Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (luật hàng hải quốc tế) (Trang 34 - 39)

3. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ

nhiệm dân sự của chủ tàu.

Một là, cần quy định thống nhất về thời hiệu khiếu nại, thời hiệu khởi kiện.

Hiện tại có hai văn bản pháp luật quy định về thời hiệu song lại không thống nhất với nhau cả về tên gọi lẫn thời hạn. Theo quy định của BLHH Việt Nam thì thời hiệu khiếu nại là 02 năm còn theo quy định của Luật KDBH thi thời hiệu khởi kiện là 03 năm. Do đó, cần sửa đổi thống nhất các quy định của pháp luật về vấn để này hoặc có văn bản hướng dẫn tạm thời để giải quyết vấn đề còn mẫu thuẫn trên.

Hai là, cần quy định thêm và quy định rõ hơn về những trường hợp miễn trách của người bảo hiểm.

Dự thảo BLHH Việt Nam (sửa đổi) cũng chưa đưa ra thêm được một số trưởng hợp miễn trách của người bảo hiểm như: người mua bảo hiểm vi phạm quy trình làm hàng, vi phạm quy định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hàng hải, tàu quá cũ kỹ hoặc do hao mòn tự nhiên, do chậm trễ hoặc đi chệch hướng, thay đổi hành trình, vi phạm quy định về vùng hoạt động, lai kéo, v.v. do đó, chưra nâng cao được ý thứce trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình tàu tham gia hoạt động trên biển, dẫn đến rủi ro, tai nạn cho tàu thuyền có xu hưởng ngày càng tăng mà một trong những nguyên nhân cơ bản đó là sự thiếu tinh thần trách nhiệm của chủ tàu, người quản lý, điều hành tàu trên bờ.

Ba là, cần có các quy định cụ thể, rõ hơn về vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài.

Pháp luật Việt Nam đã đề cập đến vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp về bảo hiểm hàng hải. Tuy nhiên, giữa các quy định đó chưa có sự thống nhất, rõ ràng và đặc biệt là không phù hợp với thực tiễn thoá thuận của các bên trong các quan hệ hợp đồng. Do đó, dễ tạo ra sự tuỳ tiện của các cơ quan tố tụng trong việc quyết định áp dụng pháp luật nước ngoài hay pháp luật trong nước để giải quyết các tranh chấp, bất đồng. Do vậy, nếu các bên trong quan hệ hợp đồng BHTNDSCT đều là pháp nhân Việt Nam, hợp đồng đỏ được ký kết và thực hiện tại Việt Nam, thiệt hại phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam thì phải áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để điều chinh những vấn để mang tính chất chung như về tính hợp pháp của giao dịch bảo hiểm hàng hải đó cả về hành chính, dân sự, hình sự, v.v.. còn những vấn đề cụ thể như các hiểm hoạ được bảo hiểm và các trường hợp miễn trách thì nếu các bên thoả thuận thì nên áp dụng pháp luật nước ngoài như MIA 1906, Quy tắc ITC 1995, Quy tắc P & I Class 1- 2002. Vi thực tiễn các văn bản pháp luật này mang tính chất tập quán, thông lệ đã được Việt Nam cũng như các nước áp dụng rộng rãi, phổ biến.

Tuy nhiên, cần tích cực nghiên cứu nhằm chuyển hoá dần những quy định đó vào hệ thống pháp luật bảo hiểm hàng hải của Việt Nam.

Bốn là, cần bổ sung các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc phân cấp, quản lý, đăng ký tàu biển và cấp các chứng chỉ thuyền viên theo hướng nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đó.

Cần có các chế tài thật nghiêm khắc xử lý các cá nhân, cơ quan đó nếu xác nhận hoặc cấp các giấy tờ cho tàu biển, thuyền viên không theo đúng quy định của pháp

luật, đặc biệt là thủ tục đăng ký tàu biển vào “sổ đăng ký tàu biển quốc gia" cũng như việc cấp các giấy tờ đặc biệt quan trọng đối với tàu biển có liên quan đến trách nhiệm của các bên trong quan hệ tranh chấp BHTNDSCT như Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển; Giấy chứng nhận khả năng đi biển của tàu; Giấy chứng nhận dung tích tàu biển hoặc cấp các chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn cho thuyền viên khi họ chưa đạt yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm thực tế.

5.2.2. Đối với các đối tượng trong quan hệ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu

Một là, tiếp cận và nắm vững các văn bản pháp luật mới, hiểu và vận

dụng chính xác các quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của

các bên trong quan hệ bảo hiểm, tư cách pháp nhân của các bên, của đại diện doanh nghiệp trong giao dịch, vấn đề uỷ quyền, hình thức và nội dung uỷ quyền, v.v... đặc biệt cần tìm hiểu kỹ đối tác của nhau, nguồn gốc, xuất xử của đối tượng bảo hiểm.

Hai là, tăng cường quan hệ thông tin hai chiều và nhiều chiều giữa các

cơ quan tố tụng với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp đã từng là đương

sự trong các vụ án kinh tế bảo hiểm tại toà án để từ đó Toà án có thể nắm được tâm tư, nguyện vọng của các bên tranh chấp đồng thời các bên tranh chấp cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc thiết lập các giao dịch hợp đồng bảo hiểm sau này, đặc biệt biết lường trước được những hạn chế của pháp luật hiện hành để tránh hoặc có những thoả thận bổ sung.

Ba là, cần có những quy định của pháp luật quy định rõ hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ tàu trong việc khai thác, sử dụng, quản lý con tàu nhằm

hạn chế tai nạn cho tàu thuyền trên biển gây thiệt hại cho các bên hữu quan.

Qua đó khắc phục tình trạng sau khi giao tàu cho thuyền trưởng và thuyền viên rồi thì gần như chủ tàu bỏ mặc cho thuyền trưởng và đổ lỗi hoàn toàn cho bên bảo hiểm nhằm đòi bồi thường khi có tổn thất xảy ra.

Bốn là, phối hợp với các Bộ, ban ngành, các doanh nghiệp trong các lĩnh vực

như bảo hiểm, ngân hàng, vận tải biển, đóng tàu, xuất nhập khẩu, v.v... tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ đối với các doanh nghiệp chủ tàu và DNBH, nhằm phổ biến kiến thức pháp lý về bảo hiểm hàng hải Việt Nam và quốc tế cho họ, đặc biệt lưu ý các bên trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Nâng cao vai trò, vị tri, chức

năng và tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa Hiệp hội chủ tàu Việt Nam với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong việc thiết lập các giao dịch hợp

đồng bảo hiểm hàng hải cũng như phối hợp giải quyết tranh chấp phát sinh giữa chủ tàu và nhà bảo hiểm (nếu có).

Năm là, tăng cường trao đổi thông tin giữa người mua bảo hiểm và DNBH trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, DNBH phải

định kỳ hoặc thường xuyên công khai các thông tin về bản thân DNBH như năng lực tài chính, các nghiệp vụ nhận bảo hiểm, khả năng thanh toán, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, v.v.. cho bên mua bảo hiểm còn người mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ cung cấp toàn bộ các thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho bên bảo hiểm, tại thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm và thường xuyên cung cấp các thông tin về đối tượng bảo hiểm cho bên bảo hiểm trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng như các vấn đề có nghi vấn hỏng hóc máy tàu; thời gian, lịch trình chạy tàu; phương thức bốc, dỡ hàng hoá; địa điểm xuất phát, làm hàng và nơi đến; diễn biến thời tiết và các nguy cơ khác có khả năng làm tăng rủi ro cho đổi tượng bảo hiểm, v.v... Nếu có bất kỷ thông tin nào có thể làm tăng rủi ro cho bên bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm biết song không cung cấp, thông báo hoặc thông báo chậm trẻ cho bên bảo hiểm thì sau này nếu bên bảo hiểm biết được sẽ có quyền đơn phương huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm đã ký và không phải bồi thường tổn thất phát sinh.

Sáu là, cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giám định, phân cấp tàu hoạt động độc lập, tạo ra cơ chế cạnh tranh giữa các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân trong việc kiểm tra, giám định, phân cấp tàu, qua đó nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng

phục vụ của các cơ quan Nhà nước, giảm sự độc quyền dẫn tới cầu thả, vô trách nhiệm của một bộ phận cán bộ các cơ quan Nhà nước như Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, v.v. trong việc đăng ký tàu biển, xác nhận và cấp các giấy tờ về an toàn cho tàu biển, chứng chi thuyền viên.

Bảy là, cần ban hành Bản điều lệ về kỷ kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, hướng dẫn thống nhất về các mẫu đơn BHTNDSCT và cách kê khai, ghi chép theo các yêu cầu trong mẫu đơn bảo hiểm đó. Nếu hạng mục, yêu cầu

nào đó mà bên mua bảo hiểm không thể kê khai được thi phải có văn bản phụ lục giải thích lý do và chịu hoản toản trách nhiệm về việc kê khai không đầy đủ đó, nộp kèm theo đơn bảo hiểm cho bên bảo hiểm.

5.2.3. Đối với các cơ quan tố tụng trong việc giải quyết các tranh chấp về bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu

Các cơ quan tổ tụng cần áp dụng đúng đắn, thống nhất, đảm bảo các quyết định, bản án phải được tuyên một cách chính xác, đúng pháp luật, ổn định và có hiệu lực thi hành cao.

