Kiến nghị đối với nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng của

Một phần của tài liệu Phân tích thành công và thách thức trong chuỗi cung ứng của vinfast (Trang 29 - 30)

trì một lượng hàng tồn kho ổn định để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngay khi họ cần. nếu không đáp ứng được nhu cầu ngay tại thời điểm đó của khách hàng, họ có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh với VinFast.

Mạnh dạn đầu tư vào công nghệ thông tin. Một công ty thực sự mạnh trên thương trường ô tô phải có khả năng làm chủ được dây chuyền sản xuất của mình và mạng lưới phân phối của mình. Nhất là đối với mạng lưới phân phối sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin trở nên cần thiết vì chúng giúp cả một hệ thống hoạt động trơn tru. Các chỉ số, tính toán, dự báo về thị trường, độ hiệu quả của chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp với các đối tác, đại lý của mình.

3.3.3 Kiến nghị đối với nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng củaVinfast Vinfast

Nhà nước cần có những thay đổi chiến lược để có nền tảng tốt hơn, thích ứng với tình hình mới về vấn đề tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để gia tăng chuỗi cung ứng.

Nhà nước cần xây dựng thể chế, chính sách và lộ trình chi tiết, cân bằng giữa hai yếu tố cung và cầu. Về nguồn cung ô tô điện, cần xác định rõ những cấu phần trong chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu mà các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia. Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng phải tuân thủ bộ tiêu chuẩn và yêu cầu chung để khuyến khích việc cung ứng ô tô điện trong nước, tăng sức cạnh tranh với ngành xe điện thế giới. Thêm vào đó, Việt Nam nên thực hiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi sử dụng từ xe xăng, dầu hoặc chính sách ưu đãi về giá để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng xe điện.

Cần xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng sạc điện, đảm bảo trạm sạc xe được đặt tại vị trí thuận tiện, phù hợp với hạ tầng và mạng lưới điện.

tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin chính sách, quy định hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch; đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, đi lại cho lao động, chuyên gia. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với các thủ tục hành chính, tiến tới giải quyết hoàn toàn thủ tục hành chính trên môi trường mạng; nâng cao hiệu quả thực thi của bộ máy chính quyền.

Nâng cao khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), khơi thông các chính sách liên quan đến quy tắc xuất xứ; xác định phát triển kinh tế số là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, tạo cơ chế thúc đẩy thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, thị trường nội ngành; tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với trọng tâm là cải cách về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích thành công và thách thức trong chuỗi cung ứng của vinfast (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)