d. Trách nhiệm của người vận chuyển Rotterdam.
NỘI DUNG 6: BẢO HIỂM HÀNG HẢI QUỐC TẾ
I. Bảo hiểm là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải những rủi ro, những sự cố ngẫu nhiên, bất ngờ gây thiệt hại về người và tài sản.
Để đối phó với các rủi ro con người đã dùng các biện pháp sau:
- Tránh rủi ro (phòng ngừa rủi ro): không làm việc gì quá mạo hiểm, không chắc chắn. - Phòng ngừa, hạn chế rủi ro: lắp đặt hệ thống chống trộm cắp, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông vv…
- Khắc phục rủi ro (tự mình khắc phục hoặc nhờ người khác khắc phục): dự trữ một khoản tiền, nếu có xảy ra thì dùng khoản đó bù đắp lại những thiệt hại (tự bảo hiểm). - Chuyển nhượng rủi ro: Cá nhân hay doanh nghiệp tìm cách san sẻ rủi ro cho các công ty khác. Khi đã chấp nhận rủi ro các công ty khác đó phải bồi thường những thiệt hại do rủi ro đã thỏa thuận gây ra, còn người chuyển nhượng rủi ro phải trả một khoản tiền. Biện pháp đó gọi là bảo hiểm.
Có thể nói bảo hiểm là biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất để khắc phục hậu quả do rủi ro.
1. Một số khái niệm: Có nhiều định nghĩa về bảo hiểm:
Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm.
Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm Tập đoàn bảo hiểm AIG.
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Luật KDBH).
⮚Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
Bảo hiểm hàng hải có thể hiểu đó là là bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sông liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm chuyên chở trên biển.
⮚Như vậy, bản chất của bảo hiểm là sự phân chia rủi ro, tổn thất của một hay của một số người cho cả cộng đồng tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu.
2. Sự cần thiết của bảo hiểm
Hoạt động bảo hiểm là cần thiết do có sự tồn tại khách quan của rủi ro, bảo hiểm có tác dụng to lớn đối với đời sống, thể hiện:
● Sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi một cách có hiệu quả;
● Bù đắp những thiệt hại, mất mát về người và tài sản của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do các rủi ro gây ra, nhằm khắc phục những rủi ro để ổn định đời sống, sản xuất, kinh doanh;
● Phí bảo hiểm tạo ra một nguồn vốn lớn, có thể đầu tư vào lĩnh vực khác; ● Bổ sung vào ngân sách Nhà nước bằng lãi của bảo hiểm;
● Tạo ra tâm lý an toàn cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức;
● Tăng cường công tác để phòng ngừa và hạn chế tổn thất trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
Rủi ro (Risk) Rủi ro là những sự cố ngẫu nhiên, bất ngờ, là những mối đe dọa nguy hiểm mà khi xảy ra thì gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm.
Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra trên biển, cửa biển liên quan đến hoạt động hàng hải.
Tổn thất (loss/damage) Tổn thất là những hư hỏng, thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro gây ra. Nói đến tổn thất là nói đến những thiệt hại và đó là sự kiện làm phát sinh trách nhiệm vật chất của bảo hiểm.
3.1. Phân loại rủi ro
Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm:
- Rủi ro thông thường được bảo hiểm (mắc cạn, chìm đắm, Cháy, đâm va, ném hàng xuống biển);
- Rủi ro phải bảo hiểm riêng (là những rủi ro loại trừ đối với các điều kiện bảo hiểm tiêu chuẩn, nếu muốn được bảo hiểm thì phải mua riêng: chiến tranh, công)
-Rủi ro loại trừ (loại trừ tuyệt đối): là những rủi ro không được bảo hiểm đối với bảo hiểm hàng hải trong mọi trường hợp: Buôn lậu, lỗi của người được bảo hiểm, Tàu không đủ khả năng đi biển, Tàu đi chệch hướng; Mất khả năng tài chính của chủ tàu.
3.2. Phân loại tổn thất
● Tổn thất bộ phận: Là một phần của đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại
● Tổn thất toàn bộ: toàn bộ thực tế; toàn bộ ước tính ● Tổn thất chung.
3.3. Tổn thất chung
Tổn thất chung là một khái niệm có từ lâu trong ngành hàng hải. Gọi là tổn thất chung bởi vì có một hay nhiều quyền lợi đã hy sinh vì an toàn chung cho toàn bộ hành trình trên biển, tức là để cứu các quyền lợi khác trong hành trình đó thoát khỏi một sự nguy hiểm chung. Chẳng hạn như con tàu chở hàng đang di chuyển trên biển thì gặp bão. Thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu tìm mọi cách chống đỡ với cơn bão nhưng bão ngày càng to và tàu có nguy cơ bị đắm. Thuyền trưởng quyết định vứt bớt một số hàng để cho tàu nhẹ bớt và tàu đã qua được cơn bão. Thiệt hại do việc vứt hàng xuống biển gọi là hành động tổn thất chung.
Như vậy tổn thất chung là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhắm mục đích cứu tàu, hàng hóa và cước phí chở trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng.
Vấn đề là những chủ hàng có hàng bị hy sinh như thế, phải chịu thiệt một mình hay các quyền lợi khác trên tàu (chủ tàu, các chủ hàng khác, chủ cước phí) phải cùng đóng góp?
