Trong đời sống xã hội, việc giành, giữ và thực thi ý chí, quyền lực chính trị được thực hiện ở nhiều hình thức - hay phương diện khác nhau, rất đa dạng, phong phú. Song có ba phương diện cơ bản là phương diện giai cấp và đấu tranh giai cấp; phương diện dân tộc, quan hệ giữa giai cấp, dân tộc với nhân loại và phương diện nhà nước - với tư cách là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị.
a) Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp
Trong lịch sử triết học đã có những quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau trong việc giải quyết vấn đề về nguồn gốc, bản chất và kết cấu giai cấp. Về cơ bản, theo các quan niệm duy tâm và tôn giáo, giai cấp không phải là sản phẩm của sự phát triển sản xuất, phát triển kinh tế trong xã hội mà là kết quả phân định, sáng tạo của lực lượng siêu tự nhiên; kẻ giàu người nghèo, người ở địa vị này địa vị kia trong xã hội… là do tiền định. Đây là quan niệm sai lầm, phản khoa học.
Đối lập với quan niệm đó, các nhà triết học duy vật cho rằng: giai cấp là sản phẩm gắn liền với lịch sử phát triển xã hội. Tuy nhiên, do xuất phát từ những địa vị chính trị khác nhau trong xã hội nên họ đã đưa ra những quan niệm khác nhau về giai cấp. Một số nhà triết học duy vật lấy cơ sở sinh học như giới tính, màu da, cấu trúc cơ thể,… hoặc coi nghề nghiệp, sở thích, tâm lý, ý thức, tôn giáo, dân tộc,… coi đó là đặc trưng bản chất, là nguồn gốc nảy sinh giai cấp. Vì vậy, họ quan niệm giai cấp là những lớp người có cùng cấu trúc sinh học, hoặc cùng sở thích, tâm lý, nghề nghiệp,
tôn giáo,… và phân chia giai cấp ra thành giai cấp áo nâu, giai cấp áo xanh, giai cấp cổ vàng, giai cấp cổ cồn áo trắng… Những yếu tố bề ngoài, hình thức đó không làm nên sự khác biệt về chất và mang tính đối kháng trong xã hội.
Không tán thành với quan điểm đó, nhà xã hội người Mỹ - Rony Stac lại coi địa vị là yếu tố nảy sinh và phân loại giai cấp. Ông cho rằng “giai cấp là nhóm người chia xẻ một vị trí giống nhau trong phân tầng xã hội”. Đây là một quan niệm phiến diện, bởi lẽ vấn đề “địa vị của con người trong xã hội” chỉ là một nội dung, song không phải là nội dung bản chất nhất của giai cấp và phân chia giai cấp. Phê phán sự hạn chế và bổ sung cho quan niệm đó, nhà xã hội học Uâynơ lại lấy địa vị và danh tiếng của cá nhân làm tiêu chí nguồn gốc nảy sinh giai cấp và phân chia giai cấp. Vì vậy, học giả này phân chia các giai cấp thành 6 đẳng cấp theo từng cặp quan hệ là “thượng lưu trên và thượng lưu dưới; trung lưu trên và trung lưu dưới; hạ lưu trên và hạ lưu dưới”. Quan điểm này của Uâynơ cũng là quan niệm phiến diện, vì danh tiếng hay sự tôn quý cũng không phải là cái bản chất, cái ngọn nguồn của sự nảy sinh và phân chia giai cấp.
Để khắc phục những hạn chế ấy, nhà xã hội học Uâybơ người Đức lại tiếp cận từ góc độ của cải, địa vị, uy tín quyền lực để để đưa ra quan niệm về giai cấp. Học giả này cho rằng, “Giai cấp là một nhóm người có cơ may sống giống nhau, được xác định bởi vị trí kinh tế trong xã hội, những sản phẩm mà họ sở hữu và những cơ hội đối với thu nhập của họ”. Tuy nhiên, ông lại khẳng định “các yếu tố vật chất không phải là những đặc điểm cơ bản, duy nhất của các hệ thống phân tầng giai cấp”. Cái mà học giả này nhấn mạnh và được coi là đặc điểm cơ bản của nguồn gốc nảy sinh giai cấp và làm nên bản chất của giai cấp chính là địa vị khác nhau trong xã hội. Quan niệm đó của Uâybơ tuy có giá trị hơn các quan niệm Rony Stac và Uâynơ, song về bản chất vẫn chỉ dựa vào những đặc điểm không phải bản
chất nhất làm nên cái cốt lõi của giai cấp và phân chia giai cấp trong xã hội.
Một số học giả khác người Hoa Kỳ lại cho rằng, lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể vận dụng vào nước Mỹ được. Bởi vì quan hệ về sở hữu hiện nay đã thay đổi, không còn giai cấp vô sản. Mọi công nhân đều được mua cổ phiếu và cổ phần, do đó họ đều được hưởng lợi nhuận từ quá trình sản xuất và kinh doanh đem lại. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế tri thức đã phát triển, sở hữu trí tuệ được đảm bảo, lợi ích được điều hòa, mọi người đều có tự do, bình đẳng, một thế giới phẳng được xác lập,… nên không còn sự đối lập về lợi ích kinh tế, không còn phân biệt giai cấp. Do đó, vấn đề mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp trở nên vô nghĩa. Nhưng những lập luận đó không thể che đậy nổi thực tế xã hội ở nước Mỹ vẫn còn đầy rẫy những kẻ giàu và người nghèo, kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Sự gia tăng chênh lệch về mức sống ngày càng cao, sự bóc lột ngày càng tinh vi và ngày càng lớn.
