2.3.1.Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật và triển khai thực hiện chiến lược, chương trình và đề án về công tác dân số tại địa phương
Một trong những nội dung quan trọng đảm bảo hoạt động QLNN về DS có hiệu quả là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền vận động, truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về DS và phát triển nhằm tăng cường sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác DS trong tình hình mới. Tuyên truyền vận động tạo sự thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về chuyển trọng tâm chính sách từ kế KHHGĐ sang giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, chất lượng DS và phân bố dân cư trong mối tương quan với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng; đẩy mạnh công tác huy động cộng đồng và truyền thông chuyển đổi hành vi về DS và phát triển trong tình hình mới nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ, hành vi của các nhóm đối tượng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH của địa phương. Thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện An Lão thông qua phòng DS phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức các Hội nghị chuyên đề nhằm quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước các cấp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn huyện An Lão.
Nội dung truyền thông, quán triệt chủ yếu là chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác DS như: Các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ; Chương trình mục tiêu Quốc gia DS - KHHGĐ được Thủ tướng phê duyệt, Quyết định số 2331/ QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm
2010 và chương trình quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1199/ QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 và Nghị quyết số 47- NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ… Tuyên truyền những thành công của chương trình DS - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Việt Nam trong thời gian qua; khó khăn và thách thức của công tác DS trong thời gian tới khi chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang DS và phát triển…
Trung tâm Y tế huyện An Lão phối hợp với Đài Truyền thanh Huyện, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên hệ thông thông tin đại chúng và tuyên truyền tại cơ sở với hệ thống truyền thanh và băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, tranh cổ động… song song với các hoạt động trên Trung tâm cũng đã phối hợp lồng ghép với nhiều hình thức khác nhau,sân khấu hóa các nội dung của các Nghị định, Nghị quyết từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện thông qua các hội thi về DS – SKSS như: Tuyên truyền viên cơ sở giỏi; Hội thi Hạnh phúc gia đình; Hội thi Gia đình an toàn; Hội thi tìm hiểu SKSS vị thành niên,thanh niên; Hội thi Tìm hiểu phòng chống HIV/AIDS. Đồng thời chủ động biên soạn tài liệu và in tài liệu tuyên truyên, hướng dẫn các xã, thị trấn,.. nhằm triển khai, tuyên truyền có hiệu quả.
Hằng năm, nhân Tháng Hành động quốc gia về DS và Ngày DS Việt Nam, Trung tâm Y tế Huyện và các xã cắt treo khẩu hiệu, băng rôn, tuyên truyền dọc đường 629, trước trạm y tế và Trung tâm Y tế huyện, tổ chức khám sức khỏe người cao tuổi tại địa phương; Tổ chức triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch này tại các xã, thị trấn; kết thúc tháng hành động, tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về DS và Ngày DS Việt Nam hằng năm trên phạm vi toàn Huyện.
Bên cạnh thực hiện công tác tuyên truyền, Trung tâm Y tế huyện An Lão đã tham mưu cho UBND Huyện Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình và đề án DS - KHHGĐ tại địa phương, chủ động lập kế hoạch trình UBND huyện giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các xã, thị trấn trên cơ sở của chỉ tiêu DS-KHHGĐ theo chương trình mục tiêu quốc gia từ Trung ương đến cơ sở. Với quy trình xây dựng kế hoạch và giao kế hoạch từ trên xuống. Trung tâm Y tế huyện An Lão lập kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ DS – KHHGĐ. Trung tâm tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn trọng điểm và kiểm tra giám sát các đơn vị yếu. Phối hợp các đơn vị, ban ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch đưa nội dung công tác DS, “tập trung vào các nội dung về giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên thông qua việc tăng số lượng phụ nữ sử dụng các BPTT, tư vấn về tiền hôn nhân, tư vấn về sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh…các hoạt động nói trên nhằm hướng đến việc thực hiện chiến lược, đề án DS-SKSS thông qua thực hiện các mô hình truyền thông…các hoạt động các dịch vụ DS-SKSS”[17, tr 54]”.
Trung tâm Y tế huyện An Lão thông qua Phòng DS đã tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện ban hành các Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm. Thành lập Ban chỉ đạo công tác DS huyện để lãnh đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia, các Đề án về DS. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác DS. Tham mưu giúp Chi cục DS trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị cá biệt và chương trình, giải pháp, biện pháp huy động, phối hợp liên ngành trong lĩnh vực DS-KHHGĐ . Giúp Chi cục DS hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, dự án
về DS. Xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về DS trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
Để đánh giá được tính hiệu quả đối với các tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện các chính sách, văn bản của nhà nước về DS cũng như việc ban hành các quy định về công tác DS ở Trung tâm Y tế huyện An Lão trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 100 cán bộ, công chức, viên chức ở các ban ngành cũng như các Chủ tịch, phó Chủ tịch, trưởng Trạm Y tế và cán bộ chuyên trách DS 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Qua khảo sát, kết quả như sau:
Biểu đồ 2.1. Đánh giá mức độ hoàn thiện và ổn định của hệ thống văn bảnvề DS- KHHGĐ
Văn bản hoàn thiện hơn VB chưa hoàn thiện, còn chồng chéo VB thường thay đổi
4%4%0%
92%
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả
Qua biểu đồ trên thì giai đoạn hiện nay hệ thống văn bản được hoàn thiện hơn và sát với thực tế, điều này góp phần làm tăng hiệu quả quản lý và hoàn thành được các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, tuy nhiên trong quá trình ban hành các văn bản đôi lúc vẫn còn chồng chéo, làm ảnh hưởng đến kết quả công tác.
Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp các văn bản ban hành chưa sát với thực tế, sử dụng văn phong, từ ngữ không rõ ràng gây ra hiểu lầm hoặc các văn bản được ban hành chồng chéo nhau dẫn đến hiệu quả công tác bị ảnh hưởng, điển hình ở đây là Pháp lệnh DS được ban hành năm 2003, sau khi văn bản được ban hành thì gây hiểu nhầm trong văn phong từ ngữ dẫn đến hậu quả là tỷ lệ con thứ 3 trở lên tăng nhanh trong vài năm sau đó gây khó khăn rất lớn cho công tác triển khai, quản lý. Đồng thời Nghị Quyết 21 ra đời, nhiều cặp vợ chồng hiểu lầm là đã cho sinh thêm con, tuy nhiên trên thực tế việc kích sinh chỉ áp dụng cho những vùng miền có số con thấp như khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Biểu đồ 2.2. Một số chính sách ảnh hưởng đến chính sách DS-KHHGĐ Chính sách ảnh hưởng đến DS 4% 78% 18% Y tế Tín dụng Cứu trợ xã hội
Nguồn: Bảng hỏi các thành viên ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ Qua bảng khảo sát trên nhận thấy có sự mâu thuẫn giữa các chính sách. Tuy nhiên, khi xem xét trong mối quan hệ giữa các chính sách với nhau thì chính sách DS đôi lúc mâu thuẫn với các chính sách về tín dụng hoặc cứu trợ XH, thể hiện rõ ở đây là các gia đình được xét hộ nghèo thường đông con,
nhưng điều này lại mâu thuẫn với chính sách DS do họ đã vi phạm chính sách DS, hoặc tín dụng vay vốn, Y tế, Giáo dục cũng rơi vào tình trạng tương tự, nhưng khi đứng trên góc độ riêng lẻ của các chính sách thì mỗi một chính sách đều có vai trò riêng của nó. Do vậy cần có sự thống nhất giữa các văn bản chính sách để khi ban hành thì chúng sẽ hỗ trợ cho nhau, giúp người thi hành công vụ giải quyết tốt công việc của mình mà không bị giảm hiệu quả công việc.
Hàng năm, các cấp, các ngành đã chủ động lồng ghép công tác DS vào phương hướng hoạt động của ngành mình, cấp mình, nhằm triển khai các hoạt động được thống nhất và đồng bộ tới tất cả các đơn vị trực thuộc, các thành viên, hội viên của mình. Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, tạo sự đồng thuận cao giữa các chính sách, đồng thời phải quan tâm đến việc xây dựng củng cố kiện toàn bộ máy hoạt động, đây là điều kiện cơ bản nhất để đưa chính sách đi vào cuộc sống, bên cạnh đó phải có chính sách quan tâm đến người lao động và chính sách khuyến khích nhằm huy động tối đa lực lượng xã hội tham gia.
Hiện nay, đa số người dân đã tiếp cận với các văn bản quy định về chính sách DS trực tiếp hoặc gián tiếp qua các kênh truyền thông đại chúng, qua hệ thống Internet và qua thống kê thì phần lớn đều đồng tình.
Qua khảo sát tại các ban ngành liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp về việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình tại các đơn vị có kết quả như sau:
Biểu đồ 2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách DS-KHHGĐ 8% 2% Thực hiện tốt Thực hiện chưa tốt Ý kiến khác 90%
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả
Qua kết quả khảo sát, 90% cho rằng huyện An Lão thực hiện tốt chính sách DS, tuy nhiên vẫn còn 8% có ý kiến cho rằng tình hình thực hiện chính sách DS ở huyện là chưa tốt, một số cán bộ hiện nay vẫn chưa thực hiện nghiêm túc chính sách DS. Nguyên nhân là chính các đơn vị chủ quản của bộ phận trên đã buông lỏng không xử lý nghiêm trường hợp vi phạm nên đến nay vẫn còn nhiều tình trạng vi phạm chính sách DS trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Nhờ vậy, Thực hiện chỉ tiêu giảm mức sinh. Trong giai đoạn từ 2016-2020, huyện An Lão thực hiện tốt việc giảm sinh, năm 2016 tỷ suất sinh thô là 18,61%o thì năm 2020 giảm còn 15,85%o; tuy tỷ suất sinh thô có giảm nhưng vẫn còn trên mức 15%o thì vẫn nằm ở mức sinh cao. Tỷ lệ trẻ em sinh ra là con thứ ba trở lên năm 2016 là 9,88% đến năm 2020 là 16,14% (tỷ lệ này hàng năm đều tăng, đến nay vẫn đang tiếp tục tăng).
Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hoá gia đình
Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận biện pháp tránh thai chung đạt 68,86%, trong đó, cặp vợ chồng áp dụng BPTT hiện đại là 62,11%. Đặc biệt, tỷ lệ một số biện pháp tránh thai như thuốc uống, thuốc tiêm, bao cao su có xu hướng ngày càng tăng cao.
2.3.2. Tổ chức bộ máy, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộchuyên môn về công tác dân số tại địa phương.