thân, đồng nghiệp và nhà trường.
1. Qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và trao đổi với các giáo viên trong trường cũng như ngoài trường, tôi thấy rằng: Việc trình bày hệ thống kiến thức lí thuyết (có mở rộng nội dung kiến thức) và bài tập phần Cơ chế di truyền và biến dị - sinh học 12 THPT đã giúp cho giáo viên và học sinh có được cái nhìn tổng quát, hệ thống, có tư duy lô gic về kiến thức và vận dụng linh hoạt kiến thức trong việc làm các câu hỏi, bài tập.
2. Việc sử dụng linh hoạt các câu hỏi, bài tập một cách linh hoạt theo từng đối tượng, từng hình thức thi (như hướng dẫn trong mục 4) sẽ giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng học tập và làm bài sao cho phù hợp với mỗi hình thức thi để đạt được kết quả học tập tốt hơn.
3. Qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy rằng, việc áp dụng SKKN này đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc ôn thi THPT quốc gia và đặc biệt là trong công tác đào tạo HSG các cấp, vì vậy trong những năm gần đây kết quả đào tạo HSG quốc gia, quốc tế môn Sinh học của trường THPT chuyên Lam Sơn đã được cải thiện rõ rệt về mặt chất lượng (từ năm 2015 đến năm 2019 liên tục có học sinh dự thi Olympic Sinh học quốc tế và đạt giải).
4. Chuyên đề: “Cơ chế di truyền và biến dị” (nội dung cơ bản của SKKN) của tôi đã được sử dụng dạy cho các đội tuyển HSG quốc gia, áp dụng ở các trường THPT chuyên ngoài tỉnh như THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An, khối chuyên Đại học Vinh, THPT chuyên Lê Quý Đôn – Điện biên, THPT chuyên Chu Văn An – Lạng Sơn, THPT chuyên Bắc Ninh....
Qua trao đổi với giáo viên các trường sau tập huấn, hoặc các trường đã áp dụng nội dung của chuyên đề nhiều đồng chí giáo viên đều cho rằng chuyên đề có hiệu quả thiết thực đối với việc giảng dạy của giáo viên ở các trường THPT kể cả chuyên và không chuyên.
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ1. Kết luận. 1. Kết luận.
- SKKN đã hệ thống hóa kiến thức, bước đầu xây dựng được hệ thống các dạng bài tập phần Cơ chế di truyền và biến dị (có mở rộng nội dung kiến thức), bước đầu có hướng dẫn sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong dạy học, trong ôn tập cho phù hợp với từng hình thức thi giúp cho việc giảng dạy của giáo viên và ôn tập của học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
- SKKN đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THPT chuyên Lam Sơn, nhiều trường trong tỉnh Thanh Hóa, một số trường THPT chuyên trên toàn quốc. Vì vậy, theo đánh giá chủ quan của tôi SKKN có thể được áp dụng trong giảng dạy đối với tất cả các trường THPT.
- Do giới hạn của đề tài, nên mặc dù đã xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập nhưng tôi chưa phân loại chi tiết cho từng mục tiêu và từng hình thức thi. Vì vậy, tôi sẽ cố gắng hoàn thiện tiếp SKKN để việc áp dụng SKKN mang lại hiệu quả cao hơn.
2. Kiến nghị.
- Nếu SKKN được hội đồng khoa học ngành xếp loại, đánh giá cao có thể áp dụng cho các trường THPT trên toàn tỉnh và toàn quốc.
- Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân đúc kết được trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi và đã được các đồng nghiệp áp dụng hiệu quả trong giảng dạy.
Tuy nhiên, trong thời lượng có hạn, đề tài khó tránh được những thiếu sót. Tôi mong các bạn đồng nghiệp, quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Ý kiến góp ý xin gửi theo địa chỉ email: dieplamson@gmail.com. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2022 CAM KẾT KHÔNG COPY
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CAMPBELL . REECE (2015), Sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh học (phần đại cương), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Đạt (chủ biên), Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn(2008), Sinh học 12, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Nguyễn Thành Đạt (chủ biên), Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn(2008), Sinh học 12 - SGV, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Nguyễn Thị Hòa (2008), Luận văn Thạc sĩ sư phạm sinh học “Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh lớp 11 THPT trong dạy học sinh học”, Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Ngô Văn Hưng (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn THị Hồng Liên (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Phạm Văn Lập (Chủ biên), Trần Ngọc Danh, Đinh Đoàn Long, 2010. Tài liệu giáo khoa chuyên Sinh học Trung học phổ thông (Di truyền và tiến hoá). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Đình Trung, Trần Thị Thanh Bình, Lê Hồng Điệp (2007), Rèn luyện kĩ năng sinh học 12, NXB Giáo dục.
9. Bộ GDĐT (2015 – 2022) Đề thi THPT quốc gia. 10. Bộ GDĐT (2010 - 2019) Đề thi HSG quốc gia.
11. Sở GD& ĐT Thanh Hóa (2014 - 2022), Đề thi HSG lớp 12, đề thi chọn đội tuyển thi HSG quốc gia tỉnh Thanh Hóa.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNGSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN,
TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Hồng Điệp
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ Sinh học, trường THPT chuyên Lam Sơn.
TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, C) Năm học đánh giá xếp loại 1. SKKN: Dùng phản ứng enzim để
giải thích các quy luật di truyền Ngành Giáo dục B 2000-2001 2. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi
trong kiểm tra, đánh giá phần ADN. Ngành Giáo dục B 2001-2002 3. SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi
trong kiểm tra, đánh giá phần ARN. Ngành Giáo dục B 2002-2003 4. SKKN: Sử dụng quan điểm hệ thống
trong bài ôn tập chương 2 – phần sinh học tế bào
Ngành Giáo dục C 2010-2011 5. SKKN: Sử dụng kiến thức prôtêin
và enzim để giải thích cơ sở phân tử của quy luật tương tác gen.
Ngành Giáo dục B 2011-2012 6. SKKN: Giáo dục môi trường thông
qua hoạt động Đoàn ở trường THPT chuyên Lam Sơn
Ngành Giáo dục B 2012-2013 7. SKKN: Giáo dục môi trường thông
qua hoạt động Đoàn ở trường THPT chuyên Lam Sơn
Cấp Tỉnh Thanh Hóa
B 2014-20158. Đề tài khoa học: Xây dựng hệ thống 8. Đề tài khoa học: Xây dựng hệ thống
thông tin hỗ trợ công tác quản lý, dạy và học, bồi dưỡng học sinh giỏi tại các trường THPT Tỉnh Thanh Hoá
SGD&ĐT, Sở GD&ĐT
Hoàn thành 2015-2016
9. SKKN: Hệ thống hóa lí thuyết, bàitập phần di truyền học quần thể và tập phần di truyền học quần thể và tiến hoá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi THPT quốc gia và HSG các cấp.
Ngành Giáo dục A 2018-2019
tập phần quần xã sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi THPT quốc gia và HSG các cấp. 11. SKKN: Hệ thống hóa lí thuyết, bài
tập phần Trao đổi chất và năng lượng – Sinh học 11 THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi THPT quốc gia và HSG các cấp.