BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN HOÀI ÂN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Về vị trí địa lý
Hoài Ân là huyện trung du miền núi của tỉnh Bình Định, có diện tích rộng vào hàng thứ ba trong 11 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Định (sau 2 huyện Vân Canh và Vĩnh Thạnh) với diện tích tự nhiên 777,8 km2, chiếm 12% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Huyện Hoài Ân cách tỉnh lỵ Qui Nhơn 100km về phía bắc và cách quốc lộ 1A 10km về
phía tây, có toạ độ địa lý từ 1080 47’ đến 1090 06’ kinh đông và từ 140
05’ đến 140 35’ vĩ độ bắc.Huyện Hoài Ân nằm giữa các huyện An Lão,
Phù Cát, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, tây giáp huyện Vĩnh Thạnh.
Từ khi thành lập huyện, qua nhiều lần thay đôi địa giới, địa danh huyện và các làng xã, hiện nay Hoài Ân gổm 14 xã và 1 thị trấn: Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Ân Hữu, Ân Nghĩa, Ân Đức, Ân Phong, Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Mỹ, BokTới, Ân Sơn, ĐakMang và thị trấn Tăng Bạt Hổ.
2.1.1.2. Địa hình – đất đai
Huyện Hoài Ân là vùng bán sơn địa nên địa hình đa dạng, đồi núi xen kẽ với đồng bằng, thung lũng. Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn là Kim Sơn (62km) và An Lão (20 km). Hai con sông này gặp nhau tại Phú Văn (Ân Thạnh) và hợp thành dòng sông Lại đổ ra cửa An Dũ (Hoài Hương – Hoài Nhơn). Hai dòng sông này chảy quanh co, uốn lượn nên đã hình thành các bãi bồi và các cánh đồng màu mỡ phù sa trên địa bàn huyện. Hệ thống sông suối ở Hoài Ân chia cắt mạnh địa hình, gây khó khăn cho việc giao lưu giữa các vùng, nhất là vào mùa mưa, song đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước tưới, bồi đắp phù sa, điều hòa khí hậu… để phát triển kinh tế của dân cư trên địa bàn.
Hoài Ân là một huyện bán sơn địa, vừa có rửng núi vừa có đồng bằng. Diện tích tự nhiên rộng đứng thứ 3 trong tỉnh. Nhưng đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp lại rất nhỏ, chỉ dưới 10% quỹ đất địa phương. Tuy nhiên, đất đai ở đây khá đa dạng, có hàng chục loại đất thuộc 3 nhóm chính: đỏ, vàng, xám bạc màu và phù sa; với các vùng sinh thái: rừng núi, gò đồi, đồng bằng, sông suối. Đồng bằng Hoài Ân tuy hẹp, nhưng đất đai ở đây khá màu mờ nhờ hàng năm được phù sa các con sông bồi đắp, thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp. Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, đất đai ở đây chủ yếu là đất đỏ vàng (feralit) phát triển trên đá mẹ Granit và mac ma axit và một phần đất phù sa do hàng năm vào mùa mưa lũ lụt đã bồi đắp lên các vùng đất ven sông suối và trên các cánh đồng, nhờ đó bổ sung một lượng dinh dưỡng đáng kể cho cây trồng. Theo số liệu thống kê đất đai vào thời điểm 1/1/2013, tổng diện tích tự nhiên của huyện 74.512 ha, trong đó: đất nông nghiệp 11.964 ha, đất lâm nghiệp 43.646 ha, trong đó đất rừng trồng chiếm 22.184 ha còn lại là rừng tự nhiên, đất chưa sử dụng 13.785 ha (chủ yếu là đất đồi núi trọc).
2.1.2. Điều kiện kinh tế
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
- Dân số khu vực nông thôn 73.161 người, chiếm 88%. Trong đó có: 40.120 người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, chiếm 54,8 % số nhân khẩu. Cơ cấu lao động nông thôn từng bước chuyển dịch tích cực từ nông nghiệp, ngư nghiệp sang ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Trình độ văn hoá và kỹ năng sản xuất của lao động nông thôn có nhiều tiến bộ, thông qua các chương trình dự án người nông dân được đào tạo nâng cao trình độ trong thâm canh; lao động trong ngành nghề xây dựng, tiểu thủ công nghiệp… phần lớn không qua trường lớp mà tự học hỏi lẫn nhau, tuy vậy tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo vẫn luôn đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Tỷ lệ hộ
nghèo khu vực nông thôn 12,13%, gấp 1,06 lần so bình quân chung của khu vực nông thôn toàn tỉnh.
