7. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Về cơ bản, việc quản lý NSNN cấp huyện tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý NSNN nói chung.
-Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn:
+ Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý ngân sách nhà nước. Nội dung của nguyên tắc này là: Mọi khoản thu, chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch ngân sách nhà nước, mọi khoản chi phải được vào sổ và quyết toán rành mạch.
Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ, trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các tài khoản thu, chi.
+ Nguyên tắc quản lý này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức nhà nước lập và sử dụng quỹ đen. Điều này có ý nghĩa rằng mọi khoản thu chi của ngân sách nhà nước đều phải đưa vào kế hoạch ngân sách để Quốc hội phê chuẩn, nếu không việc phê chuẩn ngân sách của Quốc hội sẽ không có căn cứ đầy đủ, không có giá trị.
-Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước:
+ Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường sức mạnh vật chất của Nhà nước. Biểu hiện cụ thể sức mạnh vật chất của Nhà nước là thông qua hoạt động thu - chi của ngân sách Nhà nước. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách Nhà nước được thể hiện: Mọi khoản thu - chi của ngân sách Nhà nước phải tuân thủ theo những quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và phải được dự toán hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tất cả các khâu trong chu trình ngân sách Nhà nước khi triển khai thực hiện phải đặt dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực, ở trung ương là Quốc hội, ở địa phương là Hội đồng Nhân dân.
+ Hoạt động ngân sách Nhà nước đòi hỏi phải có sự thống nhất với hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia. Hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia là nền tảng của hoạt động ngân sách Nhà nước. Hoạt động ngân sách Nhà nước phục vụ cho hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời là hoạt động mang tính chất kiểm chứng đối với hoạt động kinh tế, xã hội.
- Nguyên tắc cân đối ngân sách: Ngân sách Nhà nước được lập và thu chi ngân sách phải được cân đối. Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp. Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân luôn cố gắng để đảm bảo cân đối nguồn ngân sách nhà nước bằng cách đưa ra các quyết định liên quan tới các khoản chi để thảo luận và cắt giảm những khoản chi chưa thực sự cần
thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mà nền kinh tế có khả năng đáp ứng.
- Nguyên tắc công khai hoá ngân sách Nhà nước: Về mặt chính sách, thu chi ngân sách Nhà nước là một chương trình hoạt động của Chính phủ được cụ thể hoá bằng số liệu. Ngân sách Nhà nước phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân có thể biết nếu họ quan tâm. Nguyên tắc công khai của ngân sách Nhà nước được thể hiện trong suốt chu trình ngân sách Nhà nước và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách Nhà nước.
- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác: Nguyên tắc này là cơ sở, tạo tiền đề cho mỗi người dân có thể nhìn nhận được chương trình hoạt động của chính quyền địa phương và chương trình này phải được phản ánh ở việc thực hiện chính sách tài chính địa phương. Nguyên tắc này đòi hỏi: Ngân sách Nhà nước được xây dựng rành mạch, có hệ thống; các dự toán thu, chi phải được tính toán một cách chính xác và phải đưa vào kế hoạch ngân sách; không được che đậy và bào chữa đối với ất cả các khoản thu, chi ngân sách nhà nước; không được phép lập quỹ đen, ngân sách phụ.