Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 32 - 35)

sử - cách mạng

QLNN về DTLS - CM nói riêng, QLNN về DSVH nói chung phải gắn liền với chức năng, nhiệm v của bộ máy QL từ trung ương đến địa phương. Theo đó, cấp QLNN về văn hóa cao nhất là Bộ VH,TT&DL. Ở các cấp chính quyền địa phương có các cơ quan QLNN chuyên ngành.

Bộ máy QLNN về DTLS - CM cấp quốc gia được cơ cấu, tổ chức hoạt động theo quy định chung về QLNN về DSVH. Theo quy định tại Điều 55 Luật DSVH 2001, tổ chức bộ máy QLNN bao gồm:

-Thứ nhất, Bộ máy QLNN về DSVH nói chung:

+ Chính phủ thống nhất QLNN về DSVH, trong đó có QLNN về DTLS – CM trên phạm vi toàn quốc.

+ Bộ VH,TT&DL chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về văn hóa nói chung, DTLS - CM nói riêng trong việc tổ chức chỉ đạo, bảo vệ và phát huy giá trị DSVH trong phạm vi cả nước. Hướng dẫn chỉ đạo sự

nghiệp xây dựng và phát triển bảo tàng trong cả nước, trực tiếp QL những DTLS, văn hoá có giá trị đặc biệt quan trọng.

+ Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm QLNN về DSVH theo phân công của Chính phủ. Chính phủ quy định c thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ VH,TT&DL để thực hiện thống nhất QLNN về DSVH.

+ UBND các cấp trong phạm vi nhiệm v và quyền hạn của mình thực hiện việc QLNN về DSVH ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

+ Bộ VH,TT&DL, Chính phủ thực hiện quyền QLNN đối với toàn bộ các di tích và bảo tàng trong cả nước nhất là các di tích có giá trị đặc biệt quan trọng, được thể hiện ở các mặt:

Tổ chức điều hành các văn bản pháp quy, xây dựng quy hoạch, kế hoạch;

Đầu tư kinh phí và huy động các nguồn vốn cho hoạt động tôn tạo và tu bổ di tích;

Xét duyệt các phương án tu bổ, tôn tạo di tích; 

Chỉ đạo và hướng dẫn việc khai thác, sử d ng di tích; 

Thanh tra phối hợp với các ngành hữu quan và địa phương xử lý các v vi phạm di tích;

+ Sở VHTT&DL giúp UBND tỉnh, thành phố QL toàn bộ di tích địa phương về các lĩnh vực sau:

Tổ chức nhân sự và điều hành hoạt động; 

Tổ chức bảo vệ di tích và danh thắng; 

Chỉ đạo việc sử d ng và khai thác di tích; 

Ngăn chặn và xử lý vi phạm.

Trong trường hợp c thể UBND tỉnh, thành phố có thể giao trách nhiệm cho UBND quận, huyện, phường, xã những nhiệm v c thể trong lĩnh vực bảo vệ di tích như:

Tổ chức người trông coi bảo vệ di tích; 

Huy động nguồn vốn cho tu bổ di tích; 

Phối hợp với ngành Văn hóa thông tin trong việc sử d ng và khai thác di tích.

Có thể thấy, Nhà nước phân công QL về DSVH nói chung, DTLS - CM có sự kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế còn rất nhiều bất cập xảy ra như việc chồng chéo giữa chức

năng, nhiệm v của cơ quan QLDT lịch sử với các đơn vị khác, chưa có quy định c thể trong việc tổ chức bộ máy QL các loại hình di tích khác nhau ở các cấp QL khác nhau. Thêm vào đó, chúng ta cần nhận thấy rằng DTLS nói chung là tài sản của toàn dân, mọi công dân, cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội đều có quyền sử d ng DTLS này vào các m c tiêu văn hóa, nhưng đồng thời cũng có nghĩa v cùng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của DTLS nói riêng, DSVH nói chung trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w