Đổi mới là xu hướng tất yếu của quá trình vận động của xã hội. Ở đó, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều phải có sự thay đổi theo chiều hướng phát triển, tiến bộ. Lĩnh vực chính trị ở nước ta cũng không nằm ngoài quá trình đó. Trong thực tiễn xã hội, việc đổi mới lĩnh vực này đã và đang diễn ra rất sinh động, rất phong phú và được sự quan tâm không chỉ của các tổ chức Đảng và Nhà nước ta mà còn của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động. Tuy nhiên, xác định đổi mới ở những khâu nào, với những nội dung cơ bản nào của lĩnh vực chính trị để tạo ra những kết quả có tính chất đột phá, đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự củng cố, phát triển và hoàn thiện vấn đề chính trị ở nước ta đang là sự đòi hỏi cả về lí luận và thực tiễn hiện nay.
Có thể nói, vấn đề đổi mới nhằm phát huy dân chủ, hoàn thiện hệ thống chính trị và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là những nội dung thích ứng với sự đòi hỏi ấy.
a) Vấn đề phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay
Trong lịch sử, khái niệm về dân chủ đã được đặt ra và nhận thức từ rất sớm. Thuật ngữ “demokratia” thể hiện khái niệm này lần đầu tiên xuất hiện ở Hy Lạp vào thời cổ đại, khoảng thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ IV trước công nguyên. Nó là sự lắp ghép của hai từ “demos” - có nghĩa là nhân dân và “ kratos” - có nghĩa là quyền lực. Do đó, dân chủ là khái niệm dùng để chỉ thể chế chính trị tồn tại ở một số thành bang của Hy Lạp mà trong đó quyền lực thuộc về nhân dân.
Mặc dù xuất hiện từ rất sớm như vậy, nhưng cho đến nay, khái niệm dân chủ vẫn còn nhiều quan niệm rất khác nhau. Các trào lưu triết học phi mác - xít thường coi nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và sự bình đẳng của công dân là đặc trưng cơ bản của dân chủ. Họ xem xét dân chủ tách rời với những điều kiện kinh tế - xã hội, với vấn đề sở hữu về tư liệu sản xuất và với vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp để giành quyền lực chính trị,
quyền bình đẳng tham gia vào các quyết định quản lý của nhà nước. Đó chỉ là những quan niệm mang tính chất hình thức về dân chủ, nhằm che đạy cho các mục đích chính trị ẩn náu trong các thể chế chính trị của giai cấp thống trị, bóc lột. Điển hình cho những quan điểm đó là nhà tư tưởng cơ hội chủ nghĩa người Đức là Phécđinăng Látxan (1825 - 1864). Ông cho rằng, dân chủ là sự nới lỏng kiểu ban ơn của giai cấp tư sản cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là đồ trang sức của xã hội công dân. Đối lập với các quan niệm phi mác - xít, Triết học Mác - Lênin đã
xuất phát từ con người và vì con người, từ vai trò quyết định, sáng tạo chân chính ra lịch sử của quần chúng nhân dân… để nghiên cứu về dân chủ và xã hội dân chủ. Đồng thời, coi xã hội công dân mà trước hết là các quan hệ kinh tế trong xã hội đó, là cơ sở, là nguồn gốc của mọi quyết định của các thể chế quản lý. Từ đó đi đến khẳng định rằng, bất cứ một nền dân chủ nào với tính cách là một hình thức tổ chức chính trị của xã hội, xét đến cùng, đều do các quan hệ sản xuất trong một xã hội quyết định. Quan hệ sản xuất của xã hội như thế nào, (tức là sở hữu tư liệu sản xuất là tư nhân hay toàn dân) thì quy định tính chất dân chủ trong xã hội như thế ấy. Do đó cần phải chú ý đến sự phát triển lịch sử của nền dân chủ, sự phụ thuộc của nó với sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội, thay thế các quan hệ sản xuất và với tính chất của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, thực chất của cái gọi là “dân chủ” chỉ là dân chủ của giai cấp thống trị, là dân chủ của thiểu số những kẻ bóc lột đối với đa số người lao động, chứ không phải là dân chủ của đa số nhân dân lao động đối với thiểu số kẻ bóc lột; không phải là dân được làm chủ về quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, dân được bình đẳng về mọi mặt trong đời sống xã hội. Hiến pháp, pháp luật, nghị viện và những cơ quan đại diện khác mà giai cấp bóc lột lập ra để thực thi quyền bàu cử phổ thông đầu phiếu cùng các quyền tự do khác, về căn bản chỉ là hình thức. Bởi vì, các tổ chức ấy được
lập ra sẽ tìm đủ mọi cách cắt xén quyền làm chủ chính trị, làm chủ nhà nước của nhân dân, nhằm làm tê liệt tính tích cực chính trị của quần chúng và làm cho quần chúng không thể tham gia vào đời sống chính trị. Các công cụ đó chỉ phục vụ mục tiêu dễ bề cai trị của giai cấp thống trị. Không có sự bình đẳng về kinh tế, về sở hữu tư liệu sản xuất thì không thể có dân chủ trong kinh tế và vì vậy, không thể có dân chủ về chính trị, về quyền tham gia vào các quyết định quản lý xã hội của nhà nước. Dân chủ chủ nô, dân chủ phong kiến hay dân chủ tư sản đều là những hình thức dân chủ như vậy. Trong các xã hội đó, nếu khẩu hiệu dân chủ có được nêu lên thì chỉ là thủ đoạn chính trị để lừa bịp nhân dân lao động.
Trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng ấy, triết học mác - xít đưa ra quan niệm đúng đắn về bản chất của dân chủ. Trong đó khẳng định: dân chủ là mọi người dân bình đẳng với nhau và được quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các quyết định quản lý xã hội của nhà nước, nhờ đó mà họ đều có quyền được thụ hưởng những lợi ích từ các quyết định đó mang lại. Khi đề cập đến vấn đề đó, C.Mác đã viết: Dân chủ là mọi công dân đều có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào những quyết định trong quá trình quản lý, điều hành xã hội của nhà nước và đều có quyền được hưởng lợi ích từ trong các quyết định đó một cách bình đẳng. V.I. Lênin còn nhấn mạnh: Phát triển dân chủ một cách đầy đủ, nghĩa là làm cho toàn thể quần chúng nhân dân lao động tham gia thật sự, bình đẳng và thật sự rộng rãi vào mọi hoạt động của nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến bản chất của dân chủ một cách ngắn gọn, khái quát: “Dân chủ là dân làm chủ”.
Bản chất ấy của dân chủ chỉ được thể hiện ra một cách thật sự trong đời sống xã hội khi xã hội đó được xây dựng trên nền tảng của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Cuộc cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo các tầng lớp nhân dân thực hiện việc xóa bỏ chế độ tư
hữu, thiết lập chế độ công hữu, nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản. Một trong những nội dung cơ bản cần được xây dựng và thiết lập ở trong xã hội đó chính là nền dân chủ vô sản. Đó là nền dân chủ, là chế độ dân chủ thật sự, dân chủ nhất trong lịch sử loài người. Bởi vì, ở trong thể chế dân chủ đó mọi công dân thực sự được làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; được tham gia vào các quyết định quản lý của nhà nước đối với tất cả các vấn đề từ kinh tế đến chính trị, từ tư tưởng đến văn hóa, khoa học, từ cơ sở hạ tầng đến kiền trúc thượng tầng… Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xã hội đã và đang được xây dựng theo chiều hướng tiến bộ là xã hội xã hội chủ nghĩa. Thích ứng với những điều kiện thực tiễn cụ thể trong xã hội ấy là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Về bản chất, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chính là nền dân chủ vô sản. Đó là nền dân chủ được giai cấp vô sản thiết lập trong thời kỳ chuyên chính vô sản. Nó mang bản chất của giai cấp vô sản và được xây dựng trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Đó là một nền dân chủ thật sự cho đại đa số nhân dân lao động, là nền dân chủ cao nhất so với các hình thức dân chủ trước đó. Mọi công dân không phân biệt giới tính, nòi giống, dân tộc, tôn giáo… đều bình đẳng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa; đều có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của nhà nước và đều được hưởng lợi ích một cách bình đẳng từ trong công việc quản lý đó.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và đang tổ chức, xây dựng trong hiện thực một cách sinh động và sáng tạo ở nước ta. Việc tiến tới nhận thức đúng đắn và tổ chức xây dựng được nền dân chủ trong đời sống xã hội như hiện nay là cả một quá trình tìm tòi và khảo nghiệm công phu, sáng suốt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó được thể hiện ở chỗ, trước thời kỳ đổi mới, nền dân chủ mà chúng ta cố
gắng xây dựng là nền dân chủ dựa trên cơ sở làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa hay còn gọi là chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chế độ làm chủ tập thể ấy được đặt ra trong bối cảnh chưa có đầy đủ các tiền đề cho sự tồn tại của nó. Do đó, chế độ làm chủ tập thể không thể tạo ra các động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội mà ngược lại, nó trở thành những chướng ngại, cản trở đối với sự phát triển xã hội. Nhu cầu đó đòi hỏi phải có sự đổi mới để xây dựng những nội dung dân chủ cho phù hợp hơn với các điều kiện thực tiễn của đất nước trong giai đoạn đó. Vì vậy, cùng với việc tiếp cận với các tư tưởng về dân chủ đã tồn tại trong lịch sử, đặc biệt là di sản lý luận của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin, cần phải khảo nghiệm các mô hình dân chủ đang vận hành ở các nước trên thế giới. Trên cơ sở phân tích, khảo nghiệm một cách toàn diện, phê phán có kế thừa, bổ sung để hoàn thiện, sáng tạo nhằm phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước đã dẫn tới kết quả của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đang hiện diện trong đời sống xã hội hiện nay. Đó là nền dân chủ thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nó được xây dựng dựa trên nền tảng lý luận là Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời kết hợp với thực tiễn cách mạng của nước ta. Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò độc tôn lãnh đạo công cuộc phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cơ sở kinh tế cho việc xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu giữ vai trò chủ đạo. Trong nền dân chủ ấy, mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng và đều làm chủ về quyền lực chính trị và đều có quyền tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quyết định quản lý của nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời đều được hưởng các lợi ích như nhau từ các quyết định đó.
Tuy nhiên, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đó không dừng lại ở các nội dung và kết quả đã đạt được như hiện nay mà nó không ngừng được củng cố và phát huy trong đời sống xã hội. Thực chất của việc không ngừng củng cố và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là làm cho các giá trị về dân chủ đã đạt được phát triển bền vững nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ cho mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt được mục tiêu cơ bản đó - như Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: phải không ngừng “nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ của công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân. Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp. Thực hiện tốt hơn quy chế dân chủ ở cơ sở và pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”.(Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà nội, 2011, tr 239). Phát huy dân chủ ở tất cả các cấp, các ngành từ cơ quan lãnh đạo cao nhất đến cơ sở. Thường xuyên củng cố, tăng cường, phát huy dân chủ trong đảng, coi đó là “hạt nhân” để thực hiện, thúc đẩy dân chủ trong toàn xã hội. Quán triệt sâu sắc quan điểm lấy dân làm gốc, dân biết, dân làm, dân thực hiện, dân kiểm tra. Thường xuyên đổi mới hệ thống chính trị nhằm tạo ra những điều kiện cơ bản và thiết thực để nâng cao, phát triển ngày càng hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
b) Vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
Cùng với việc đổi mới các lĩnh vực khác của đời sống xã hội thì vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một trong nội dung trọng yếu nhất của đổi mới chính trị trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vì, đây là lĩnh vực thuộc thiết chế của kiến
trúc thượng tầng, là nơi sản sinh ra hệ tư tưởng chính trị và cũng là nơi tổ chức, lãnh đạo việc thực thi quyền lực chính trị của đất nước.
Sự hình thành và phát triển của hệ thống chính trị ở nước ta có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
- Đặc điểm thứ nhất là, hệ thống chính trị ở nước ta do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là đặc điểm vừa mang tính phổ biến đối với hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa vừa mang tính đặc thù của nước ta. Tính phổ biến được thể hiện ở chỗ đều là tổ chức chính trị lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng chính trị cơ bản, đều đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và đều thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Còn tính đặc thù được quy định bởi hệ tư tưởng chính trị cơ bản là sự kết hợp Chủ nghĩa Mác - Lênin với Tư tưởng Hồ Chí Minh và bởi vị trí, vai trò, khả năng và uy tín lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay. Điều đó đã được thử thách và chứng minh trong toàn bộ quá trình tìm đường cứu nước, đấu tranh chống thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đổi mới xã hội… nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. - Đặc điểm thứ hai là, hệ thống chính trị của nước ta được hình