2.1.2.2. Truyền thống kinh tế
Nhân dân huyện Hoài Ân có truyền thống phát triển sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Về sản xuất nông nghiệp: đất đai ở huyện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ở vùng đồng bằng, đã xuất hiện những cánh đồng cấy đôi, ba vụ ở các thôn Du Tự, An Hậu, An Chiểu (Ân Phong); Thanh Lương, Vĩnh Đức (Ân Tín); Phú Khương, Hà Tây (Ân Tường Tây)...hàng năm cung cấp một lượng lượng thực khá lớn, là một trong những vựa lúa lớn ở bắc Bình Định. Ngoài lúa, Hoài Ân còn có các loại cây màu như: bắp, khoai, mì, mè,... phân bố khắp các vùng, hàng năm cũng cho một khối lượng lương thực đáng kể. Hoài Ân cũng là địa phương có những đồng cỏ lớn hàng trăm ha, mở ra triển vọng phát triển ngành chăn nuôi gia súc có sừng. Sau ngày giải phóng, đàn bò trâu của huyện mỗi năm một tăng, riêng đàn trâu chỉ đứng sau huyện Hoài Nhơn. Chủ trương lai giống bò ngoại của huyện đã được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ đã góp phần tăng chất lượng đàn bò. Ở các vùng cao của huyện nhân dân còn trồng cây công nghiệp dài ngày và nuôi bò tập trung. Ngoài ra, nhân dân còn tận dụng nhiều vùng đất trống để phát triển kinh tế gò đồi; hình thành các vùng nông - lâm kết hợp cho công nghiệp, cho xuất khẩu, giải quyết nhu cầu gỗ, củi…
Về sản xuất thủ công nghiệp: Cùng với nông nghiệp, Hoài Ân có nhiều nghề thủ công truyền thống như mộc, rèn, trồng dâu nuôi tằm, đan, làm gạch ngói,...Hoài Ân có nhiều nghề thủ công đã một thời nổi tiếng. Đáng kể là nghề đúc đồng ở Thanh Lương (Ân Tín), nghề làm nón ở Vĩnh Đức (Ân Tín), nghề chê biến dầu dừa ờ Gia Trị, Đức Long (Ân Đức),... Nhưng nổi bật hơn cả vẩn là nghề trồng dâu nuôi tằm. Từ lâu, Hoài Ân vốn là một trong những
vùng trồng dâu lớn của tỉnh Bình Định.
Sự phát triển kinh tế đã tạo điều kiện cho Hoài Ân sớm xuất hiện những chợ nông thôn. Đó là đầu mối giao lưu hàng hóa quan trọng giữa người dân trong huyện với thương nhân từ bên ngoài đến. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, theo Địa dư nông học tỉnh Bình Định, Hoài Ân có 11 chợ (toàn tỉnh: 135 chợ). Trong đó, đáng kể là các chợ: Đồng Dài (Ân Tín), Kim Sơn (Ân Nghĩa), Cây Sanh (Ân Tường), Hà Đông (Ân Hữu), An Thường (Ân Thạnh), Mộc Bài (Ân Phong),... Ngay từ thế kỷ 18, trong những hàng hóa bán đi các nơi thì tiêu hạt, tơ lụa và cau khô của 2 nguồn Kim Sơn và An Lão của phủ Quy Nhơn (tức Bình Định) đã được các Hoa thương thu gom để xuất ra nước ngoài qua các cảng Nước Mặn (Phước Quang, Tuy Phước) và Hội An (Quảng Nam).
Trong quá trình đấu tranh và cải tạo thiên nhiên, nhân dân huyện Hoài Ân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về thâm canh tăng vụ, làm thủy lợi sử dụng các loại phân hữu cơ để tăng năng xuất cây trồng. Nhờ vậy, mà đưa sản xuất nông nghiệp của huyện lên một bước phát triển mới, nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện cả nông - lâm - thủy sản.
2.1.3. Điều kiện xã hội 2.1.3.1. Cư dân
Huyện Hoài Ân là địa bàn hội tụ của 3 dân tộc anh em: Bah Nar, Hrê và Kinh. Trong đó, người Kinh chiếm đa số, còn người Bah Nar và Hrê tuy số lượng ít, nhưng họ là cư dân bản địa từ lâu đời trước khi người Kinh có mặt ở đây. Hiện nay, người Bah Nar và Hrê sinh sống tại 3 xã vùng cao: Bok Tới, Đak Mang và Ân Sơn. Trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chống áp bức và ngoại xâm, nhiều thế hệ người Bah Nar, Hrê và Kinh đã đoàn kết giúp buôn, làng như ngày hôm nay.
xuất nương rẫy làm phương thức canh tác chủ yếu. Công cụ sản xuất và phương tiện sinh hoạt, ngôi nhà sàn phần lớn đều làm lấy từ cây rừng. Ngày nay họ đã sống định canh, định cư và trở thành những cư dân làm ruộng nước khá thông thạo, bước đầu áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới. Ngoài cây lứa nước và các cây lương thực khác, người Hrê và Bah Nar còn có đàn gia súc phát triển tương đối mạnh.
