mạng cấp quốc gia gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử d ng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển. Các di tích lớn, nhất là đối với các di tích sau khi được ghi vào danh m c DSVH và thiên nhiên thế giới, đều trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Điều đó đưa đến kết quả nguồn thu từ bán vé tham quan tại di tích và những sản phẩm dịch v khác không ngừng tăng lên, tạo việc làm cho nhiều người lao động, góp phần biến đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Vì vậy, tỉnh Quảng Nam chú trọng trong hoạt động QL, sử d ng, khai thác di tích, ngày càng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, bổ
sung nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đưa di tích Quảng Nam ngày càng có vị trí xứng đáng trong DSVH miền Trung và Việt Nam.
Theo Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các DTLS - VH và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; công tác quản lý, bảo vệ, sử d ng, khai thác phát huy giá trị DTLS - CM cấp quốc gia gồm một số nội dung cơ bản sau:
-Về quản lý mặt bằng và không gian di tích:
+ Di tích thuộc danh m c kiểm kê phải được bảo vệ về đất đai, mặt bằng và không gian theo quy định tại Điều 158, Luật Đất đai năm 2013 và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
+ Di tích đã được xếp hạng phải thực hiện cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích
+ Ngay sau khi di tích được cấp có thẩm quyền xếp hạng, tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp QLDT chịu trách nhiệm xây dựng nội quy, bản trích giới thiệu về di tích.
+ Việc cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích phải thực hiện đúng quy định tại Điều 15, Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
+ Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành cắm mốc bảo vệ di tích, UBND cấp huyện tiến hành lập thủ t c, trình cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử d ng đất đối với di tích theo quy định.
-Về quản lý hiện vật thuộc di tích:
+ Định kỳ hằng năm, UBND cấp huyện chỉ đạo kiểm kê hiện vật thuộc di tích đã được xếp hạng và báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 30 tháng 11.
+ Tổ chức, cá nhân được giao QLDT không tự ý di dời, tu bổ, làm thay đổi màu sắc, kiểu dáng hiện vật là yếu tố gốc cấu thành di tích hoặc tiếp nhận, đưa thêm hiện vật vào di tích và khuôn viên di tích khi chưa được sự đồng ý của cơ quan QLNN có thẩm quyền về văn hóa.
-Về quản lý hoạt động phát huy giá trị di tích:
+ Lễ hội tổ chức tại di tích phải tuân thủ các quy định của Luật Di sản Văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức lễ hội và các văn bản quy định khác có liên quan của Trung ương và của tỉnh. Việc tổ chức lễ hội phải phù hợp với tính chất, đặc điểm lịch sử của di tích, thuần phong mỹ t c và tình hình KT - XH của địa phương nơi có di tích. Nội dung hoạt động lễ hội và các dịch v liên quan đến di tích phải được đăng ký với cơ quan trực tiếp QLDT.
+ Hoạt động tại di tích là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng và các quy định pháp luật khác có liên quan. Nghiêm cấm các hoạt động mê tín dị đoan, lợi d ng, xuyên tạc các giá trị di tích.
+ Hoạt động dịch v tại di tích phải được bố trí ở vị trí thích hợp, đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan môi trường của di tích, an ninh và các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo gắn với di tích.
+ Tập thể, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, ngăn ngừa các hành vi làm xâm hại đến di tích, di vật; giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường di tích xanh - sạch - đẹp; đảm bảo an ninh trật tự; thực hiện nếp sống văn minh tại di tích.
+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
-Về quản lý, sử dụng nguồn thu của di tích
+ Nguồn thu của di tích bao gồm: Phí tham quan di tích; Các khoản thu hợp pháp từ hoạt động sử d ng và phát huy giá trị di tích; Nguồn tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các khoản thu khác (bằng tiền và hiện vật).
