoá các loại thức ăn và hấp thụ thức ăn. Hấp thụ bớt nước và thải bả Tiêu hoá nhờ vi sinh vật và hấp thụ thức ăn d. Cách thức tổ chức
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 3 nhóm; yêu cầu mỗi nhóm là 1 chuyên gia:
+ Nhóm 1: Trình bày sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của răng của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
+ Nhóm 2: Trình bày điểm khác biệt giữa cấu tạo và chức năng dạ dày của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
+ Nhóm 3. Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng ruột của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm chuyên gia
2. Thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, thảo luận thống nhất câu trả lời. nhất câu trả lời.
3. Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo trên hình ảnh
4. Kết luận, nhận định
- HS các nhóm nhận xét, đánh giá phần trình bày và phần chuẩn bị bài mới của nhóm khác.
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm bàn trả lời câu hỏi
Bộ câu hỏi 1.
Câu 1. Giải thích tại sao ruột của thú ăn thực vật dài hơn của thú ăn thịt.
Câu 2. Nêu điểm khác biệt dạ dày của thú ăn cỏ hàm trên không có răng và có hàm trên có răng.
Bộ câu hỏi 2. Làm bài tập 2 trong SGK/ 70
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
Đáp án bộ câu hỏi 1.
Câu 1. Ruột thú ăn thực vật dài hơn thú ăn thịt vì thức ăn của chúng là thực vật nghèo dinh dưỡng Câu 2.
+ Dạ dày của thú ăn cỏ hàm trên không có răng (động vật nhai lại): dạ dày 4 ngăn + Dạ dày của ĐV nhai lại hàm trên có răng: dạ dày đơn
Đáp án bộ câu hỏi 2.
Câu 2. Thú ăn thực vật sử dụng thực vật là nguồn thức ăn chính. Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa. Vì vậy thú ăn thực vật phải ăn số lượng thức ăn rất lớn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
d. Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu
+ HS hoạt động nhóm bàn trả lời bộ câu hỏi 1. + Hoạt động cá nhân trả lời bộ câu hỏi 2.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
* Báo cáo: Đại diện 1 - 2 HS báo cáo.
* Đánh giá, kết luận: Giáo viên nhận xét, chốt đáp án.
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5p)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng trong thực tế.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
Ruột thừa ở người có chức năng gì? Có những người bị đau ruột thừa, tiến hành cắt bỏ đoạn ruột này có ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và sức khỏe của người đó không? Giải thích
c. Sản phẩm: câu trả lời miệng của HS Gợi ý, đáp án:
Trong ruột thừa, có lớp màng vi khuẩn có lợi sống cộng sinh và nắm vai trò thiết yếu trong việc lên men thức ăn, tổng hợp vitamin; đồng thời liên quan đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, khi chúng chưa hề gây ra những bất ổn nào trong cơ thể bạn thì tốt nhất không nên tự ý cắt bỏ phần ruột thừa này.
d. Cách tiến hành
* Giao nhiệm vu
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu trả lời câu hỏi
* Thực hiện nhiệm vụ: HS làm theo yêu cầu của giáo viên
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS trả lời
* Đánh giá, kết luận: GV chốt đáp án
E. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới (3p)
link:
https://www.youtube.com/watch?v=TKXeGpFv7uc và hoàn thiện bài tập sau:
Câu 1. Hô hấp ở động vật là gì?
Câu 2. Quá trình hô hấp ở động vật gồm những giai đoạn nào? Phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp trong.
Câu 2. Khái niệm bề mặt trao đổi khí? Đặc điểm bề mặt trao đổi khí. Câu 3. So sánh các hình thức hô hấp của các loài động vật.
Đã được hội đồng khoa học ngành xếp loại
Họ tên: Nguyễn Thị Thơm
Ngày sinh: 17/02/1982 Ngày vào ngành: 1/10/2004 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Môn giảng dạy: Sinh học
Đơn vị: Trường THPT Hoằng Hóa 4.
TT Tên đề tài đánh giáCấp Kết quảxếp loại ĐGXLNăm 1
Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bài “Dinh dưỡng Ni tơ ở thực vật – sinh 11, cơ bản”. HĐKH ngành Loại B 2016 2 " Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh chủ đề : Tiêu hoá ở động vật (tiết 14,15 – Sinh học lớp 11) ”
HĐKH ngành
Loại B 2021
1.Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lí luận dạy họcSinh học phần đạicương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Đinh Quang Báo (chủ biên) (2017), Dạy học phát triển năng lực môn Sinh họcTrung học phổ thông, Nxb Đại hoc Sư phạm, Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn (2007), Sinh học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn (2010), Sinh học 11 sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập (2006), Sinh học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học phổ thông chu kỳ III ( 2004- 2007), Viện nghiên cứu sư phạm. Hà Nội.
7. Ngô Văn Hưng, Trần Văn Kiên (2007), Bài tập sinh học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Phạm Đức Quang (2013), Các nguyên tắc và phương pháp xác định lĩnh vực học tập, môn học mạch kiến thức, chủ đề dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Thành (2006), Chuyên đề “ Tổ chức hoạt động dạy học sinh học ởtrường THPT”, Trường ĐHSP Hà Nội.
10. Đỗ Hương Trà, (2006), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
11. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao, Phan Đức Duy (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
12. Phạm Viết Vượng, Vũ Lệ Hoa, Nguyễn Lăng Bình (2013), Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên: Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị quyết số 29 Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2014).
14. Bộ giáo dục và đào tạo, Công văn số 5555/BGDĐT – BGDĐT Về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá,ngày 18 tháng 10 năm 2014.
15.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông– Chương trình tổng thể, tháng 7/2017.