Quản lý chất lượng tại Samsung

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị sản xuất tại công ty TNHH điện tử SAMSUNG việt nam (Trang 30 - 32)

a) Đào tạo đội ngũ nhân sự có chất lượng cao

Thành lập vào năm 1983 với khởi nguồn là kinh doanh bột gạo, len và mãi đến những năm của thập niên 60 thì Samsung mới bắt đầu lấn sang ngành điện tử. Tuy nhiên, đến tận vài chục năm sau đó là những năm 90, các sản phẩm của Samsung lúc bấy giờ chủ yếu vẫn chỉ tiêu thụ tại quê nhà Hàn Quốc. Bởi lẽ khi "vươn ra biển lớn", các sản phẩm của Samsung lại lép vế hơn rất nhiều dù cho giá thành rẻ.

Cho đến năm 1987, chủ tịch sáng lập qua đời. Sau đó Lee Kun Hee, con trai thứ 3 của ông này tiếp quản đế chế Samsung. Đứng trước một Samsung đang khá trì trệ của những năm 80, Lee Kun Hee đã đưa ra nhiều quyết định vô cùng táo bạo, một trong số đó là vào năm 1993, khi đưa toàn bộ nhân sự cấp cao sang Mỹ và Châu Âu vào để "mở mắt" và nhận thấy điểm yếu kém của mình, đồng thời đặt ra mục tiêu phải tăng trưởng 2,5 lần trong vòng 7 năm tới.

Tuy nhiên, hầu hết công nhân của Samsung thời điểm đó đã quen với tâm lý thỏa mãn, do đó chủ tịch Lee đã đích thân triệu tập một cuộc họp khẩn tại Frankfurt trong

vòng 3 ngày và nội dung cuộc họp được ghi lại thành cuốn sách dài 200 trang có tên "Chính sách quản lý mới", sau đó phát đến tận tay từng công nhân.Từ đó về sau đây cũng chính là triết lý của Samsung khi lấy sản phẩm chất lượng cao làm giá trị lõi của mình.

b) Coi trọng vai trò của con người, kết hợp hài hòa với máy móc hiện đại

Bên cạnh việc triết lý lấy sản phẩm chất lượng cao làm giá trị cốt lõi thấm nhuần tư tưởng của nhân viên, Samsung cũng phải cần đến một yếu tố khác để cho ra những sản phẩm đẳng cấp, cụ thể là máy móc hiện đại.

Được biết, trước khi bắt đầu quy trình sản xuất hàng loạt, Samsung sẽ tập trung tối đa những công nhân có tay nghề cao, kết hợp với máy móc tối tân nhất. Và khi trong quá trình sản xuất, họ sẽ xem xét kỹ lưỡng từng sản phẩm để làm sao có thể tránh được tối đa bất kỳ hư hại nào có thể xảy ra. Ví dụ, một sự va quẹt dù rất nhẹ giữa các vỏ khung kim loại cũng có thể làm chúng bị trầy xước và phải bị loại bỏ.

Cuối cùng, kiểm soát quy trình sản xuất sẽ là các kỹ sư dày dạn kinh nghiệm. Từ kiểm tra chất lượng màn hình, âm thanh cuộc gọi, camera, cho đến lắp ráp các chi tiết nhỏ nhất thì tất cả đều là do con người chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc. Từ đây, mới có thể phát hiện kịp thời những lỗi phát sinh và cho ra đời một sản phẩm hoàn thiện nhất.

c) Tự cung ứng linh kiện và thực hiện hầu hết các công đoạn sản xuất

Phần lớn các nhà sản xuất smartphone hiện nay đều "thuê" một nhà máy nào đó để gia công sản phẩm của mình. Tuy nhiên, Samsung là sự khác biệt duy nhất khi hãng này tự cung ứng cho mình hầu hết các linh kiện, tự xây dựng các nhà máy và tự thực hiện các công đoạn sản xuất. Điều này sẽ giúp cho Samsung sẽ dễ dàng kiểm soát toàn bộ dây chuyền sản xuất, đồng thời chăm chút cho sản phẩm một cách tốt nhất.

d) Đãi ngộ tốt, môi trường làm việc rộng rãi, khoa học

Có lẽ, ai trong chúng ta cũng đã đôi lần đọc qua thông tin về cuộc sống khổ cực, môi trường làm việc "tồi tàn" của những công nhân sản xuất điện thoại tại Trung Quốc. Tất nhiên, với một chế độ đãi ngộ theo kiểu "bóc lột" sức lao động như thế thì chắc hẳn rằng chẳng ai có đủ tâm trí để làm ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, mà hầu hết chỉ là "làm cho có" mà thôi.

Còn với Samsung thì họ tự xây dựng những nhà máy sản xuất. Không chỉ tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm, hãng này còn có chế độ đãi ngộ tốt, thời gian làm việc hợp lí. Đồng thời, không gian làm việc tại các nhà máy của Samsung trông rộng rãi và sáng sủa hơn. Từ những điều này đã mang đến cho công nhân sự thoải mái và đây cũng là cơ

sở để họ đặt tâm huyết của mình vào, để rồi mang đến cho người dùng những sản phẩm tốt nhất, đúng như triết lý mà Samsung đã đề ra: "Lấy sản phẩm chất lượng cao làm giá trị lõi của tập đoàn."

Chương 3: Giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị sản xuất tại công ty TNHH điện tử SAMSUNG việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)