Có thể nói, thực chất tất cả các quan niệm của các học giả tư sản đều muốn tìm cách phủ nhận lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin, bằng cách lảng tránh vẫn đề sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trong xã hội có lợi ích đối kháng; tiến tới thủ tiêu vấn đề đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, thủ tiêu chuyên chính vô sản. Nhưng dù có thực hiện bằng cách nào đi chăng nữa thì họ cũng không thể che lấp được những quan niệm đúng đắn và khoa học của Triết học mác xít về giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Cống hiến lớn lao của C. Mác và Ph. Ăng ghen vào lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp không phải là ở chỗ các ông đã phát hiện ra vấn đề đó. Bởi vì, trước C.Mác, các nhà sử học tư sản như Chie, Ghidô, Minhê,… đã nêu ra những vấn đề đó rồi. Cống hiến lớn lao của các ông chính là ở
chỗ đều khẳng định giai cấp không phải là hiện tượng nảy sinh ngay từ khi xuất hiện xã hội loài người. Trong lịch sử phát triển của xã hội, đã có thời kỳ không tồn tại giai cấp, đó là thời kỳ trước chế độ chiếm hữu nô lệ, thời kỳ của chế độ cộng sản nguyên thủy. Giai cấp chỉ xuất hiện gắn liền với giai đoạn lịch sử nhất định của sản xuất vật chất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất phải đạt đến một trình độ nhất định mới tạo ra những điều kiện cho giai cấp ra đời. Giai cấp sẽ mất đi khi các điều kiện về kinh tế - xã hội tạo nên sự ra đời và tồn tại của nó không còn nữa; đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản và chuyên chính vô sản chỉ là bước quá độ để xóa bỏ giai cấp trong xã hội. Những tư tưởng này đã được thể hiện rất rõ trong bức thư C.Mác gửi Iôxíp Vâyđơmâyơ. C.Mác viết: “Còn về phần tôi thì tôi không có công lao là đã phát hiện ra sự tồn tại của các giai cấp trong xã hội hiện đại, cũng không phải có công lao là đã phát hiện ra cuộc đấu tranh giữa các giai cấp với nhau. Các nhà sử học tư sản trước tôi rất lâu đã trình bày lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp đó, còn các nhà kinh tế học tư sản thì đã trình bày sự giải phẫu kinh tế của các giai cấp. Cái mới mà tôi đã làm là chứng minh rằng: 1) Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất; 2) Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản; 3) Bản thân nền chuyên chính vô sản này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu giai cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp”. [C.Mác và Ph Ăng ghen: Toàn tập, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, t28, tr 661 - 662]
Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước,
Ph.Ăng ghen đã trình bày rất rõ ràng, cụ thể quan điểm mác - xít về sự xuất hiện giai cấp. Ông lập luận rất đúng đắn rằng, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự phân công lao động trong xã hội, làm cho lao động của quá trình sản xuất được chuyên môn hóa. Điều này đưa đến năng xuất lao động được nâng cao, của cải làm ra dư thừa đã khiến một số tộc trưởng có
lòng tham lam, chiếm lấy của cải dư thừa đó làm tài sản riêng của mình và chế độ tư hữu đã ra đời. Chính chể độ tư hữu ấy là cơ sở cho sự phân hóa xã hội thành các giai cấp có lợi ích đối kháng nhau. Đồng thời ông cũng lấy chính thực tiễn của chế độ cộng sản nguyên thủy, đặc biệt là giai đoạn cuối của chế độ đó để chứng minh. Từ đó Ph. Ăngghen đưa ra kết luận: Như vậy, chính chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã làm nên sự khác biệt có tính đối lập về địa vị kinh tế là nguồn gốc nảy sinh giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội.
Kế thừa và phát triển những tư tưởng đó của C.Mác và Ph.Ăng ghen, trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, V.I Lênin còn chỉ ra những đặc trưng cơ bản của giai cấp ở trong một định nghĩa khái quát và khoa học: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là tập đoàn người, mà tập đoàn người này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”. [V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ Mátsxcơva, 1977, t39, tr 17 - 18]
Định nghĩa đó cho ta thấy, nói đến giai cấp là nói đến những tập đoàn người to lớn ở trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định, trong một chế độ kinh tế - xã hội cụ thể chứ không phải là một số cá nhân riêng lẻ. Bởi vì một số cá nhân có cùng tâm lí hay sở thích nào đó không làm nên một giai cấp mà nó chỉ có thể là một nhóm lợi ích ở trong xã hội.
Nhưng những tập đoàn người to lớn được gọi là giai cấp phải là những tập đoàn có sự khác nhau trước hết là về địa vị của họ ở trong một hệ thống kinh tế - xã hội nhất định. Trong hệ thống kinh tế - xã hội đó, tập đoàn người này là tập đoàn thống trị còn tập đoàn người kia là tập đoàn bị trị. Đây là đặc trưng chung nhất, dễ nhận thấy nhất về giai cấp. Nhưng đó không phải là đặc trưng cơ bản nhất làm nên cái bản chất, cốt lõi của giai cấp, làm nên ngọn nguồn nảy sinh và phân chia giai cấp trong xã hội. Đặc trưng cơ bản nhất ấy chính là sự khác nhau về quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất. Tập đoàn người nào chiếm hữu được tư liệu sản xuất, tức là nắm được các phương tiện, điều kiện vật chất quan trọng nhất, thiết yếu nhất (như chủ nô trong chế độ chiếm hữu nô lệ; địa chủ, phong kiến trong chế độ phong kiến hay tư sản trong chế độ tư bản) là tập đoàn người giữ địa vị thống trị. Còn tập đoàn người nào không có tư liệu sản xuất (như nô lệ trong chế độ chiếm hữ nô lệ; nông nô trong chế độ phong kiến hay vô sản trong chế độ tư bản) buộc phải phụ thuộc về kinh tế vào các tập đoàn thống trị và họ là tập đoàn người bị cai trị trong xã hội. Đây là đặc trưng cơ bản nhất, có tính quyết định để hình thành giai cấp và phân hóa giữa các tập đoàn người thành giai cấp này hay giai cấp khác, đồng thời làm nên sự khác biệt sâu xa về chất trong lí luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác so với các quan niệm khác.
Sự khác nhau về sở hữu đối với tư liệu sản xuất là ngọn nguồn dẫn đến sự khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội và trong tổ chức quản lí sản xuất. Điều đó là đương nhiên, bởi vì trong xã hội, tập đoàn người nào chiếm hữu được tư liệu sản xuất thì tập đoàn người đó giữ vai trò lãnh đạo, chỉ huy, điều hành trong quá trình sản xuất và vận hành xã hội. Còn tập đoàn nào không có tư liệu sản xuất thì chỉ là những tập đoàn người trực tiếp sản xuất và phải chịu sự điều hành, tổ chức, quản lí của tập
đoàn có tư liệu sản xuất. Quan hệ giữa thống trị và bị trị hay giữa quyền lực cai trị với bị cai trị được xác lập trong xã hội.
Sự khác nhau về vai trò tổ chức, quản lí sản xuất tất yếu dẫn đến sự khác nhau về phương thức, qui mô hưởng thụ các của cải ít hoặc nhiều làm ra trong xã hội. Tập đoàn nào giữ vai trò tổ chức, quản lí, chỉ huy quá trình sản xuất thì họ đóng vai trò quyết định phân chia các sản phẩm làm ra và họ có điều kiện, tìm đủ mọi mánh khóe để chiếm đoạt của cải, tước đoạt lao động của những người khác. Ngược lại, những người bị quản lí, phải chịu sự điều hành tổ chức trong quá trình sản xuất thì không có quyền quyết định việc phân chia các sản phẩm. Ngược lại, họ chỉ được hưởng một phần rất nhỏ của cải mà chính họ tạo ra và như vậy, họ bị tước đoạt, bóc lột sức lao động.
Những sự khác nhau có tính chất đối kháng về lợi ích kinh tế đó đã dẫn đến sự khác nhau có tính chất đối lập về địa vị của các tập đoàn ở trong một xã hội nhất định và hình thành sự đối kháng về chính trị giữa các giai cấp ở trong các xã hội có giai cấp. Vì vậy, giai cấp là một trong những phương diện thể hiện mâu thuẫn về lợi ích chính trị, quyền lực chính trị của các tập đoàn người được gọi là giai cấp trong xã hội. Cá nhân nào đứng ở giai cấp nào thì gắn liền sinh mệnh chính trị của mình trong giai cấp ấy, cùng bảo vệ lợi ích, quyền lực kinh tế và chính trị của giai cấp đó. Như vậy định nghĩa về giai cấp của V.I. Lênin đã cung cấp những tiêu chuẩn cơ bản để xác định các giai cấp khác nhau trong xã hội. Đồng thời định nghĩa đó cũng cho thấy trong tất cả các xã hội có giai cấp đối kháng thì quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột và bị bóc lột, là quan hệ giữa thống trị và bị thống trị, giữa những lực lượng có quyền lực chính trị khác nhau, đối lập nhau trong xã hội. Nghĩa là định nghĩa đó đã cung cấp những cơ sở lí luận chung nhất, cơ bản nhất về kinh tế, chính trị và xã hội
để nhận dạng kết cấu giai cấp rất phức tạp trong xã hội . Ở trong đó bao giờ cũng có giai cấp cơ bản đại diện cho quan hệ thống trị và giai cấp không cơ bản cùng các tầng lớp trung gian của phương thức sản xuất mà các giai cấp đó đang tồn tại. Chẳng hạn như giai cấp chủ nô với giai cấp nô