Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện từ thực tiễn chính quyền địa phương một cấp tại huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 74 - 75)

7. Kết cấu của Luận văn

3.1.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

phương cấp huyện phải phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị hành chính cấp huyện

Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, xác định “Mô hình và quy mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương”. Sự khác nhau về đối tượng quản lý yêu cầu phải có tổ chức, phương pháp quản lý khác nhau. Các đơn vị hành chính lãnh thổ khác nhau trên nhiều phương diện, từ các yếu tố địa lý, điều kiện tự nhiên, tính chất và trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đến cơ cấu dân cư, tâm lý xã hội và truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Sự khác nhau trên nhiều phương diện như vậy, đòi hỏi các đơn vị hành chính lãnh thổ phải được tổ chức và quản lý phù hợp với các điều kiện đặc thù của chúng. Có như vậy mới thực sự phát huy được thế mạnh, lợi thế của từng vùng, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương của từng ĐVHC lãnh thổ, phát huy được tính năng động, sáng tạo, lợi thế so sánh, phát triển, giải phóng các tiềm năng kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống, đồng thời khắc phục được điểm yếu của từng vùng để thúc đẩy sự phát triển theo thế mạnh của địa phương và phù hợp với cả nước; tránh rập khuôn trong việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.

Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, phân cấp, phân quyền, ủy quyền và bố trí cán bộ, công chức của chính quyền địa phương cấp huyện phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương, bảo đảm sự tương thích giữa thẩm quyền và năng lực thực hiện của chính quyền địa phương cấp huyện. Việc thực hiện phải đảm bảo các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, phù hợp với đặc thù của mỗi ĐVHC, đồng thời với việc bố trí cán bộ, chế độ, chính sách giữa các địa phương, các vùng miền, giữa các cấp chính quyền khác nhau phải khác nhau để phát huy, sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực tại địa phương phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh… Quán triệt quan điểm này sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện từ thực tiễn chính quyền địa phương một cấp tại huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w