Các yếu tố tác động đến pháp luật về quản lý cán bộ xã

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý cán bộ xã từ thực tiễn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 33 - 39)

1.3.1. Chế độ chính trị

Về lý luận, pháp luật và chính trị đều là những hình thái ý thức xã hội có mối quan hệ với nhau. Pháp luật là công cụ điều chỉnh xã hội phải phản ánh được ý chí và quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền (tất nhiên đó phải là những quan điểm tiến bộ vì mục tiêu chung của đất nước).

Chế độ chính trị hay thể chế chính trị thể hiện hệ tư tưởng, phương thức tổ chức quyền lực và năng lực lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với xã hội ở mỗi quốc gia mà nền tảng và khuôn khổ của thể chế chính trị chính là Hiến pháp. Mỗi một quốc gia đều định hình cho mình con đường đi riêng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, với xu thế phát triển của đất nước trong từng giai đoạn.

Với đất nước ta, với con đường mà Đảng và Nhân dân ta xác định ngay từ buồi đầu của quá trình cách mạng, đó là con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội và Nhà nước này là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Cho nên điều đó cũng có nghĩa là mọi hoạt động của nền công vụ này phải hướng đến Nhân dân mà phục vụ. Từ đó, pháp luật về quản lý cán bộ xã phải được thiết lập dựa vào quan điểm, đường lối của Đảng đã vạch ra và con đường mà Nhà nước ta định hướng đi lên.

1.3.2. Kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về quản lý cán bộ xã nói riêng. Mức độ hoàn thiện pháp luật về quản lý cán bộ xã phản chiếu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển, sẽ thúc đẩy pháp luật về quản lý cán bộ xã phát triển và ngược lại. Pháp luật về quản lý cán bộ xã suy cho cùng chính là hệ thống văn bản pháp luật về quản lý cán bộ. Đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê

nin, trong mối quan hệ giữa kinh tế và pháp luật thì điều kiện kinh tế, các quan hệ kinh tế quyết định trực tiếp đến sự ra đời của pháp luật, đồng thời quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của nó.

Trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, có thể nói, đất nước càng đổi mới thì nhận thức về những tác động của nền kinh tế thị trường ngày càng thâm nhập sâu sắc và rõ rệt trong đời sống xã hội nước ta. Trong bối cảnh mở cửa và thực hiện nền kinh tế thị trường thì đòi hỏi một bộ máy Nhà nước năng động, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả là cấp bách và chính đáng của mọi người và mọi tổ chức kinh tế - xã hội. Nhưng sự vận hành có hiệu quả của bộ máy Nhà nước trên thực tế lại phụ thuộc vào những con người cụ thể, mọi công việc được giải quyết nhanh hay chậm do chính những quyết định của đội ngũ công chức từ cấp Trung ương cho đến cấp cơ sở, đặc biệt cán bộ xã. Bởi vậy, hoàn thiện pháp luật về quản lý cán bộ xã là hết sức cần thiết, nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật từ bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quản lý cho đến chế độ, chính sách một cách đồng bộ, thống nhất, ổn định, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ xã ngày càng trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền địa phương trong thời kỳ mới.

1.3.3.Yếu tố con người

Con người luôn được xem là trung tâm của mọi vấn đề, là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực. Vì lẽ đó khi xây dựng pháp luật phải đặt con người vào trung tâm để đưa ra những chuẩn mực hành vi phù hợp. Sự áp đặt cứng nhắc là điều tối kỵ trong một xã hội, trong một tổ chức, đặc biệt là đối với nước ta, một nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Con người ở đây trước hết chính bản thân đội ngũ cán bộ xã – đối tượng của pháp luật về quản lý cán bộ xã. Pháp luật về quản lý cán bộ xã được ban hành và điều chỉnh như thế nào phải xuất

phát từ đặc điểm về trình độ năng lực, nhận thức của đội ngũ cán bộ xã trong từng thời kỳ. Nếu cao hoặc thấp hơn đều không phù hợp, mặt khác con người ở đây được hiểu là tổ chức và cá nhân có trách nhiệm chính trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cán bộ xã. Mức độ hoàn thiện của pháp luật, sự phù hợp giữa pháp luật với yêu cầu của thực tiễn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các cơ quan, cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật. Năng lực lập pháp, lập quy thể hiện ở việc nắm bắt những đòi hỏi của thực tiễn để xây dựng và ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật về quản lý cán bộ cho phù hợp.

1.3.4.Truyền thống, văn hóa, phong tục và tập quán

Văn hóa truyền thống dân tộc, nơi mà các tổ chức đang tồn tại và hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa của tổ chức đó. Lối suy nghĩ của người Việt Nam phần lớn chịu ảnh hưởng của phương thức sản xuất nông nghiệp, nét văn hóa cộng đồng, vùng miền, văn hóa làng xã đã tạo nên ý thức cộng đồng cao, trọng tập thể. Do đó, nó làm cho vai trò của tập thể được đề cao, cái tôi cá nhân ít được chú trọng, hay cá nhân thường bị chi phối bởi những chuẩn mực của cộng đồng nên thông thường không dám làm điều gì trái ngược với chính kiến của người nhiều, vai trò cá nhân không được đề cao, nhân viên luôn chờ đợi ý kiến chỉ đạo của cấp trên tạo nên tình trạng trì trệ, ỷ lại vào tập thể, thiếu chủ động, sợ trách nhiệm trong công việc. Một hiện tượng phổ biến hiện nay là hoạt động của cán bộ ít quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thực thi, đặc biệt họ sử dụng nguồn lực của tổ chức một cách tùy tiện, lãng phí theo kiểu “cha chung không ai khóc” là tình trạng khá phổ biến.