+ Quản lý, sử d ng: Nguồn thu từ phí tham quan di tích được quản lý, sử d ng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; Các khoản thu hợp pháp từ hoạt động sử d ng và phát huy giá trị di sản văn hóa được sử d ng theo quy định; Nguồn xã hội hóa được tiếp nhận, quản lý, sử d ng theo nguyên tắc công khai, minh bạch, chi đúng m c đích, đúng quy định (trang trải các chi phí: Điện; nước; hương đèn; vệ sinh; đón tiếp khách tham quan; bảo vệ, trông coi, bảo quản, tu bổ di tích, hoạt động từ thiện và các hoạt động khác nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích) và được sự giám sát, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo phân công quản lý.
+ Mức phí tham quan di tích do Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Việc quảng bá, tuyên truyền giá trị của DTLS - CM được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức phổ biến nhất là tổ chức hướng dẫn tham quan tại các điểm di tích. Đây là hình thức trực tiếp đưa các thông tin, giá trị của di tích đến với khách tham quan. Du khách vừa được quan sát, chiêm ngưỡng di tích đồng thời tiếp nhận những thông tin về quá trình lịch sử kháng chiến hàm chứa trong các di tích đó. Việc tổ chức hướng dẫn cho khách tham quan chủ yếu do các cán bộ của các ban QLDT thực hiện.
Bên cạnh đó, việc khai thác giá trị các DTLS - CM cấp quốc gia ph c v phát triển du lịch cũng là hình thức phát huy giá trị của di tích có hiệu quả. Với hệ thống di tích lịch sử văn hóa chung và DTLS - CM cấp quốc gia rất đa dạng, phong phú, đây có thể coi là những địa chỉ đỏ về nguồn lịch sử dành
cho du khách, có khả năng mang lại một nguồn lợi lớn về kinh tế và đồng thời quảng bá hình ảnh, tinh thần dân tộc cho địa phương.
Cùng với việc phát huy giá trị DTLS - CM cấp quốc gia thông qua hình thức du lịch, thì việc gắn các di tích với hoạt động giảng dạy, học tập của các nhà trường, các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử của địa phuơng cũng là một hình thức phát huy giá trị có tác d ng tích cực. Thực hiện theo chỉ thị
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ Giáo d c - Đào tạo với m c đích học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các DTLS, văn hóa, cách mạng ở địa phương…Cho đến nay, hầu hết các DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh đều được các trường phổ thông nhận trông coi, chăm sóc theo hướng dẫn của Ban QLDT tỉnh. Các nhà trường có kế hoạch định kỳ phối hợp với Ban QLDT tại địa phương để tổ chức cho học sinh tiến hành vệ sinh cảnh quan, môi trường tại di tích và thường xuyên tổ chức cho học sinh tới học tập, thăm quan, tìm hiểu về các di tích.
Do việc bảo tồn, phát huy giá trị các DTLS - CM cấp quốc gia nói riêng và di tích nói chung lịch sử - văn hóa trong giai đoạn trước còn nhỏ lẻ, chưa phù hợp và phạm nhiều sai sót, các Đề án bảo tồn và phát huy giá trị vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện để triển khai nên việc quảng bá, khai thác, phát huy giá trị của các khu di tích chưa được đưa vào thực hiện triệt để, các kế hoạch, quy hoạch còn đang được thẩm tra, xem xét và chưa được phê duyệt để triển khai thực hiện.
Đa phần khu di tích nằm ở vị trí KT - XH còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu làm nông nghiệp và sống dựa vào hoạt động sản xuất lúa và chăn nuôi nhỏ lẻ; hoạt động du lịch chưa được chú trọng, quan tâm phát triển, đồng thời di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, không được tu bổ, tôn tạo nên trên thực tế rất ít người biết và quan tâm về các khu DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn, mặc dù di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia.
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tốcáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia
Hằng năm, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh; giao Sở VHTT&DL chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết, chương trình, kế hoạch, quyết định những bất cập tồn tại, phát sinh trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó, tiếp thu ý kiến đề xuất, kiến nghị của địa phương để tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách liên quan nhằm phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, Thanh tra Sở và các đội kiểm tra liên ngành tổ chức hàng nghìn lượt kiểm tra, xử lý vi phạm các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh; xử lý khoảng 200 trường hợp vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính hơn 1 tỷ đồng; buộc tháo dỡ hàng trăm biển hiệu, băng rôn, phướn tuyên truyền, quảng cáo sai phạm, ảnh hưởng đến không gian bảo vệ của DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh. Thông qua các hoạt động thanh tra, xử lý góp phần hướng dẫn các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa nói chung, hoạt động QL DTLS - CM cấp quốc gia tại Quảng Nam đi vào khuôn khổ, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường sạch - đẹp, xây dựng môi trường văn hóa, thị trường văn hóa lành mạnh, ph c v nhu cầu văn hóa của nhân dân.
Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về di tích, giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai liên quan đến di tích tại các địa phương được xử lý hiệu quả. Thẩm định việc lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích, xây dựng và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể về bảo tồn và phát huy giá trị DTLS- CM được thực hiện tốt. Hàng ch c di tích đã được cấp vốn để thực hiện việc chống xuống cấp, tu bổ tôn tạo theo chương trình m c tiêu Quốc gia và Dự án đầu tư được UBND tỉnh, Bộ VH,TT&DL phê duyệt.
2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
2.4.1. Kết quả đạt được
Từ năm 2015 đến năm 2020, việc tổ chức thực hiện công tác QLNN đối với DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong tổ chức thực hiện. Có thể đánh giá những kết quả đạt được ở một số điểm sau:
-Thứ nhất, về thể chế các văn bản QLNN: Nhiều văn bản pháp quy được Chính phủ, Bộ VH,TT&DL và chính quyền địa phương ban hành mang tính chỉ đạo, định hướng cho hoạt đông bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích. Đối với các Khu di tích, đã có một số văn bản chỉ đạo trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, thể hiện sự quan tâm của các cơ quan QLNN đối với DTLS cấp quốc gia. Đây là những văn bản có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, tạo cơ sở, hành lang pháp lý, cơ chế tổ chức thực hiện hướng tới đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và thống nhất trong QLNN đối với DTLS - CM cấp quốc gia.
-Thứ bai, về tổ bộ máy và nhân lực QL đã có sự thống nhất và hoàn thiện cơ bản theo đúng quy định của pháp luật và Bộ VH,TT&DL, đảm bảo các công tác cơ bản nhất trên phương diện QLNN. Ban QL các khu DTLS - CM cấp quốc gia đã được thành lập, nhân viên QL và bảo vệ di tích được bố trí có mặt thường xuyên tại di tích, có sự phối hợp với chính quyền nên đã xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong công tác QL khu di tích.
- Thứ ba, công tác nghiên cứu, lập hồ sơ và sưu tầm tài liệu, vật chứng
được quan tâm thực hiện, công tác nghiên cứu được triển khai liên t c theo sự chỉ đạo của các cấp theo đúng thẩm quyền quy định. Lý lịch các khu DTLS đã và đang được xây dựng, hoàn thiện và lưu trữ trong hồ sơ về DTLS - VH tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin thành phố Tam Kỳ làm nguồn tài liệu chính
thống ph c v công tác lưu trữ tài liệu, cung cấp tài liệu ph c v công tác nghiên cứu, cơ sở cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.
Bên cạnh đó, các khu lưu niệm được xây dựng tại các khu di tích nhằm lưu trữ các di vật và thông tin có liên quan đến di tích làm cho giá trị di tích được nâng lên từ đó làm cơ sở tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống tu bổ, tôn tạo cho di tích, tạo được bước khởi đầu cho phát triển du lịch, thu hút sự quan tâm của người dân và là một trong những điểm đến khi tìm hiểu, nghiên cứu về khu di tích.
-Thứ tư, về công tác bảo tồn, tôn tạo được QL chặt chẽ, đúng pháp luật. Nguồn vốn của Nhà nước đầu tư cho việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích đã được sử d ng đúng m c đích. Cùng với nguồn ngân sách địa phương, Hệ thống DTLS - CM cấp quốc gia đã được trùng tu, tôn tạo qua nhiều giai đoạn khác nhau cho từng điểm di tích khác nhau và vẫn đang tiếp t c được nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị.
-Thứ năm, sử dụng, khai thác phát huy giá trị DTLS - CM cấp quốc gia gắn với phát triển KT - XH địa phương thường xuyên được quan tâm thực