Về mặt tín ngưỡng, người Bah Nar và Hrê đều theo thuyết vạn vật hữu linh, tức mọi vật đều có linh hồn, có chức năng và ngôi thứ hẳn hoi. Riêng người Bah Nar rất tôn thờ cây đa và cây gạo, coi đó là cây thiêng biểu tượng của sức mạnh dẻo dai, mạnh mẽ giúp họ vượt qua bệnh tật, mùa màng không bị hư hại.
Người Kinh chiếm đa số trong cộng đồng dân cư đang sinh sống trên đất Hoài Ân ngày nay. Tuy sự có mặt của họ trên vùng đât này tương đối muộn so với các cư dân bản địa, nhưng phát triển rất nhanh về số lượng, lại không ngừng bổ sung từ những lưu dân các vùng đất phía bắc. Hơn nữa, người Kinh vốn mang trong mình truyền thống văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, lại có trình độ tổ chức xã hội tương đối cao, nên trong suốt chiều dài lịch sử họ là lực lượng chủ thể trong cuộc đấu tranh để tạo lập cuộc sống và xây dựng quê hương, cũng như đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
2.1.3.2. Truyền thống văn hóa
Nhân dân Hoài Ân đã tạo nên những truyền thông văn hóa đa dạng và phong phú, phát huy được bản sắc văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc ở địa phương, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa với các vùng.
Trước hết là tinh thần hiếu học. Dưới thời phong kiến, Hoài Ân không phải là nơi có nhiều nhà khoa bảng, nhưng lại là một địa phương không ít người tuổi trẻ học giỏi và đỗ đạt cao. Dưới thời nhà Nguyễn, trong 14 giải
nguyên (đỗ đầu khoa thi Hương) ở Bình Định thì Hoài Ân chiếm tới 3: Trần Văn Chánh (Linh Chiểu), Lê Chuân (Phú Văn), Lê Đình Thoại (Kim Sơn) . Riêng Trần Văn Chánh đỗ giải nguyên trường Thừa Thiên khoa Canh Tý (1840) lúc 19 tuổi; năm 21 tuổi đậu tiến sỹ khoa Nhâm Dần (1842), là một trong 6 người đỗ tiến sỹ khoa này và là người đỗ đại khoa thứ hai của Bình Định.
Cùng với các huyện Bình Khê (nay là Tây Sơn), An Nhơn, Tuy Phước,
... Hoài Ân là vùng đất nằm trong cái nôi của dòng võ Bình Định nổi tiếng. Truyền thống thượng võ đó còn in đậm nét cho đến ngày nay, cứ mỗi độ xuân về, nhân dân lại tổ chức đấu võ thu hút nhiều thanh niên giỏi võ từ các nơi kéo đến tranh tài đua sức. Hoài Ân không phải lả nơi sản sinh ra những nghệ sĩ hát tuồng (hát bộ) nổi tiếng, nhưng người dân Hoài Ân cả già, trẻ, gái, trai đểu đam mê hát tuồng. Trước đây, nhiều làng trong huyện như Vạn Trung, Vạn Đức , Năng An đã lập các đội tuồng nghiệp dư đi biểu diễn ở các địa phương khác.
2.1.3.3. Truyền thống lịch sử
Hoài Ân Là một địa bàn xung yếu của tỉnh Bình Định, có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng. Hoài Ân đồng thời là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống yêu nước và văn hóa.
Trong quá trình đấu tranh để xây dựng và bảo vệ quê hương, Hoài Ân còn là mảnh đất anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Những địa danh lịch sử thời kháng chiến chống Pháp như: Hòn Tổng Dinh xóm Đồn (Hội Văn, Ân Hữu), nơi đóng quân của Tăng Bạt Hổ nối liền với căn cứ Chóp Chài (Phủ Mỹ) do Bùi Điền chỉ huy, tạo thành vành đai phòng thủ phía bắc của nghĩa quân, khiến triều đình phải tốn nhiều sinh mạng quân lính mới đặt chân tới. Gò Bô (Vĩnh Hòa, Ân Đức), nơi đúc vũ khí của nghĩa quân cần Vương (1885 - 1887). Kế đến những địa danh lịch sử thời kháng
chiến chống Mỹ như: Gò Loi, núi Chéo, núi Chợ, hòn Bồ, đồi không tên, đồi Thánh Giá, đèo Thạch Khê, đồi Phú Hữu, Lộc Giang - Long Giang, Xuân Sơn - Nhơn Tịnh.
