Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Thanh tra hành chính trên địa bàn huyện krông ana tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 99)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Thứ nhất, hệ thống pháp luật của nước ta nói chung và hệ thống pháp luật về thanh tra nói riêng vẫn còn một số hạn chế, bất cập dẫn đến khó khăn trong triển khai hoạt động của đoàn thanh tra. Một số văn bản ban hành chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể khiến địa phương lúng túng triển khai, triển khai thực hiện không thống nhất dẫn đến chi trả sai đối tượng, nội dung. Từ đó ảnh hưởng đến kết luận, kiến nghị của Thanh tra huyện. Việc xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm, hoạt động thanh tra tại đơn vị chủ yếu tiến hành theo khuôn khổ, trình tự mà đoàn trước đó đã tiến hành dẫn đến bị động trong xử lý một số tình huống phát sinh. Việc chấp hành các bước trong hoạt động thanh tra vẫn còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả như việc xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra của đoàn thanh tra; họp tổng kết, rút kinh nghiệm của đoàn; Nhật ký đoàn thanh tra.

Một số quy định còn gây tranh cãi, tổ chức thực hiện không thống nhất tại các địa phương trong cả nước như tại: Điều 45, Luật Thanh tra năm 2010 quy định cuộc thanh tra do Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày; Ở đây chỉ quy định rõ thời hạn áp dụng thanh tra là ngày và không quy định là ngày làm việc dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau trong áp dụng thời hạn thanh tra. Việc xác định ngày thanh tra là ngày làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động nên việc thanh tra theo áp dụng theo quy định của Bộ luật Lao động và các ngày nghỉ, ngày lễ không được tính vào thời hạn thanh tra hay ngày thanh tra là ngày theo quy của Bộ Luật Dân sự là ngày bình thường theo lịch bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ. Từ đó, gây ra nhiều quan điểm khác nhau.

học sinh quỹ chăm sóc cây xanh, quỹ dọn vệ sinh, quỹ bảo vệ phân hiệu là không đúng quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện Cha mẹ học sinh; tuy nhiên, các đơn vị giải trình trường tiến hành thu trên cơ sở Công văn số 1059/SGDĐT-KHTC, ngày 02/8/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk về việc Hướng dẫn thực hiện các khoản thu và chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh từ năm học 2018 – 2019. Mặc dù không đúng với quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện Cha mẹ học sinh nhưng Công văn số 1059/SGDĐT-KHTC được xây dựng dựa trên đặc điểm, tình hình của địa phương; các đơn vị trường học chỉ là đơn vị triển khai thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh theo ngành dọc nên gây ra rất nhiều khó khăn trong việc kiến nghị, chỉ đạo thực hiện.

Công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra còn chưa quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế và chế tài xử lý trong việc không chấp hành yêu cầu của đoàn thanh tra, thực hiện kết luận thanh tra của đối tượng thanh tra. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phối hợp thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra chưa đạt được hiệu quả. Thanh tra huyện chỉ có quyền kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định các kết luận thanh tra. Do vậy, khi đối tượng thanh tra không chấp hành thì Thanh tra huyện chỉ có thể tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đưa ra phương án xử lý. Phần nào ảnh hưởng đến tính độc lập, chủ động trong việc xử lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân của Thanh tra huyện.

Thứ hai, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trình độ, năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp, ý thức và tinh thần trách nhiệm công chức trong cơ quan thanh tra còn có nhiều hạn chế, yếu kém; một số công chức chưa chủ động học tập,

nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà chỉ làm việc rập khuôn, máy móc. Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn còn chung chung, không rõ ràng dẫn đến chưa phát huy được thế mạnh, hiệu quả làm việc của từng thành viên. Việc tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính hiện nay ảnh hưởng không nhỏ đến việc bố trí biên chế cho lực lượng cơ quan Thanh tra huyện trong điều kiện đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng từng cuộc thanh tra, số cuộc thanh tra hằng năm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ ba, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chưa đề cao, chưa đưa ra những chỉ đạo mang tính quyết liệt trong công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; chưa có những biện pháp cương quyết để xử lý những cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân không chấp hành các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Tiểu kết chương 2

Trong chương này tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở tổ chức và hoạt động của thanh tra hành chính trên địa bàn huyện chỉ ra thực trạng pháp luật, tổ chức, thực hiện hoạt động thanh tra hành chính trên địa bàn. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Làm nền tảng để tác giả nghiên cứu tìm ra các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk tại chương 3 của luận văn.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THANH TRA HÀNH

Một phần của tài liệu Thanh tra hành chính trên địa bàn huyện krông ana tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 99)