Bán hàng đa cấp bất chính mang tính lừa dối.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LUẬT CẠNH TRANH (Trang 48 - 63)

Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp cung cấp những thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

Việc đưa ra các thông tin gian dối có thể nhằm mục đích:

- Dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia bằng cách tác động vào bản tính hám lợi của con người thông qua những thông tin về lợi ích của người tham gia đang được hưởng hoặc sẽ được hưởng nếu tham gia;

- Thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm với những thông tin về tính chất công dụng gây ra sự nhầm lẫn để những người tham gia tiếp thị, bán hàng hóa cho người tiêu dùng. Sự lừa dối này không chỉ làm giảm uy tín của người tham gia trước người tiêu dùng mà còn đe dọa đến lợi ích chính đáng của khách hàng, của xã hội, nhất là khi những sản phẩm được tiêu thụ là sản phẩm kém chất lượng.

Liên quan đến các thủ đoạn lừa dối trong bán hàng đa cấp, có thể kể đến một số vụ việc mà báo chí cũng như các cơ quan nhà nước đã làm rõ trong những năm vừa qua. Một điều đáng lưu ý là các vụ việc có liên quan đến hành vi đưa thông tin gian dối trong bán hàng đa cấp chủ yếu tập trung vào các loại sản phẩm là thực phẩm và thuốc chữa bệnh - những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ con người. Nghi án lớn nhất được báo giới đưa tin là vụ việc những người tham gia mạng lưới truyền tiêu cho sản phẩm NONI của Công ty Tahitan Noni International tuyên truyền và phổ biến các tài liệu về sản phẩm nước trái nhàu nhãn hiệu Noni, đã được giới truyền thông đề cập đến trong tháng 5 và tháng 6/2005. Theo đó, những thông tin đã và đang được hàng chục ngàn người tham gia truyền đi trong xã hội với nội dung: cây nhàu được trồng ở đảo TAHITIAN cho trái rất tốt khác với trái nhàu ở những nơi khác vì nó được sống trong môi trường có mật độ dân số thấp và trong môi trường đất đen như ngọc trai, nước tốt, không khí trong lành. Vì thế với kết quả thử nghiệm của 16.000 người (trong đó có 160 người là bác sĩ) đã trực tiếp sử dùng thức uống dinh dưỡng TAHITIAN NONI kết quả tốt với 32 căn bệnh, trong đó có cả các bệnh nan y như ung thư, HIV, tiểu đường…, kết quả thấp nhất là 51% (với bệnh giảm đau). Những thông tin này chưa được bất cứ cơ quan hữu quan nào kiểm tra và xác định tính xác thực của nó, trong khi người dân vẫn sử dụng hòng mong chữa được bệnh tật của mình với quan niệm mang bệnh thì vái tứ phương.

Về phía cơ quan nhà nước, thời gian vừa qua dù còn nhiều lúng túng nhưng cũng đã xử lý được một số vụ việc về bán hàng đa cấp. Phần lớn các công ty bị xử lý đều có hành vi cung cấp thông tin gian dối cho khách hàng và cho người tham gia. Ví dụ, trong Quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Sinh Lợi, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã kết luận: Công ty cổ phần Sinh Lợi đã có những chỉ dẫn bằng các thông tin sai lệch, thiếu trung thực, không đầy đủ cho khách hàng, người tiêu dùng…; hoặc một trường hợp khác, trong Báo cáo kết quả kiểm tra

trình Thường trực Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đối với hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Âu Việt Á, Giám đốc Sở Thương mại khẳng định: Công ty đã có hành vi lừa dối người tiêu dùng bằng các kiểu quảng cáo truyền miệng của mạng lưới cộng tác viên đông đảo để giới thiệu, thổi phồng quá mức các sản phẩm của Vision chữa trị được nhiều bệnh...

Từ những vụ việc nói trên, việc đưa thông tin gian dối trong bán hàng đa cấp đang diễn ra theo chiều hướng phức tạp, đa dạng về phương thức truyền bá thông tin. Mặt khác, do đặc thù của bán hàng đa cấp là tính truyền tiêu dưới hình thức rỉ tai, cho nên tính xã hội trong việc xây dựng mạng lưới cũng như tiêu thụ sản phẩm rất lớn. Một khi có sự gian dối để lôi kéo người tham gia và lôi người tiêu thụ, hậu quả gây ra cho xã hội không ai có thể lường trước được. Vì thế, tính gian dối của thông tin và khả năng gây hậu quả của nó đối với đời sống xã hội là cơ sở thực tế để kết luận về tính bất chính của hành vi vi phạm. Tuy nhiên, tính độc lập trong hoạt động của người tham gia đặt ra một vài vấn đề cho việc xác định trách nhiệm. Trong bán hàng đa cấp, người tham gia tiến hành tiếp thị để bán lẻ sản phẩm một cách độc lập. Người tiêu dùng cuối cùng sẽ chỉ biết đến người đã trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm cho họ, là người tham gia. Do đó, việc đổ trách nhiệm qua lại giữa người tham gia và doanh nghiệp bán hàng đa cấp rất dễ xảy ra. Ví dụ, các thông tin trong tờ rơi hay tài liệu mà người tham gia phân phối sản phẩm nước trái nhàu NONI cung cấp cho người tiêu dùng không thể xác định là do người tham gia hay do doanh nghiệp bịa ra. Chỉ biết rằng, khi báo giới và cơ quan chức năng vào cuộc, người đứng đầu văn phòng đại diện của Công ty Tahitan Noni International tại Việt Nam đã phủ nhận mọi trách nhiệm, và cho rằng các thông tin nói trên do người tham gia tự nghĩ ra mà Công ty không được biết. Công ty chỉ kiểm soát số lượng sản phẩm được bán ra từ những người tham gia. Từ vụ việc này có thể thấy rằng, để kết luận về hành vi lừa dối của doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ không đơn giản.

Câu 20: Những vấn đề đặt ra cho cơ quan nhà nước khi đấu tranh với việc bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam là gì?

Trả lời:

Từ thực tiễn diễn biến của phương thức bán hàng đa cấp trong những năm vừa qua, tác giả có thể đưa ra một số nhận xét chủ quan như sau:

Thứ nhất, bán hàng đa cấp thường được sử dụng để tiêu thụ các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài như Hoa Kỳ, Trung Quốc,... là những sản phẩm mà người tiêu dùng Việt Nam chưa từng biết đến trước đó. Điều đó cho thấy, các thông tin về công dụng, về thành phần, về nguồn gốc... của sản phẩm gần như chưa từng được kiểm định trong thói quen sử dụng và trong các kết luận của giới chuyên môn. Thậm chí, có những sản phẩm mà các cơ quan chức năng chưa biết xếp vào loại nào, thực phẩm hay thuốc chữa bệnh, hoặc chưa có một tên gọi thống nhất để có thể

nêu rõ được công dụng hoặc tác hại của nó. Ví dụ như các sản phẩm của Tập đoàn Vision trong vụ việc của Công ty Âu Việt Á.

Thứ hai, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam hiện nay chỉ là những doanh nghiệp phân phối sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài. Nói cách khác, các công ty nước ngoài sản xuất sản phẩm tổ chức mạng lưới đa cấp và thực hiện việc truyền tiêu đa cấp thông qua các công ty trong nước. Thông thường, các công ty trong nước sẽ ký các hợp đồng phân phối độc quyền với công ty nước ngoài, sau đó dưới sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài do doanh nghiệp sản xuất gửi đến, công ty phân phối của Việt Nam sẽ thiết lập mạng lưới đa cấp và đào tạo đội ngũ người tham gia cũng như thúc đẩy sự vận hành của mạng lưới này. Cách thức tổ chức theo kiểu liên kết như trên đã giúp cho các nhà sản xuất nước ngoài thoát được mọi trách nhiệm về chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ cũng như các trách nhiệm khác đối với mạng đa cấp.

Thứ ba, tính độc lập trong hoạt động của người tham gia đặt ra một vài vấn đề cho việc xác định trách nhiệm. Trong bán hàng đa cấp, người tham gia tiến hành tiếp thị để bán lẻ sản phẩm một cách độc lập. Người tiêu dùng cuối cùng sẽ chỉ biết đến người đã trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm cho họ, là người tham gia. Do đó, việc đổ trách nhiệm qua lại giữa người tham gia và doanh nghiệp bán hàng đa cấp rất dễ xảy ra. Ví dụ, các thông tin trong tờ rơi hay tài liệu mà người tham gia phân phối sản phẩm nước trái nhàu NONI cung cấp cho người tiêu dùng không thể xác định là do người tham gia hay do doanh nghiệp bịa ra. Chỉ biết rằng, khi báo giới và cơ quan chức năng vào cuộc, người đứng đầu văn phòng đại diện của Công ty Tahitan Noni International tại Việt Nam đã phủ nhận mọi trách nhiệm, và cho rằng các thông tin nói trên do người tham gia tự nghĩ ra mà Công ty không được biết. Công ty của họ chỉ kiểm soát số lượng sản phẩm được bán ra từ những người tham gia.

Thứ tư, hành vi bán hàng đa cấp bất chính thường sử dụng các thủ đoạn tác động đến bản tính hám lợi của người tham gia, thông thường là những khu vực dân cư có đời sống khó khăn, ít thông tin, trình độ dân trí không cao, những tầng lớp dân cư có thời gian nhàn rỗi nhiều, là những đối tượng dễ tác động và có nhiều cơ hội thực hiện việc truyền tiêu bằng biện pháp rỉ tai. Là một quốc gia có tỷ lệ nông nghiệp chiếm đa số trong cơ cấu kinh tế cũng như việc phân bố dân cư, những đối tượng nói trên chủ yếu tập trung ở nông thôn, có thu nhập không cao, đa số còn nghèo. Do đó, hậu quả xảy ra khi có sự bất chính trong bán hàng đa cấp sẽ là rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội.