Như vậy, từ những điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đã hội tụ đủ những yếu tố thuận lợi cho chương trình PC DBTCN huyện Hoài Ân.
2.1.4.Thực trạng đội ngũ cán bộ xã ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định Tính đến thời điểm tháng 7 năm 2020 (Tổng kết 5 năm Chương trình hành động 04-CTr/TU ngày 24/6/2015 của Tỉnh ủy Bình Định về xây dựng hệ thống chính trị, xã, thị trấn vững mạnh, làm cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội địa phương đến năm 2020), huyện Hoài Ân có 15 Đảng bộ xã, thị trấn với 92 thôn, khu phố; đội ngũ cán bộ xã có 154 người.
Đối với cán bộ xã có trình độ đại học bình quân đạt trên 50%. Nếu tính cộng với cao đẳng và trung cấp của thời điểm trước năm 2014 đạt chuẩn theo quy định của UBND tỉnh Bình Định tại Quyết định số 28/2014/QĐ, ngày 26/9/2014 ( cụ thể hóa Quyết định số 04- QĐ/2004/QĐ/BNV) thì tỷ lệ đạt trên 92%, rất cao, tuy chưa đều ở các đối tượng. Công chức và cán bộ không chuyên trách có trình độ ở mức trung bình, đa số chưa được đào tạo lý luận chính trị, trong khi đó trên thực tế lực lượng này tại huyện Hoài Ân ở độ tuổi còn rất trẻ.
Xét chất lượng trình độ đại học thì hầu hết cán bộ xã ở các đối tượng có trình độ đào tạo hệ tại chức, chỉ có 1 trường học có trình độ thạc sỹ. Nếu xét về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, thì ở huyện Hoài Ân chưa chú trọng đầu vào xét tuyển cán bộ, công chức có trình độ chính quy về chuyên môn nghiệp vụ và chưa quan tâm đào tạo lý luận chính trị ở lực lượng cán bộ xã. Căn cứ vào Quyết định 2728-QĐ/TU ngày 29/11/2017, Quyết định 3507- QĐ/TU ngày 22/01/2014 của Tỉnh ủy Bình Định về ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử, trong đó tại Điều 5 Quy chế quy
định “… đối với những đồng chí dưới 45 tuổi phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc sau đại học, ưu tiên những đồng chí có trình độ sau đại học (bậc đại học phải đào tạo hệ chính quy) và tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung…” mới được bổ nhiệm chức vụ cán bộ chủ chốt hoặc chức vụ cao hơn. Theo đó, Huyện Hoài Ân cũng ban hành Quyết định 1616-QĐ/TU, ngày 16/4/2019 ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Tuy nhiên, đối với các chức danh chủ chốt của xã thì lý luận chính trị trung cấp là đủ chuẩn. Qua bảng phân tích chất lượng cán bộ của xã ở huyện Hoài Ân thì công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của cán bộ xã cần phải quan tâm hơn nữa, có những giải pháp về chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt kế cận đủ chuẩn đảm bảo thực hiện lộ trình về công tác cán bộ. Ví dụ thực hiện luân chuyển cán bộ xã lên huyện phải đảm bảo đạt chuẩn theo Quy chế cán bộ.
Tiêu chuẩn công chức xã đạt chuẩn theo Quyết định số 04- QĐ/2014/QĐ/BNV qua từng năm, từ năm 2014-2020 đạt trên 93% (năm 2013) và 97% (năm 2015, 2020), vẫn còn số ít cán bộ có trình độ chuyên môn dưới trung cấp. Số cán bộ chủ chốt có trình độ đại học, lý luận trung cấp trở lên đạt chưa đến 50%, trong đó cán bộ chủ chốt <45 tuổi có trình độ đại học và lý luận chính trị trung cấp chưa đến 30%. Qua kết quả cán bộ để giới thiệu ứng cử tại đại hội Đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2015-2020, thì số cán bộ có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên và lý luận chính trị đang học trung cấp hoặc có trình độ trung cấp là 100%. Như vậy, trình độ cán bộ của xã ( đối tượng đang nghiên cứu ) đạt chuẩn theo quy định. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn của Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử của