Quy tắc Hamburg năm 1978 có tên gọi chính thức là Công ước của Liên Hợp Quốc

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hàng hải quốc tế (Trang 31 - 32)

về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, được thông qua tại Hamburg ngày 30/3/1978 có hiệu lực từ ngày 1/11/1992.

“Hàng hóa” gồm cả súc vật sống, nếu hàng hóa được đóng trong container, pallet hoặc

công cụ vận tải tương tự, hoặc khi hàng hóa được bao gói, “hàng hóa” bao gồm cả công cụ vận tải hoặc bao gói đó nếu chúng được người gửi hàng cung cấp.

“Hợp đồng vận tải đường biển” là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người chuyên chở

đảm nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước.

Giới hạn trách nhiệm theo Hamburg 1978

Người chuyên chở được giới hạn trách nhiệm bằng số tiền tương đương 835 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc đơn vị chuyên chở khác hoặc tương đương 2,5 đơn vị tính toán cho mỗi kilogram trọng lượng cả bao bì của hàng hóa bị mất mát hoặc bị hư hỏng.

Trách nhiệm của người chuyên chở về việc chậm giao hàng được giới hạn bởi số tiền tương đương 2,5 lần tiền cước phải trả cho số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước phải trả theo quy định của hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển.

Quyền rút vốn đặc biệt

Đồng Francs là một đơn vị gồm sáu mươi nhăm gam rưỡi vàng có độ tinh khiết là 900/1000. (65,5 miligam vàng 900/1000)

Đồng Francs được thay thế bằng Quyền rút vốn đặc biệt SDR (Special Drawing Rights) (CLC 1969)

Đơn vị tính toán là Quyền Rút vốn Đặc biệt (Special Drawing Rights- SDR) do Quỹ Tiền tệ Quốc tế xác định. SDR là đơn vị tiền qui ước của một số nước thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

1 SDR = 1.423240 USD (ngày 01/9/2021)

Số tiền được đề cập trên sẽ được chuyển thành đồng tiền nội tệ của Quốc gia nơi Tòa án thụ lý vụ việc. (https://www.imf.org/external/np/fin/data/rms_sdrv.aspx)

- Công ước Rotterdam 2009.

Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc hoàn toàn bằng đường biển được thông qua ngày 23/9/2009 tại Rotterdam đến nay đã có hơn 20 quốc gia phê chuẩn và có hiệu lực.

Công ước gồm 18 chương, 96 điều khoản. Các điều khoản của Công ước đã kế thừa những ưu việt đồng thời loại bỏ một số bất cập của cả hai Công ước Hague-Visby và Hamburg.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hàng hải quốc tế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w