Một là, tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ bảo hiểm, hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của pháp luật về bảo hiểm hàng hải. Tổng kết công

tác xét xử hàng năm đối với từng loại vụ án về bảo hiểm hàng hải khác nhau để để ra đường lối xét xử, giải quyết thống nhất chung những vụ việc về bảo hiểm hàng hải.

Hai là, xúc tiến việc biên tập, công bố những bản án giám đốc thẩm của

Toà giám đốc (Toà kinh tế TANDTC), của UBTP TANDTC hoặc bản án của toả án cấp dưới, Quyết định của trọng tài về các vụ kiện tranh chấp bảo hiểm hàng hải được tuyên một cách chính xác, đúng đắn và coi đó là những chuẩn mực để xét xử những vụ án bảo hiểm hàng hải tương tự.

Ba là, đối với những vụ án tranh chấp bảo hiểm hàng hải loại mới, có tình tiết

phức tạp, thì cần thiết phải có sự trao đổi nghiệp vụ thống nhất giữa các cấp toà án và giữa toà án với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành như Bảo Việt, Cục Đăng Kiểm, Cục Hàng hải, Hiệp hội chủ tàu, doanh nghiệp tàu biển và những chuyên gia hàng hải giỏi như Thuyền trưởng, Máy trưởng, Thuyền phó, v.v., đặc biệt (nếu cần) Toà án có thể tiến hành điều tra, phối hợp với các cơ quan chức năng và sử dụng các phương tiện chứng minh hiện đại, dựng lại hiện trường vụ án nhằm phân tích, làm sáng tỏ các tình tiết có liên quan.

Bốn là, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho các thẩm phán xét xử án bảo hiểm kinh tế hàng hải, đặc biệt là cần có đội ngũ thẩm phán chuyên

xét xử các vụ án vi phạm pháp luật về biển, hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng, tùy theo nhu cầu và số lượng các vụ việc phát sinh trong lĩnh vực này, đặc biệt trong điều kiện chúng ta chưa thể thành lập Toà án hàng hải độc lập và có quy trình tố tụng hàng hải độc lập như các nước. Những thẩm phán này phải được đi thực tế, tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành về: biển, hàng hải, ngoại thương, tài chính, kỹ thuật tàu biển, hải dương học, v.v... để có kiến thức sâu rộng khi giải quyết các vụ án phức tạp về bảo hiểm hàng hải vốn bản chất đã mang tính tổng hợp, đa ngành.

Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xét xử công khai các vụ án kinh tế về bảo hiểm hàng hải, có thái độ công khai, chính

thức với các thông tin, các bài bảo phản ánh sai về tình hình xét xử về các vụ án bảo hiểm hàng hải, cương quyết bảo vệ hoạt động xét xử đúng đắn của toà án, xử

lý nghiêm khắc những người trong ngành xét xử sai vụ án do không nắm vững chứng cứ, tải liệu, áp dụng không chính xác pháp luật hoặc cố tình xét xử sai.

Sáu là, các cơ quan tố tụng cần sưu tầm các án lệ, bản án điển hình đã xét xử và có hiệu lực của toà án các nước về lĩnh vực bảo hiểm hàng hải, đặc biệt

những vụ án về bảo hiểm hàng hải có sử dụng các điều khoản về các hiểm hoạ được bảo hiểm hoặc điều khoản về miễn trách mà đang có nhiều tranh cãi như khả năng đi biển của tàu, khuyết tật ẩn của tàu, sai lầm, bất cẩn của thuyền trưởng, tai nạn; v.v.. nhằm tham khảo góp phần giải quyết đúng đắn các vụ án về

BHTNDSCT tương tự tại Việt Nam.

Bảy là, những vướng mắc, khó khăn từ thực tiễn xét xử của các cơ quan tố

tụng về các vụ tranh chấp BHTNDSCT cần sớm được phản ánh, để xuất kịp thời với cơ quan lập pháp như Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội để có sự giải thích, hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung kịp thời.

KÊT LUẬN

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu ra đời đóng vai trò quan trọng chia sẻ rủi ro về tài chính cho chủ tàu, khắc phục kịp thời thiệt hại về vật chất của bên thứ ba bị thiệt hại, góp phần bình ổn đời sống vật chất của các chủ thể liên quan trong hoạt động hàng hải. Trong năng lực và thời gian có hạn, nhóm nghiên cứu không thể đề cập đến mọi khía cạnh song cũng đã thể hiện được khái quát một số hiểu biết cơ bản về pháp luật bảo hiểm hàng hải trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I, áp dụng vụ việc thực tiễn và liên hệ, đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu tại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÃO

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (luật hàng hải quốc tế) (Trang 34 - 39)