Từ những nhận định trên, tác giả cho rằng, để kết quả chống các hành vi lợi dụng bán hàng đa cấp để cạnh tranh bất chính, cần phải phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp kinh tế - xã hội khác nhau, trong đó:

- Nâng cao trình độ tiêu dùng cho người dân, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục;

- Cần phải có quy chế về minh bạch thông tin liên quan đến sản phẩm được tiêu thụ theo phương thức bán hàng đa cấp, và xác định trách nhiệm cụ thể của từng chủ thể có liên quan trong việc xây dựng, truyền bá thông tin, bao gồm doanh nghiệp và người tham gia;

- Cuối cùng, đối với những loại sản phẩm đặc biệt, có khả năng gây ảnh hưởng lớn đối với đời sống xã hội, như thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng,... cơ quan quản lý kỹ thuật (Bộ Y tế...) cần có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật, về chất lượng của sản phẩm; đồng thời thông tin kịp thời cho xã hội về công dụng, chất lượng và những khả năng gây hại của sản phẩm. Đối với những người tham gia, khi truyền tiêu những sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, họ không chỉ đơn giản là người bán hàng. Thực tế cho thấy, để bán được sản phẩm những người tham gia đã kiêm luôn chức năng tư vấn cho khách hàng về công dụng và cách thức sử dụng sản phẩm. Do đó, trong quản lý các lĩnh vực nhạy cảm đó, cần thiết phải đặt ra điều kiện về trình độ chuyên môn cho người tham gia.

Câu 21: Điểm khác biệt giữa pháp luật kiểm soát hạn chế cạnh tranh và pháp luật

chống cạnh tranh không lành mạnh ? Trả lời:

So sánh pháp luật kiểm soát hạn chế cạnh tranh

pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh Bản chất Là những hành vi làm giảm sức ép

cạnh tranh, đẩy lùi cạnh tranh và dẫn đến triệt tiêu cạnh tranh.

Dẩy cạnh tranh lên quá mức, làm cạnh tranh thái quá, vượt khỏi giới hạn có thể chấp nhận được của thị trường và xã hội.

Mức độ nguy hại Gây nguy hiểm lớn cho thị trường, làm sai lệnh cấu trúc thị trường gây tổn hại cho toàn bộ lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội, của nền kinh tế

Gây thiệt hại chho đối thủ cạnh tranh ; cho 1 bộ phận người tiêu dùng nhất định. Vd : hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người tiêu dùng của chương trình khuyến mại đó hướng tới.

Các loại hành vi được pháp luật quy

định

3 loại : các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh :

-thỏa thuận giữa các chủ thể cùng kinh doanh ở 1 giai đoạn sản xuất, 1 bên phân phối : thỏa thuận phân chia thị trường...

3 nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh : - hành vi mang tính chất lợi dụng : hành vi xâm hại bí mật kinh doanh, những hành vi gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ.

- hành vi mang tính chất công kích, tấn công vào đối tượng cạnh tranh : rèm pha, gây rối hoặc lôi

-hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

- hành vi tập trung kinh tế.

kéo nhân viên, đối tác của đối thủ.

- lôi kéo bất chính khách hàng của đối thủ : ép buộc trong kinh doanh, bán hàng đa cấp bất chính. Mục đích điều chỉnh của pháp luật Kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh Chống các hành vi này. Cấm thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Thái độ của nhà nước đối với các hành vi vi phạm

pháp luật

Nghiêm khắc đối với những hành vi này, thể hiện ở các chế tài : Buộc chấm dứt hành vi. Phạt tiền ở mức rất cao

Phạt ít nghiêm khắc hơn.

Buộc chấm dứt hành vi Bồi thường thiệt hại.

Câu 22: Hãy xác định và phân biệt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh với vị trí độc quyền.

Trả lời: * Xác định:

Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh được quy định tại Điều 13 Luật cạnh tranh và các Điều 23, 27, 28, 30, 31 Nghị định 116/2005/ NĐ –CP.

Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền ngoài các hành vi được quy định tại Điều 13 Luật cạnh tranh mà còn quy định tại Điều 14 Luật cạnh tranh và các Điều 32, 33 Nghị định 116/2005/NĐ-CP.

* Phân biệt:

Giống nhau: cả 2 hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và hành vi lạm dụng vị trí độc quyền dẫn đến hậu quả làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh.

Khác nhau:

So sánh Lạm dụng vị trí thống lĩnh Lạm dụng vị trí độc quyền

Theo điều 11 Luật cạnh tranh thì: - Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường

Theo điều 12 Luật cạnh tranh thì:

Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên

Chủ thể

liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. - Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

+ Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

+ Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.

thị trường liên quan.

Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được quy định tại Điều 13 LCT.

- Gây thiệt hại cho khách hàng: +Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; + Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường,

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LUẬT CẠNH TRANH (Trang 48 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w