Như vậy, chúng ta thấy rằng việc lập lại một trật tự vốn đã được hình thành từ ngàn xưa, đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người là việc không dễ, chính vì lý do đó mà Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính. Sự ảnh hưởng của phong tục, tập quán đến pháp luật như là

một hiện tượng có tính quy luật. Phong tục, tập quán lạc hậu, phản tiến bộ sẽ trở thành lực cản trong việc chấp hành pháp luật. Ngược lại, phong tục, tập quán tốt đẹp sẽ đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng đoàn kết nội bộ, giải quyết các tranh chấp bằng con đường hoà giải, giải quyết linh hoạt, kịp thời, có tình, có lý các mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, phù hợp với điều kiện của từng địa phương bảo đảm ổn định trật tự xã hội và do vậy, sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật. Đây vừa là nguồn bổ sung, vừa là môi trường đưa pháp luật vào cuộc sống, đồng thời là chất xúc tác để hoàn thiện một nền pháp luật tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc ghi nhận và bảo vệ phong tục, tập quán tốt đẹp là một tất yếu khách quan trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay.

1.3.5. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về công vụ, công chức Về nguyên tắc, khi hệ thống pháp luật về cán bộ, công chức nói chung, trong đó có pháp luật về quản lý cán bộ được hoàn thiện, bảo đảm có đủ các quy phạm pháp luật điều chỉnh tất cả các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực cán bộ, công chức; nội dung các quy phạm phù hợp với thực tiễn, có khả năng dự liệu, có chế tài nghiêm minh, phù hợp … thì việc thực hiện pháp luật trên thực tiễn phát huy hiệu lực, hiệu quả.

Ở đây cũng cần hiểu rằng, mức độ hoàn thiện của pháp luật về cán bộ, công chức không chỉ nhìn ở góc độ số lượng quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật và các quan hệ xã hội được điều chỉnh.

Dưới một góc độ khác, các quy định phải phù hợp với điều kiện thực tế về năng lực, trình độ của nền công chức, công vụ; tính phổ quát về trình độ, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ xã nói riêng; về khả năng của nền công vụ trong việc đáp ứng những điều kiện thiết yếu để đội ngũ cán bộ thực thi công vụ. Vấn đề này được hiểu là các quy phạm pháp luật quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của cán bộ xã - dưới góc độ thượng

tầng kiến trúc - phải phù hợp với hạ tầng cơ sở, thực tiễn cuộc sống mới bảo đảm tính khả thi, tạo động lực thúc đẩy phát triển, bảo đảm phát huy hiệu lực, hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện trên thực tiễn.[9]

1.3.6. Môi trường thực hiện pháp luật về cán bộ xã

Pháp luật về cán bộ xã được thực hiện không phải trong một môi trường vô tính, mà nó chịu sự tác động rất lớn của môi trường chính trị - kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là:

- Sự lãnh đạo của cấp Ủy, Đảng;

- Sự chỉ đạo, điều hành của Huyện, Tỉnh;

- Sự phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm

vụ, thông qua hoạt động phối hợp công tác, hợp tác...

Một môi trường minh bạch, phân định rõ ràng trách nhiệm, được hiện đại hóa và thân thiện với con người sẽ có tác động tích cực đến thực hiện pháp luật về cán bộ xã.[4]

Tiểu kết chương 1

Cán bộ chính quyền xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cũng như sự ổn định, phát triển của địa phương. Họ vừa là những người lãnh đạo, tổ chức, điều hành các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, vừa trực tiếp tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, đảm bảo an sinh của người dân và sự phát triển của cộng đồng.Thông qua vai trò của họ mà ý Đảng, lòng dân được thống nhất, làm cho chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có cơ sở bám rễ, ăn sâu trong đời sống xã hội, tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa Đảng và dân, nâng cao sự nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.

Trên cơ sở khoa học, Chương 1 luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung nhất của pháp luật về quản lý cán bộ xã như: đưa ra quan niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ xã; xây dựng được quan niệm pháp luật về quản lý cán bộ xã. Luận văn đã xác định nội dung, vai trò và các yếu tố tác động đến pháp luật về quản lý cán bộ xã ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Những nội dung về lý luận liên quan đến pháp luật về quản lý cán bộ xã được đề cập trong Chương 1 là luận cứ khoa học để phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý cán bộ xã huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định hiện nay trong Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÁN BỘ XÃ

Ở HUYỆN HOÀI ÂN – TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý cán bộ xã từ thực tiễn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w