Một thiệt hại, chi phí hoặc một hành động muốn được coi là tổn thất chung phải có các đặc trưng sau đây:
● Hành động tổn thất chung phải là hành động tự nguyện, hữu ý của thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu;
● Hy sinh hoặc chi phí phải là đặc biệt, phi thường;
● Hy sinh hoặc chi phí phải hợp lý và vì an toàn chung cho tất cả các quyền lợi trong hành trình;
● Tai họa phải thực sự xảy ra và nghiêm trọng;
● Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung;
● Xảy ra ở trên biển.
* Chi phí tổn thất chung
● Chi phí cứu nạn;
● Chi phí làm nổi tàu khi đã bị mắc cạn, chi phí thuê kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn; ● Chi phí tại cảng lánh nạn;
● Tiền lãi của số tiền được công nhận là tổn thất chung;
● Thể lệ giải quyết tổn thất chung (đọc Quy tắc York -Antwerp) II. Lịch sử bảo hiểm
- Khoảng thế kỷ thứ 5 TCN, người ta đã tìm cách giảm nhẹ tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều chuyến hàng. Đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là hình thức nguyên khai của bảo hiểm.
- Một trong những đơn bảo hiểm đầu tiên mà người ta tìm thấy là đơn bảo hiểm cấp vào năm 1347 tại Genoa (Italia) cho tàu Santaclara đi đến quần đảo Magioca thuộc Tây Ba Nha. Người ta cho rằng bảo hiểm hàng hải ra đời bắt đầu từ những người cho vay nặng lãi sống ở miền Bắc Italia. Những người này thường cho chủ tàu vay nợ với điều kiện là nếu tàu đi trót lọt thì chủ tàu phải trả một khoản lãi rất nặng. Ngược lại, nếu tàu bị đắm, mất hết thì được xóa nợ.
- Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm.
- Sau đó là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne năm 1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm 1558. Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.
- Đến thế kỷ XVI - XVII, cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
- Luật 1601 của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn và Vua Louis XIV ban hành, đó là những đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.
- Đến thế kỷ XVII, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và hàng hải quốc tế, với Luân Đôn là trung tâm phồn thịnh nhất. Tàu của các nước đi từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi đều về cập bến hai bờ sông Thame của thành phố Luân Đôn. Edward Lloyd’s là một thuyền trưởng về hưu bắt đầu mở quán cà phê ở phố Great Tower ở Luân Đôn vào khoảng năm 1692.
- Các nhà buôn, chủ ngân hàng, người chuyên chở, người bảo hiểm thường đến đó để trao đổi các thông tin về các con tàu viễn dương, về hàng hóa chuyên chở trên tàu, về sự an toàn và tình hình tai nạn của các chuyến tàu vv…
- Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện của bảo hiểm hỏa hoạn, đánh dấu bằng vụ cháy thảm khốc ở Luân Đôn nước Anh ngày 2/9/1666, hủy diệt 13.000 căn nhà, trong đó có hơn 100 nhà thờ.
III. Phân loại bảo hiểm hàng hải
1. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyên bàng đường biển là bảo hiểm những mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa hoặc trách nhiệm liên quan đến hàng hóa được bảo hiểm. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bao gồm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ.
2. Bảo hiểm thân tàu (Hull Insuatance)
Bảo hiểm thân tàu là bảo hiểm những rủi ro vật chất xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu đồng thời bảo hiểm cước phí, các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau.
3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu đối với người thứ ba trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển.
IV. Các nguyên tắc của bảo hiểm
1). Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra.
2). Trung thực tuyệt đối là nguyên tắc cơ bản thứ hai của bảo hiểm hàng hải. Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối, không được lừa dối. Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực tuyệt đối.
- Người bảo hiểm phải công khai tuyên bố những điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết; không được nhận bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đã đến nơi an toàn;
- Người được bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm; phải thông báo kịp thời những thay đổi về đối tượng bảo hiểm, về rủi ro, về những đe dọa nguy hiểm hay làm tăng thêm rủi ro mà mình biết hoặc đáng lẽ phải biết cho người bảo hiểm; không được mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm khi biết dối tượng bảo hiểm dó đã bị tổn thất.
Theo luật bảo hiểm hàng hải 1906 từ điều 17 đến điều 20 đề cập đến yêu cầu trung thực, tất cả các bên liên quan trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải thương lượng với nhau trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối.
Trung thực tối đa ngụ ý phải khai báo đầy đủ mọi sự kiện cần thiết đã biết hoặc coi như đã biết. Đặc biệt người được bảo hiểm phải kê khai và trình bày đúng tất cả các sự việc mà họ biết hoặc phải biết trong công việc thương mại bình thường.
3). Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm.
Lợi ích được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng hải, lợi ích bảo hiểm không nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất.
Lợi ích được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm.
4). Nguyên tắc bồi thường . Theo nguyên tắc này, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém.
Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. 5). Nguyên tắc thế quyền.
Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm, sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình. Để thực hiện được nguyên tắc này, người được bảo hiểm phải cung ấp các biên bản giấy tờ, chứng từ vv… cần thiết cho người bảo hiểm.
V. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu đối với người thứ ba trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển.
- Đối tượng bảo hiểm: Trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với hành khách, hàng hóa, tài sản và tính mạng bên thứ ba.
- Phạm vi bảo hiểm: Chi phí phát sinh từ hoạt động kinh doanh của chủ tàu gồm: + Chi phí tẩy rửa ô nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa phương và các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra.
+ Chi phí thắp sáng, đánh dấu, phá huỷ, trục vớt, di chuyển xác tàu được bảo hiểm bị đắm (nếu có).
+ Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, trợ giúp cứu nạn. + Chi phí liên quan tới việc tố tụng, tranh chấp, khiếu nại về trách nhiệm dân sự.