Quan điểm chung

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát nhân dân tỉnh thừa thiên huế trong cải cách tư pháp (Trang 97 - 101)

(1). Cải cách tư pháp tư pháp là vấn đề tất yếu trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân:

Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; tổ chức bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp tiếp tục được hoàn thiện. Hệ thống pháp luật được hoàn thiện một bước cơ bản. Vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật ngày càng được chú trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội. Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyển biến tích cực. Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế.

Hoạt động của Quốc hội trong xây dựng pháp luật, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả được nâng cao. Vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội được thể hiện rõ. Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp có nhiều đổi mới. Hoạt động của Chính phủ và các bộ, ngành chủ động, tích cực, tập trung hơn vào quản lý, điều hành vĩ mô; tháo gỡ các rào cản; phục vụ, hỗ trợ phát

triển. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp trên một số lĩnh vực có bước đột phá. Tổ chức bộ máy của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn; quan tâm xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn, khẩn trương triển khai xây dựng chính quyền điện tử.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Trong đó, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới.

Về tầm nhìn và định hướng phát triển: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.

Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền

công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Xây dựng và thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp giai đoạn mới theo hướng tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan Thi hành án và các cơ quan, tổ chức khác tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại tranh chấp, khiếu kiện theo luật định; phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật.

Vì vậy, vấn đề cải cách tư pháp là chiến lược tất yếu cần phải được tiếp tục thực hiện và thực hiện hiệu quả, trách nhiệm hơn nữa như Bộ Chính trị đã kết luận tại Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020: “Tiếp tục quán triệt và thực hiện các quan điểm, định hướng cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị”.

(2). Cần tiếp cận nghiên cứu tư pháp theo nghĩa rộng và vấn đề cải cách tư pháp không chỉ của ngành TAND mà của cả hệ thông chính trị, trọng tâm là vai trò của TAND và các cơ quan hoạt động tư pháp trong hệ thống chính trị. Từ đó theo tác giả luận văn cần thống nhất các khái niệm sau:

Tư pháp:

Tư pháp là quyền xét xử của tòa án và quyền áp dụng pháp luật để thực hiện các hoạt động tư pháp của các cơ quan khác trong hệ thống các cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền thực hiện các hoạt động tư pháp.

Các cơ quan tư pháp:

Các cơ quan tư pháp ở Việt Nam là các cơ quan được thành lập, tổ chức theo những trình tự, thủ tục luật định, trực tiếp và chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Cải cách tư pháp là việc sử dụng đồng bộ các giải pháp nhằm thay đổi nhận thức, tổ chức, thực hiện quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền [29].

Khái niệm về vai trò của Viện kiểm sát trong CCTP:

Vai trò của VKSND trong cải cách tư pháp là việc tổ chức, thực hiện hiệu quả quyền tư pháp trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

(3). Tiếp tục thực hiện việc cải cách tư pháp theo Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về một số nội dung chủ yếu như sau:

Một, tiếp tục quán triệt và thực hiện các quan điểm, đính hướng cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị.

Hai, hoàn thiện chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp, bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp và Hiến pháp năm 2013. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân.

Ba, đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Cơ quan Thi hành án tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Xác định rõ hơn cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền tư pháp và giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp, bảo đảm tính ổn định của hệ thống cơ quan tư pháp, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Bốn, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên phải thực sự liêm chính, công tâm, chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp

luật, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Quan tâm xây dựng đội ngủ chuyên gia đầu ngành về tư pháp, bổ trợ tư pháp. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp, luật sư đủ về số lượng, có trình độ chuyện môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật quốc tế để tham gia giải quyết các vụ việc tranh chấp có yếu tố nước ngoài, bảo vệ hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đổi mới cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh tư pháp; chính sách, chế độ tiền lương đối với cán bộ tư pháp.

Năm, hoàn thiện cơ chế giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc đoàn thể và nhân dân đối với hoạt động tư pháp. Chú trọng hợp tác quốc tế về tư pháp. Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động tư pháp.

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát nhân dân tỉnh thừa thiên huế trong cải cách tư pháp (Trang 97 - 101)