Từ những kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác DS của một số huyện trong tỉnh Bình Định, huyện An Lão đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác DS như sau:
- Để thực hiện tốt QLNN về công tác DS cần phải đưa chỉ tiêu công tác DS vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp, vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và từng xã, thị trấn, từng ngành, từng lĩnh vực. Thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác DS, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành, tổ chức, hội đoàn thể với công tác DS tại địa phương. Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền thực sự quan tâm công tác DS thì nơi đó tạo ra phong trào sôi nổi, thu được nhiều kết quả.
- Xây dựng, củng cố, tăng cường hoạt động của hệ thống tổ chức chuyên trách công tác DS từ tỉnh xuống huyện, xã, thôn với đông đảo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên DS. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách; có chế độ đãi ngộ phù hợp, ổn định để phát huy tính năng động, lòng nhiệt tình trong công tác, góp phần lớn vào kết quả thực hiện chiến lược DS. Bên cạnh sự quan quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ và Chính quyền các cấp, cùng với việc triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ QLNN về công tác DS phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chỉ ra các bất cập để đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.
- Tăng cường đổi mới công tác truyền thông, đào tạo nâng cao trình độ,năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác DS. Giáo dục truyền thông về
công tác DS phải được quan tâm hàng đầu và mở rộng theo hướng quy mô xã hội hóa ngày càng cao nhằm huy động các ban, ngành, đoàn thể và mọi thành phần trong xã hội tích cực tham gia. Nội dung, hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phù hợp với đặc thù của địa phương, gắn kết chặt chẽ với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư”.
- Công tác DS luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện tốt công tác DS để giảm mức sinh, ổn định quy mô DS là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Ban hành các chính sách người cao tuổi để đối mặt với tình trạng già hóa DS.
- Xây dựng chính sách và đầu tư cho công tác DS. Nguồn lực đầu tư cho chương trình DS phải đảm bảo, ưu tiên, không được cắt giảm. Tăng cường nguồn lực cho QLNN về công tác DS, có mức thù lao hợp lý đối với cộng tác viên DS.
Tiểu kết Chương 1
Hoạt động quản lý nhà nước về công tác DS luôn được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Làm tốt công tác DS là một trong những nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa lớn trong chiến lược phát triển đất nước, đồng thời cũng là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Qua nghiên cứu một số vấn đề chung QLNN về công tác DS đã cho thấy được tầm quan trọng của công tác DS trong công cuộc phát triển đất nước. Điều này cũng thể hiện rõ hơn trong Nghị quyết TW (Trung ương) VI khóa XII và các chủ trương chính sách khác của Đảng và nhà nước ta. Song, để làm tốt công tác DS đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước đối với công tác này. Tuy nhiên, công tác DS thường gặp rất nhiều khó khăn do con người vừa là chủ thể quản lý đồng thời cũng là đối tượng bị quản lý, bên cạnh đó nó còn phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện
kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của từng địa phương.
Vì vậy, để đánh giá một cách khách quan, có cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về công tác DS cần phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng địa phương để từ đó làm rõ được các mặt còn tồn tại đang hiện hữu và đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ TẠI HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Điệu kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động đến quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định