Hoàn thiện tổ chức và tăng cường thanh tra hành chính được đặt trong

Một phần của tài liệu Thanh tra hành chính trên địa bàn huyện krông ana tỉnh đắk lắk (Trang 105 - 107)

7. Kết cấu luận văn

3.1.3.Hoàn thiện tổ chức và tăng cường thanh tra hành chính được đặt trong

chính được đặt trong bối cảnh nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và đổi mới hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra

Đảng, Nhà nước xác định thanh tra là công tác quan trọng, có tính chất thường xuyên của hoạt động quản lý nhà nước. Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý, phục vụ thiết thực sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm cho các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước được tổ chức, đảm bảo thực hiện hiệu lực, hiệu quả. Nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác thanh tra đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Việc nâng cao vị thế, quyền lực cho cơ quan thanh tra cũng đòi hỏi nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và đổi mới hoạt động của các cơ quan thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền của huyện có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra nói chung và hoạt động của Thanh tra huyện nói riêng. Đảng và Chính quyền cấp huyện phải trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác thanh tra. Tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc ngày 19/4/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác thanh tra là rất quan trọng.

Tôi được báo cáo nhiều nơi, khu, tỉnh không xem trọng thanh tra, nhiều khu, tỉnh chưa có thanh tra, nơi nào có rồi cũng ít giúp đỡ, săn sóc. Thế là không đúng. Cán bộ thanh tra giúp mình xem xét lại chủ trương, chính sách đúng hay không đúng, được thực hiện hay không, nên từ Trung ương trở xuống cần giúp đỡ, xem trọng thanh tra. Không những khu, tỉnh, các Bộ cũng thế. Nếu thanh tra làm được kịp thời ta sẽ tránh được sai lầm. Nếu không có lỗ tai, con mắt, các cơ quan Trung ương, khu, tỉnh sẽ không biết việc dưới như thế nào. [8] Trong bối cảnh đổi mới hiện nay, thực tiễn triển khai đã khẳng định lại một lần nữa: Những nhiệm vụ, kết quả đạt được của Thanh tra huyện đạt được khi sự chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra thường xuyên của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện; những ý kiến chỉ đạo kịp thời, hiệu quả mang tính quyết định nhằm xử lý, giải quyết các điểm nóng, vụ việc phức tạp, kéo dài liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên địa bàn. Hoạt động của Thanh tra huyện Krông Ana là để phục vụ sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự quản lý của nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện. Việc tạo điều kiện, bố trí nguồn lực về nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính cùng sự chỉ đạo đúng trọng tâm, trọng điểm đã mang lại những hiệu quả đáng chú ý. Là công cụ, là “tai, mắt” của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện cho nên hiệu lực, hiệu quả của Thanh tra huyện trong hoạt động thanh tra và chỉ đạo thanh tra tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, việc xử lý, triển khai các kiến nghị, kết luận của thanh tra có đạt được hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện. Việc thiếu đi sự quan tâm, chỉ đạo trong việc thực hiện các kiến nghị, kết luận thanh tra thì vị thế, vai trò của cơ quan thanh tra trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng, uy tín của Thanh tra huyện cũng sẽ giảm sút, kém hiệu lực và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thanh tra hành chính trên địa bàn huyện krông ana tỉnh đắk lắk (Trang 105 - 107)