Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 91 - 95)

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN đối với đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại. Cụ thể:

-Thứ nhất, chất lượng xây dựng quy hoạch thấp, còn phải chỉnh sửa, bổ sung

nhiều lần. Tiến độ lập rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT nói chung, phát triển hạ tầng sau Quyết định quy hoạch trung hạn còn chậm được triển khai thực hiện và chưa được rà soát, điều chỉnh kịp thời. Nhiều dự án đầu tư XDCB chưa có đủ tính rõ ràng, cụ thể để định hướng đầu tư, không phù hợp với yêu cầu thực tế, không bám sát tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; một số dự án còn chưa tính đến các điều kiện và yếu tố cần thiết cho khai thác sử dụng.

-Thứ hai, công tác giao kế hoạch đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT còn có

sự dàn trải; số lượng công trình dự án rất nhiều, trong khi nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh rất hạn hẹp. Kế hoạch ghi vốn đầu tư cho hầu hết các dự án thường kéo dài nhiều năm, chưa phát huy được hiệu quả dự án…

Thứ ba, quá trình lập một số dự án đầu tư chưa bám sát nhiệm vụ, mục tiêu

và các căn cứ pháp lý; chất lượng hồ sơ dự án chưa cao, phải thẩm định, bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần. Bên cạnh đó, khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ, không đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường, việc điều tra thăm dò thị trường không kỹ lưỡng; chủ trương đầu tư chưa thích hợp khi xem xét phê duyệt dự án đầu tư. Việc xác định tổng mức đầu tư còn ít quan tâm đến việc tiết kiệm vốn đầu tư. Nhiều dự án còn phải chỉnh sửa thiết kế, điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Ngoài ra, năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn còn nhiều hạn chế dẫn đến gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.

- Thứ tư, trong công tác thẩm định dự án thì quá trình tiếp nhận hồ sơ làm

căn cứ thẩm định chưa thật chặt chẽ; chất lượng thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật - dự toán tuy được nâng lên song vẫn còn những hạn chế như: thẩm định một số khối lượng công trình chưa chính xác, quy mô công trình chưa phù hợp với

dự án đầu tư được phê duyệt. Mặt khác số lượng công trình đầu tư, dự án tương đối lớn vì vậy tiến độ chuẩn bị đầu tư (xây dựng dự án, thiết kế kỹ thuật dự toán); chuẩn bị xây dựng (đền bù, GPMB) tiến độ chậm, chất lượng hồ sơ của một số dự án thấp. Đồng thời, đội ngũ cán bộ thẩm định của một số ngành còn thiếu, trình độ còn hạn chế; lại phải thẩm định một khối lượng lớn các công trình, dự án được phân bố trên một địa bàn rộng. Đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thẩm định dự án.

- Thứ năm, vai trò giám sát thi công rất hạn chế, với cơ chế giám sát như

hiện nay, cơ quan tư vấn giám sát tuy độc lập với nhà thầu thi công nhưng tác dụng không đáng kể. Tình trạng dễ dãi với các nhà thầu của các tư vấn giám sát và của các chủ đầu tư là một nguyên nhân cần quan tâm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các công trình xây dựng và thất thoát vốn đầu tư. Mặt khác, vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư chưa rõ ràng, trình độ năng lực của chủ đầu tư, cán bộ thực hiện các dự án đầu tư còn nhiều bất cập: Thực tế ở tỉnh còn tình trạng chủ đầu tư giao cho các doanh nghiệp không đủ năng lực chuyên môn và tài chính thực hiện công trình làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình. Nguyên nhân là do chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm của chủ đầu tư. Trình độ cán bộ thực hiện dự án đầu tư ở tỉnh còn nhiều bất cập. Hiện nay còn có tình trạng giám đốc dự án đầu tư đồng thời lại là người trực tiếp sử dụng công trình sau khi hoàn thành. Do chủ đầu tư thiếu kiến thức chuyên môn về quản lý đầu tư và xây dựng nên có những sai sót.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên. Tuy nhiên có thể thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Thứ nhất, Quảng Bình là một tỉnh nghèo miền Trung, hạ tầng cơ sở KT -

XH chưa phát triển, điều kiện địa lý khó khăn, địa hình chia cắt, thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đầu tư và xây dựng.

- Thứ hai, hệ thống văn bản QPPL chưa đồng bộ, chồng chéo, có nhiều nội

dung trong Nghị định không còn phù hợp với yêu cầu trong lúc nhiều văn bản có hiệu lực cao hơn đã được sửa đổi, bổ sung; một số quy định pháp luật về hoạt động

đầu tư xây dựng phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp trong khi xây dựng quy chế quản lý đầu tư và xây dựng chưa được đề cập một cách toàn diện đáp ứng được cả về yêu cầu về trước mắt và lâu dài.

- Thứ ba, nhận thức của các chủ thể QLNN đối với đầu tư XDCB trong lĩnh

vực GTVT nói riêng, các lĩnh vực xây dựng hạ tầng KT - XH từ ngân sách còn nhiều hạn chế; công tác quản lý đầu tư và xây dựng trong lĩnh vực GTVT chưa được các ngành, cấp quan tâm một cách đúng mức, toàn diện.

- Thứ tư, công tác CCHC về đầu tư và xây dựng chậm đổi mới, phân công,

phân cấp quản lý chưa rõ ràng, chức năng QLNN và chức năng kinh doanh, dịch vụ trong đầu tư và xây dựng còn chồng chéo, TTHC rườm rà, chưa thực sự thông thoáng, trình độ Ban quản lý chuyên ngành và ban quản lý dự án cấp huyện còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng

mức và tiến hành thường xuyên.

-Thứ sáu, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng vừa thiếu,

Tiểu kết chương 2

Trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác QLNN về đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT đã được triển khai với nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt; nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh đã và đang ngày càng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, phát huy hiệu quả.

Trong chương 2, trên cơ sở phân tích một số yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trong lĩnh vực GTVT tỉnh Quảng Bình và khái quát tình hình quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Luận văn tập trung phân tích thực trạng QLNN về đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trong lĩnh vực GTVT tại tỉnh Quảng Bình trên các nội dung: Công tác thể chế hóa các văn bản QLNN đối với đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN cấp tỉnh trong lĩnh vực GTVT; Tổ chức bộ máy QLNN về đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh; Công tác lập và giao kế hoạch đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT bằng nguồn vốn NSNN cấp tỉnh; Tổ chức thực hiện dự án đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT bằng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh; Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.

Từ những phân tích đó, luận văn đánh giá chung về công tác QLNN về đầu tư XDCB trong lĩnh vực giao thông từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Bình về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở đề xuất những giải pháp ở chương 3.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH CẤP TỈNH

TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w