Để đạt được những mục tiêu đặt ra về phương diện chất lượng, sản lượng, giá thành cạnh tranh nhưng vẫn duy trì lợi nhuận, khoảng thời gian từ những năm đầu thập niên 90 tới 2000 là thời gian Samsung bắt đầu nâng cấp và thay đổi cách tiếp cận mới về quản lý chất lượng. Họ bắt đầu áp dụng quy trình Six Sigma (hay 6 Sigma) trên toàn bộ các phân ngành hoạt động của mình. Không đơn thuần chỉ là phát hiện các sản phẩm bị hỏng trong quá trình cấu thành, mục tiêu của 6 Sigma là cải thiện các quy trình để ngăn các sơ suất và lỗi không xảy ra, giảm thiểu tối đa độ bất ổn định trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh. Six Sigma sẽ điều tra và kiểm soát các tác nhân của vấn đề, ngăn ngừa những lỗi “ngay từ trong trứng nước’’ chứ không tìm ra các giải pháp ngắn hạn và tạm thời như những quy trình khác.
Ở Samsung, Six Sigma được triển khai đến toàn bộ các cấp bậc quản lý cũng như nhân viên trên tất cả các bộ phận. Không dừng lại ở đó, đến năm 2004, gã khổng lồ xứ kim chi này còn tỏ ra hết sức tham vọng khi đặt ra mục tiêu huấn luyện đào tạo về 6 Sigma cho toàn bộ lực lượng lao động của họ, với khoảng 49.000 người trong 89 văn phòng nằm tại 47 quốc gia khác nhau.
Bắt đầu từ năm 2000, việc xúc tiến 6 Sigma được bắt đầu trong sản xuất bằng cách sử dụng phương pháp DMAIC (Define: xác định yêu cầu của khách hàng, Measure: đo lường năng lực bản thân, Analyze: phân tích đánh giá nguyên nhân tác động vào quá trình, Improve: cải tiến và Control: kiểm soát).
nhiều sản phẩm khác. Trong đó phải kể đến những quy trình kiểm tra chất lượng trên điện thoại dòng Galaxy như: kiểm tra phần cứng ,pin, độ bền
Tất cả đều được thực hiện với mục đích không chỉ giảm xuống mức tối thiểu các tỷ lệ lỗi, mà còn phát triển khả năng sáng tạo của công ty và sự hài lòng của khách hàng.
Kết quả
Dễ nhận thấy sự đổi thay trong các sản phẩm của Samsung sau nhiều năm áp dụng các thay đổi về quy trình quản lý của mình. Cho đến năm 2015, Samsung vươn lên vị trí thứ 8 trong số 25 công ty hàng đầu thế giới về hiệu quả của chuỗi cung ứng, một phần quan trọng trong năng lực sản xuất của công ty.
Ngoài ra, quy trình quản lý chất lượng này cũng giúp Samsung xác định được nguyên nhân sau những sản phẩm không thành công và có thể phục hồi rất nhanh một thời gian sau đó. Ví dụ như thành công rực rỡ của Galaxy S6 đã thực sự lột xác dòng flagship của Samsung. Sau đó, tiếp nối thành công, Samsung Galaxy S7 và S7 edge vươn lên vị trí số 1 trong thị trường smartphone.
Không chỉ áp dụng siêu quy trình này cho các dòng điện thoại flagship, Samsung còn ứng dụng nó cho các sản phẩm ở dòng mid-end, ví dụ điển hình nhất là Samsung J7 Prime. Vì vậy, nếu bạn muốn tìm kiếm một sản phẩm tầm giá mid-end nhưng lại sử dụng "quy trình kiểm định chất lượng của flagship", hãy thử qua chiếc điện thoại này.