Về huy động và phân bổ nguồn lực tài chính thựchiện giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 62 - 71)

bền vững

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và chính sách giảm nghèo theo quy định; lồng ghép thực hiện nguồn lực với chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, các chương trình, dự án…vào mục tiêu giảm nghèo bền vững; ưu tiên đầu tư trước cho những công trình cấp bách, thiết yếu đang có nhu cầu cao nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các vùng đặc biệt khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo.

Tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư vốn, công nghệ sản xuất phù hợp để đẩy nhanh; phát triển kinh tế -xã hội; ưu tiên những ngành nghề huyện có tiềm năng, lợi thế, có giá trị gia tăng cao và thu hút nhiều lao động trên địa bàn.

Tổ chức thực hiện tốt các phong trào vận động quần chúng giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế gia đình; đào tạo nghề cho các hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu học nghề; khuyến khích và nhân rộng các mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả như kinh tế vườn, kinh tế trang trại…nhằm tăng thu nhập cho người dân.

Các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong 5 năm (2016-2020) là 29.344,4 triêụ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất: 4.916,5 triêụ đồng; vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các thôn, buôn, bon đặc biệt khó khăn: 23.628,9 triêụ đồng; và nguồn vốn hỗtrợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài vốn Chương trình 135 là 799 triêụ đồng.

Chương trình 755 (Quyết định 755/QĐ-TTg, ngày 20/5/2015):Đã cấp nguồn vốn 1.223,2 triệu đồng. Cụ thể:Cấp trực tiếp đất sản xuất cho 17 hộ nghèo với diện tích 1,55ha; kinh phí 255 triệu đồng. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 364 hộ nghèo, với số tiền 473,2 triệu đồng. Sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại xã Buôn Chóah, với số tiền là 495 triệu đồng.

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn: Triển khai cho người dân đăng ký nhu cầu hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt Quyết định phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình 102, năm 2016 và năm 2017 là 2.104,743 triệu đồng; mua và cấp hỗ trợ 20.811 kg giống lúa, 18.212 kg giống ngô, 10.631 con gà, 3.025 con ngan, 6.880 kg muối Iốt cho 2.112 hộ và 18.891 khẩu góp phần phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số: các đối tươngg̣ nghèo đều đươcg̣ cấp thẻbảo hiểm y tế. Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế được nhà nước hỗ trợ 100% cho đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện đúng tiến độ và công bằng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ y tế; phối hợp với các đoàn từ thiện y, bác sỹ tình nguyện thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí cho hơn 2.500 người, với số tiền 371 triêụ đồng; hướng dẫn làm thủ tục cho

2 em đi bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh khám và phẫu thuật tim bẩm sinh miễn phí. Bảo đảm cho những người thuộc đối tượng này giảm được gánh nặng chi trả trong khám, chữa bệnh, có điều kiện phấn đấu thoát nghèo, hạn chế tái nghèo do ốm đau, bệnh tật.

Chương trình xóa nhà dột nát: Đã hỗ trợ 371 căn nhà từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác, với tổng trị giá 16.915 triệu đồng. Cụ thể: Hỗ trợ nhà ở cho người có công cách mạng theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 đã hộ trợ và sữa 156 căn nhà, với số tiền 7.350 triệu đồng. Thực hịên hỗ trợ nhà cho hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 theo quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng chính phủ, đến nay đã hỗ trợ được 135 căn nhà, với tổng số tiền 5.510 triệu đồng. Quỹ vì người nghèo đã hỗ trợ xây dựng 52 căn nhà Đại đoàn kết, với số tiền 1.298 triệu đồng. Xây dựng 11 căn nhà mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, với số tiền 367 triệu đồng. Quỹ Kế hoạch nhỏ của Đoàn Thanh niên đã làm nhà tình thương cho 6 em học sinh, với số tiền 350 triệu đồng. Hỗ trợ làm nhà từ các nguồn vận động khác 11 căn nhà, với số tiền 550 triệu đồng.

Triển khai thực hiện các dự án: Dự án giảm nghèo Tây nguyên, Dự án ActionAidđã đầu tư 52 công trình cơ sở hạ tầng; tiếp tục thực hiện các dự án phát triển sinh kế bền vững và nâng cao năng lực truyền thông,… góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

Lũy kế giai đoạn 2015-2020 Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân 56.670,57 triệu đồng cho 1.648 hộ nghèo vay; 56.384,81 triệu cho 1.514 hộ cận nghèo vay; 63.158,71 triệu đồng cho 1.589 hộ mới thoát nghèo vay; 99.818,64 triệu đồng tạo điều cho 3.377 hộ tại vùng khó khăn có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh giúp hộ nghèo phấn đấu thoát nghèo, hộ cận nghèo vươn lên trung bình và khá giả. Thực hiện tín dụng ưu đãi cho 666 học sinh, sinh viên vay vốn 20.522,11 triệu đồng nhằm bảo đảm tiếp tục học tập. Cho 3.570 hộ vay vốn xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho với số tiền 47.424,70 triệu đồng.

Phát triển quỹ đền ơn đáp nghĩa, vận động các nhà hảo tâm, các danh nghiệp đến nay đạt 159,307 triệu đồng và đã chi 05 sổ tiết kiệm cho 5 đối tượng chính sách với tổng số tiền 2.500.000 đồng/sổ.

Quỹ Vì người nghèo, trong 5 năm qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã vận động hỗ trợ thiên tai 579.000.000 đồng.

Quỹ khuyến học, khuyến tài, ngành giáo dục đã vận động được số tiền 677.929.300 đồng và đã tặng quà cho 590 cán bộ, giáo viên và 3.978 học sinh.

Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo:Thực hiện Nghị quyết 31/2016/NQ-HĐND ngày 06/8/2016 Ban hành chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Đăk Nông từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021. Năm 2016 đến năm 2019 hỗ trợ 7.582 em hoc sinh, với số tiền 4.620,5 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Nghị quyết 31/2016/NQ-HĐND (Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 tỉnh Đăk Nông) từ năm học 2016-2020 đã hỗ trợ 148 em sinh viên, với số tiền 387,6 triệu đồng.

Về nhân đạo, từ thiện: Vận động và kêu gọi các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện tặng quà cho 17.766 xuất quà cho 17.766 đối tượng, với tổng số tiền 5.629,8 triệu đồng.

Hưởng ứng phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bằng nhiều hình thức giúp đỡ, hỗ trợ các nguồn lực khác và sự nỗ lực của phụ nữ nghèo. Thành lập, duy trì, các tổ hùn vốn, tổ tín dụng-tiết kiệm; thành lập 3 tổ hợp tác xã, 01 tổ thêu hoa, kết cườm, 02 mô hình cung-cầu. Với 958 thành viên tiết kiệm số tiền trên 05 tỷ đồng cho 380 chị vay đầu tư sản xuất, kinh doan; từ đó đã góp phần giúp cho 305 hộ hội viên phụ nữ nghèo làm chủ thoát nghèo.

Các đoàn thể nhân dân ở xã, thị trấn, thôn, buôn, bon, tổ dân phố tự nguyện đóng góp quỹ tiết kiệm, động viên cán bộ, hội viên khá giả tự giác cho hội viên, đoàn viên nghèo vay ưu đãi về lãi suất hoặc không lãi và hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật, kỹ năng sản xuất, kinh doanh.

Năm 2015 hộ nghèo từ 3.169 hộ, chiếm 18,35% tổng số hộ;cuối năm 2016 giảm còn 2.866 hộ, chiếm 16,08%; cuối năm 2017 giảm còn 2.173 hộ, chiếm 11,93%; cuối năm 2018 còn 1.632 hộ, chiếm 8,69%; cuối năm 2019 còn 1.229 hộ, chiếm 6,35% (giảm 12% so với năm 2015). Trong đó, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 2.224 hô,g̣chiếm 40,5% xuống còn 887 hộ chiếm tỷ lệ 12,4%, (đồng bào dân

tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 887 hộ, chiếm 50,71% xuống còn 424hộ chiếm tỷ lệ 21,8%).

Tuy nhiên đến cuối năm 2015 áp dụng Quyết định 59/2015/QĐ-TTg bình quân giảm 2%/năm trở lên; hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 4%/năm. Giai đoạn 2015-2019 bình quân hộ nghèo mỗi năm giảm 3%. Hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 7%/năm. Hộ nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ giảm bình quân 7,2%/năm. Vậy áp dụng theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg thì tỷ lệ giảm nghèo hàng năm đều đạt so với Nghị quyết.

2.2.5. Xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

- Mô hình gửi tiền tiết kiệm - chung tay vì người nghèo

Ngoài nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách chủ yếu được bố trí từ ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương, hiện nay NHCSXH huyện Krông Nô còn đẩy mạnh chương trình gửi tiền tiết kiệm, với ý nghĩa tạo lập thêm nguồn vốn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau”. Để triển khai chương trình có hiệu quả, vừa qua Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Nô đã phát động “Ngày gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”. Chương trình đã thu hút sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện, qua đó nhằm tạo nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Ngày gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo” được huyện Krông Nô phát động nhằm huy động sự chung sức, đồng lòng của các tổ chức, cá nhận tạo lập nguồn vốn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; Đồng thời, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội. Ngay trong ngày phát động đã có 80 tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện tham gia gửi tiết kiệm, với số tiền gửi hơn

500 triệu đồng. Tính đến hết tháng 9/2021, tổng số tiền huy động tiết kiệm tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Nô là hơn 42 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm từ các tổ chức, cá nhân là 20,5 tỷ đồng; còn lại hơn 21,5 tỷ đồng là tiền gửi tiết kiệm thông qua hệ thống Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Sau chương trình, Phòng giao dịch NHCSXH huyện mong muốn các cơ quan, đơn vị, các ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong cán bộ, hội viên và nhân dân gửi vào NHCSXH để tăng cường nguồn lực cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội, góp phần giảm cấp bù cho ngân sách nhà nước, cũng như góp phần hạn chế nạn tín dụng đen trên địa bàn huyện.

-Mô hình gương người cao tuổi làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo

Thực hiện phong trào thi đua tuổi cao gương sáng gắn với phong trào làm kinh tế giỏi do các cấp hội người cao tuổi phát động thời gian qua đã thu hút đông đảo hội viên người cao tuổi trên địa bàn huyện Krông Nô hưởng ứng. Từ đó, xuất hiện nhiều hội viên người cao tuổi năng động, nhạy bén, dám nghĩ dám làm trong phát triển kinh tế. Không dừng lại ở làm giàu cho gia đình mình, mà họ còn ra sức giúp đỡ những gia đình còn khó khăn về tiền của, cây con giống cũng như hướng dẫn khoa học kỹ thuật, định hướng làm ăn. Ông Trịnh Đức Đình thôn ExaNô, xã Đăk Drô là một điển hình như thế. “Tuổi già nhưng chí không già, còn sức khỏe còn lao động”, đó là phương châm của ông Trịnh Đức Đình thôn ExaNô, xã Đắk Drô. Ông Đình sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nghèo tỉnh Lào Cai. Cuộc sống nơi quê nhà quanh năm thiếu trước hụt sau, càng khó khăn hơn khi ông lập gia đình và những người con lần lượt chào đời, đến tuổi đi học. Khoảng đầu năm 1997 gia đình ông rời quê hương vào xã Đắk Drô lập nghiệp. Những ngày đầu trên vùng đất mới cuộc sống vô vàn khó khăn thiếu thốn nhưng nhận thấy nơi đây đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà gia đình ông quyết tâm bám trụ. Lúc này, được anh em bè bạn cưu mang cho vay được một khoản tiền để mua đất canh tác. Ban đầu gia đình ông mua được vài sào đất để trồng cây cà phê xen canh cây hoa màu, sau hơn 2 năm nhờ chịu khó làm ăn, tích góp kinh tế nên diện tích của gia đình ông đã lên tới trên 4 hecta. Với diện tích trên, ông Đình kiến thiết trồng cây theo mô hình đa cây chăm sóc theo hướng sinh học, bao gồm:

trồng 3 hecta cây hồ tiêu, hơn 1 hecta cây vải thiều và xen một ít loại cây ăn trái khác, tất cả đều được chăm sóc theo hướng hữu cơ sinh học, tận dụng phân chuồng, phân xanh bón cho cây trồng, ủ tỏi lên men bón cho cây nhằm hạn chế con trùng gây hại và giảm sâu bệnh; song song đó, để gia đình có nguồn thực phẩm sạch, dồi dào vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm được chi phí sinh hoạt, gia đình ông còn chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm, trồng rau, nuôi cá. Với sự đầu tư bài bản, linh hoạt trong sản xuất nên đến nay mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư. Cũng có thể với những hộ gia đình khác đây là khoản thu nhập bình thường nhưng với gia đình ông Đình thì đó là cả những tháng ngày nỗ lực, cố gắng.

Như vậy, thực hiện phong trào thi đua tuổi cao gương sáng gắn với phong trào làm kinh tế giỏi do các cấp hội người cao tuổi phát động thời gian qua trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều hội viên người cao tuổi khắc phục mọi khó khăn, không ngại khó, không ngại khổ, không ỷ lại mà luôn chủ động trong lao động sản xuất, làm những công việc phù hợp với sức khỏe để nâng cao đời sống cho bản thân, gia đình. Họ là những người cao tuổi sản xuất, kinh doanh giỏi cũng chính là những tấm gương kiên cường trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Mô hình người phụ nữ trong thời đại mới tiên phong công tác giảm nghèo bền vững. Nhằm từng bước đưa tổ chức hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thời gian qua, hội liên hiệp phụ nữ huyện xác định công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên phải đi trước một bước nhằm nâng cao nhận thức, trình độ về mọi mặt cho chị em phụ nữ. Theo đó, nhiệm kỳ qua, hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: mở các lớp tập huấn, truyền thông trực tiếp, toạ đàm; mít tinh, sân khấu hoá nội dung tuyên truyền tập trung vềvấn đề bình đẳng giới, vì sự an toàn của phụ nữ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tuyên truyền pháp luật và những chính sách liên quan đến quyền lợi phụ nữ và trẻ em, cũng như hướng dẫn chị em kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái. Song song đó, hội phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện còn tuyên truyền, vận động chị em siêng năng tập các loại hình thể dục để nâng cao sức khoẻ, giữ

gìn vóc dáng và hội phụ nữ huyện đã tổ chức các hội thi sắc đẹp, biểu diễn trang phục truyền thống cho các chị em phụ nữ có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, qua đó, nhằm tôn vinh vẻ đẹp bên ngoài lẫn hình thể giúp các chị em tự tin hơn, yêu đời hơn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Bên cạnh các cấp hội đã thành lập được 11 câu lạc bộ phụ nữ quản lý, giáo dục con em không vi phạm pháp luật; 3 câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3; vận động được trên 700 hội viên tham gia 11 lớp học xoá mù chữ do ngành giáo dục tổ chức; tổ chức được 110 buổi tuyên truyền chủ đề

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w