II. Đọc – hiểu văn bản
1. Luận đề chính nghĩa:
còn ghi.
- Theo em tư tưởng nhân nghĩa được đúc kết qua câu nào? Em hiểu thế nào là nhân nghĩa?
Truyền thống: nhân là lòng thương người, là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
+ Tiến bộ, mới mẻ của NT: nhân nghĩa gắn với yên dân, hướng về dân, làm cho dân được yên vui, no đủ. Trong hoàn cảnh dân khổ, dân nô lệ, dân mất nước thì trước hết phải tiễu trừ bạo ngược, trừ giặc, diệt ác để cứu dân.
Thảo luận cặp đôi
- Từ tiền đề nhân nghĩa ấy, NT đã khẳng định chân lí độc lập của dân tộc ta trên những phương diện nào? So sánh với bài Nam quốc Sơn Hà
Gv dẫn dắt: Dân tộc ta chiến đấu chống quân xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Việt Nam cũng là chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó...
* Tư tưởng nhân nghĩa
- Theo quan niệm của đạo Nho: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
- Nguyễn Trãi:
+ Chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa chủ yếu để yên dân.
+ Đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo.
Đó là cơ sở để bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh (phù Trần diệt Hồ giúp Đại Việt).
Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.
* Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt:
- Cương vực lãnh thổ: nước Đại Việt ta- núi sông bờ cõi đã chia.
- Nền văn hiến: vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
- Phong tục: phong tục Bắc Nam cũng khác
- Lịch sử riêng, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
- Hào kiệt: đời nào cũng có
-> Những thực tế khách quan mà NTrãi đưa ra là chân lý không thể phủ nhận. - 6 câu cuối: NT nhắc tới 4 thất bại thảm hại của giặc phương Bắc và đi tới kết
- Nhận xét về nghệ thuất viết cáo của Nguyễn Trãi?
(từ ngữ, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật)
luận chắc nịch: “Việc xưa xem xét – Chứng cớ còn ghi”.
* Nghệ thuật :
- Các từ ngữ: “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” cho thấy sự tồn tại hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền và văn hiến.
- Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn. - Biện pháp so sánh, câu văn biền ngẫu sóng đôi-> đặt ta ngang hàng với TQ. - Đưa d/c cụ thể xác thực để cminh sức mạnh của chính nghĩa : Lưu Cung… => nêu cao tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thông lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hoá, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Thảo luận nhóm theo bàn
- So sánh với Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt) để thấy sự phát triển của tư tưởng chủ quyền độc lập dân tộc?
* So sánh với Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt): ý thức độc lập dân tộc của
Đại cáo bình Ngô phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. - Toàn diện, vì:
+ Lí Thường Kiệt mới chỉ xác định dân tộc ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền.
+ Nguyễn Trãi đã xác định dân tộc ở nhiều phương diện: lãnh thổ, nền văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, chế độ, con người.
+ Lí Thường Kiệt căn cứ vào “thiên thư” (sách trời)- yếu tố thần linh chứ ko phải thực tiễn lịch sử.
+ Nguyễn Trãi đã ý thức rõ về văn hiến, truyền thống lịch sử và con người- những yếu tố thực tiễn cơ bản nhất, các hạt nhân xác định dân tộc
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị bài Bình Ngô đại cáo – phần 2 Tác phẩm(tiếp theo)
+ Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của kẻ thù như thế nào?
+ Thuật lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
+ Lời tuyên bố chiến thắng
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ PHẦN II: TÁC PHẨM PHẦN II: TÁC PHẨM
Tiết 3 I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình.
- Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.
- Tích hợp GDBVMT: Liên hệ khi thực hành đọc - hiểu VB: Tội ác của giặc Minh: Huỷ diệt môi trường; Bảo tồn thiên nhiên
- Tích hợp GDTTĐĐ Hồ Chí Minh: Yêu nước, độc lập dân tộc
2. Về kĩ năng:
- Kỹ năng đọc hiểu: đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Kỹ năng trình bày vấn đề: trình bày kiến thức về một tác giả, tác phẩm văn học.
3. Về thái độ:
- Niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc; - Lòng yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam;
- Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm chính luận trung đại Việt Nam.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm chính luận trung đại Việt Nam.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm chính luận trung đại Việt Nam.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các tác phẩm chính luận trung đại Việt Nam.
- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 10; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit;
- Tư liệu tham khảo: Văn học trung đại Việt Nam (NXB Giáo dục 2002)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 2) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
- Chuẩn bị bài Bình Ngô đại cáo – phần 1 Tác giả
+ Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài
+ Soạn bài “Bình Ngô đại cáo” phần tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục của bài cáo? Em hiểu gì về ý nghĩa của hai câu thơ?
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Câu nào trong bài Cáo chứng minh nhân nghĩa trở thành phương châm, vũ khí đánh giặc?
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: 2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của dân tộc buổi đầu gặp phải khó
khăn gì?
A. Lực lượng ta - địch không cân sức B. Không có người lãnh đạo tài giỏi. C. Thiếu thốn lương thực và vũ khí. D. Gồm A và C.
Câu 8. Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, nghĩa quân của ta đã “Dùng
đại nghĩa và chí nhân để đối xử với kẻ bại trận". Mục đích của cách ứng xử ấy là gì?
A. Để cho thấy cuộc chiến đấu của chúng ta là vì chính nghĩa. B. Để giặc không gây thù chuốc oán về sau.
C. Để giặc tự nhận ra sự sai lầm và tàn ác của chúng. D. Cả 3 ý trên.
Câu 9. Chữ "nhân" trong câu “Lấy chí nhân để thay cường bạo” được dùng với
nghĩa nào trong những nghĩa sau đây? A. Chỉ con người nói chung. B. Chỉ tấm lòng vị lãnh tụ nghĩa quân.
C. Chỉ một khái niệm đạo đức của Khổng học: lòng yêu thương, quý trọng con người.
D. Chỉ tấm lòng của tất cả các nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 10. Nội dung nào sau đây ứng với đoạn cuối của Bình Ngô đại cáo? A. Tuyên bố nền độc lập dân tộc đã được lập lại.
B. Thể hiện niềm tin tưởng vào tương lai.
C. Nêu lên bài học lịch sử cho hậu thế. D. Cả A, B và C.
GV giới thiệu bài mới:
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu:
+ Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
+ Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình.
+ Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.
- Phương pháp/kĩ thuật: Đặt câu hỏi, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm.
* Hình thức tổ chức hoạt động: