Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: (1 phút)

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) nâng cao hiệu quả giờ dạy học bài đại cáo bình ngô ( nguyễn trãi ngữ văn 10, tập 2) thông qua việc áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi (Trang 29 - 32)

II. Sự nghiệp thơ văn 1 Những tác phẩm chính

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: (1 phút)

- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài Bình Ngô đại cáo – phần 2 Tác phẩm

Soạn bài “Bình Ngô đại cáo” phần tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục của bài cáo? Em hiểu gì về ý nghĩa của hai câu thơ?

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Câu nào trong bài Cáo chứng minh nhân nghĩa trở thành phương châm, vũ khí đánh giặc?

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ PHẦN II: TÁC PHẨM PHẦN II: TÁC PHẨM

Tiết 2

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.

- Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình.

- Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.

- Tích hợp GDBVMT: Liên hệ khi thực hành đọc - hiểu VB: Tội ác của giặc Minh: Huỷ diệt môi trường; Bảo tồn thiên nhiên

- Tích hợp GDTTĐĐ Hồ Chí Minh: Yêu nước, độc lập dân tộc

2. Về kĩ năng:

- Kỹ năng đọc hiểu: đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Kỹ năng trình bày vấn đề: trình bày kiến thức về một tác giả, tác phẩm văn học.

3. Về thái độ:

- Niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc; - Lòng yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam;

- Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm chính luận trung đại Việt Nam.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm chính luận trung đại Việt Nam.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm chính luận trung đại Việt Nam.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các tác phẩm chính luận trung đại Việt Nam.

- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 10; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit;

- Tư liệu tham khảo: Văn học trung đại Việt Nam (NXB Giáo dục 2002)

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 2) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

- Chuẩn bị bài Bình Ngô đại cáo – phần 1 Tác giả

+ Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài

+ Soạn bài “Bình Ngô đại cáo” phần tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục của bài cáo? Em hiểu gì về ý nghĩa của hai câu thơ?

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Câu nào trong bài Cáo chứng minh nhân nghĩa trở thành phương châm, vũ khí đánh giặc?

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: 2. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)

* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, thuyết trình, trình bày một phút

* Hình thức tổ chức hoạt động: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Thơ văn của Nguyễn Trãi ít nói đến:

A. Tình yêu thiên nhiên. B. Chí khí của người anh hùng. C. Niềm ưu thời mẫn thế. D. Tình cha con, tình yêu quê hương.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây khái quát đúng nhất về hai tập thơ Ức Trai thi tập

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi?

A. Thể hiện nổi bật hai cảm hứng lớn trong thơ Nguyễn Trãi là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.

B. Thể hiện nổi bật những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Trãi.

C. Ghi lại hình ảnh Nguyễn Trãi ở cả hai khía cạnh con người anh hùng và con người trần thế.

D. Tạo nên sự vĩ đại cho sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

Câu 3. Những biểu hiện nào dưới đây gắn với tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt

tác phẩm Bình Ngô đại cáo?

A. Yêu nước là an dân. B. Yêu nước là phải vì dân mà trừ bạo.

C. Yêu nước là phải đem lại cuộc sống thái bình cho nhân dân. D. Cả 3 ý trên.

Câu 4. Tội ác nào dưới đây của giặc Minh không được Nguyễn Trãi nhắc đến

trong Bình Ngô đại cáo?

A. Gây binh kết oán. B. Đốt hết các văn tự, sách vở. C. Thuế khoá nặng nề. D. Tàn hại con người, cây cỏ.

GV giới thiệu bài mới: Nguyễn Trãi là nhà văn hóa lớn, có đóng góp to lớn trong nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông luôn thể hiện tấm lòng với đất nước, yêu thiên nhiên và một lòng vì nước vì dân. Tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn yêu nước, tài năng trong sáng tạo nghệ thuật, là áng “thiên cổ hùng văn” có sức ảnh hưởng to lớn trong mọi thời đại. Tác phẩm là kết tinh của sự sáng tạo với tâm hồn luôn sục sôi lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, sáng chói tư tưởng nhân nghĩa và khát vọng hòa bình. Để hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)

- Mục tiêu:

+ Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.

+ Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình.

+ Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.

- Phương pháp/kĩ thuật: Đặt câu hỏi, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận cặp đôi.

* Hình thức tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) nâng cao hiệu quả giờ dạy học bài đại cáo bình ngô ( nguyễn trãi ngữ văn 10, tập 2) thông qua việc áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w