trò của Viện kiểm sát nhân dân trong cải cách tư pháp
(1). Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết, Chương trình của Quốc hội khóa XV, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị công tác, quy định của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác CCTP trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, VKSND các cấp cần quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết, Chương trình của Quốc hội khóa XV gắn với công tác cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về hoạt động tư pháp. Đặc biệt chú trọng quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48- NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020; Kết luận số 84 -KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49 -NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV.
Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các Quy định, Chị thị, Kế hoạch của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác xây dựng pháp luật, triển khai thi hành luật. Trong đó, tập trung vào Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 14/8/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành luật trong ngành KSND; Chị thị số 03/CT-VKSTC ngày 28/12/2017 về tăng cường việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Các kế hoạch của VKSND tối cao về triển khai thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XIV, XV thông qua liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND. Tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 599/QĐ- VKSTC ngày 06/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao về ban hành quy định về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành KSND.
(2). Về Công tác xây dựng pháp luật:
Chủ động và chủ trì phối hợp với các ngành, các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng pháp luật thuộc trách nhiệm của ngành KSND được xác định tại Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV; Trong đó, nhiệm vụ quan trọng, trước mắt là việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luạt sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
VKSND tối cao tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng thuộc các bộ, ngành hữu quan đẩy nhanh việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các đạo luật về tư pháp bảo đảm tiến độ, chất lượng. Trong đó, tập trung vào thông tư liên tịch quy định phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự…
(3). Công tác triển khai thi hành pháp luật:
Cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các đạo luật về tư pháp, các thông tư liên tịch, các quy trình, quy định, quy chế hướng dẫn nghiệp vụ đã được ban hành. Trong đó, có kế hoạch để triển khai thực hiện tốt các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của VKSND.
Tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngành. Tiếp tục rà soát các quy định có liên quan đến trách nhiệm của ngành KSND trong các luật, nghị quyết để chủ động hoặc đề xuất xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của các luật, nghị quyết đó.
Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tổng hợp thực tiến nhằm hoàn thiện các quy trình, kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đảm bảo nhận thức, áp dụng thống nhất các quy định mới của pháp luật.
(4). VKSND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tiếp tục tổ chức thực hiện tốt việc triển khai thực hiện nghị quyết, chủ trương, đường lối về cải cách tư pháp của Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội khóa XIII và Kết luận của Bộ Chính trị khóa XII, trong đó tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW.
Tham mưu tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch số 50-KH/BCSĐ ngày 18/01/2021 của Ban cán sự đảng VKSND tối cao về việc triển khai thực hiện Kết luận số 84 -KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW.
Xác định các nhiệm vụ cải cách tư pháp của ngành KSND trên cơ sở Chương trình trọng tâm công tác Cải cách tư pháp nhiệm kỳ 2021 – 2026 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách tư pháp của ngành KSND theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Toàn ngành chú trọng đổi mới chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kết quả công tác cải cách tư pháp.