Kinh nghiệm và bài học tham khảo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 37)

1.4.1. Kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững tại một số địa phương

Những nỗ lực giảm nghèo của huyện Tuy, tỉnh Đắk Nông

Tuy Đức là huyện vùng cao, toàn huyện có 03dân tộc sinh sống là Tày, Nùng và Kinh, trong đó dân tộc chiếm hơn 84% dân số. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, nhiều chính sách ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn đã đến được với bà con ở vùng sâu, vùng xa đã và đang làm cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây nâng lên đáng kể.

Từ năm 2009 đến 2015, tổng số vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, đào tạo nghề và nâng cao dân trí cho huyện Tuy Đức được Nhà nước đầu tư trên 65 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong huyện, khuyến khích nhân dân vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng và đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện. Huyện đã đào tạo nghề cho gần 3000 người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, có hơn 200 người được xuất khẩu đi lao động nước ngoài. Trong đó hơn 3.500 người đào tạo sơ cấp và gần 550 người được đào tạo trung cấp nghề. Công tác đào tạo nghề đã tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Bằng nguồn vốn từ các chương trình dự án, huyện Tuy Đức đã đầu tư xây dựng hàng chục công trình với tổng số kinh phí hơn 70 tỷ đồng. Xây dựng được gần 2.900 nhà cho hộ nghèo để xoá bỏ nhà tạm theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay 100% xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, 5/56 trường học trong huyện đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã, thị trấn có trạm y tế và có bác sĩ từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; 100% số xã, thị trấn có đài truyền thanh không dây đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của nhân dân.

tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn hơn 22. Công tác thăm tặng quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách được chú trọng. Công tác đối thoại trực tiếp giữa Bí thư Huyện ủy với nhân dân được tổ chức thường xuyên nhằm nắm những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân phản ánh, giải quyết kịp thời. Phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới được nhiều người dân hưởng ứng. Vì vậy, nhân dân đồng thuận, tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước.

Tạo việc làm cho người dân huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông

Huyện Đắk Song là một trong những huyện của tỉnh Đắk Nông có địa hình tương tự huyện Đắk Mil gồm có 2 vùng rõ rệt đó là đồng bằng và đồi núi, có đường quốc lộ đi qua.

Trong giai đoạn 2017-2019 huyện Đắk Song đã rút ra được kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững như sau:

Giảm nghèo là Chương trình mụctiêu quốc gia, là một trong những chỉ tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, phản ánh tính ưu việt của chế độ, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhất là của các đoàn thể và của cả xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Phân công đảng viên, cán bộ xã, thôn chỉ đạo từng nhóm hộ gia đình nghèo, gắn kết quả giảm nghèo hang năm với kết quả phân loại đảng viên, chi bộ, đảng bộ.

Đưa tỷ lệ hộ nghèo của địa phương gắn với xây dựng chính quyền vững mạnh. Hàng năm, UBND huyện bố trí một khoản kinh phí hỗ trợ: tổ chức công tác kiểm tra rà soát; thực hiện kiểm tra chéo giữa các địa phương, đơn vị; tổng hợp, rà soát đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt công tác giảm nghèo. Hỗ trợ bổ sung vào nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách.

Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, con em địa phương đang làm ăn xa quê có vốn, có kinh nghiệm về quê thuê đất chăn nuôi, mở dịch vụ, thuê laođộng.

Thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển, điều động cán bộ cấp huyện về làm việc tại các xã nghèo, trong đó ưu tiên cán bộ nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện

chính sách khuyến khích tri thức trẻ có năng lực, nhiệt huyết tình nguyện về công tác ở các xã ĐBKK.

Bố trí công chức văn hóa - xã hội chuyên trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực chương trình giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm ở cấp xã. Sử dụng cán bộ đoàn thể ở cơ sở làm cộng tác viên giảm nghèo, giải quyết việc làm.

Ưu tiên bố trí và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, bao gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, doanh nghiệp, vốn tín dụng chính sách, nguồn vốn tín dụng thương mại…, kết hợp với việc tập trung huy động nguồn lực xã hội hóa ở từng địa phương, cơ sở; thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn cho công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm với các chương trình, dự án khác trên địa bàn như các nguồn vốn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo, nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, nhà tránh lũ, nhà ở cho người có công, các nguốn vốn cho vay ODA, các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ… để tập trung phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, người nghèo.

1.4.2. Bài học có giá trị tham khảo cho huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

Đối với huyện Krông Nô, do điều kiện đặc thù của huyện, vấn đề xóa đói, giảm nghèo càng quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh chú trọng tổ chức thực hiện. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Krông Nô lần thứ VII, nhiệm kỳ 2016-2020.

Quán triệt và thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của huyện về xóa đói, giảm nghèo, trong những năm qua, huyện Krông Nô tập trung các nguồn lực, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà ở tạm trên địa bàn, đem lại nhiều kết quả quan trọng, bảo đảm kinh tế - xã hội của địa phương phát triển theo hướng bền vững. Qua quá trình thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo,

huyện Krông Nô rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các chương trình hỗ trợ về sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn kết hợp và lồng ghép với các chương trìnhphát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn và dựa trên cơ sở đề xuất của nhân dân cho phù hợp; đồng thời, xem việc xóa nhà ở tạm là nội dung quan trọng trong chương trình xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Thứ hai, thiết lập cơ chế phân bổ ngân sách công bằng, minh bạch và có tính khuyến khích cao, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn khác, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không thất thoát; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chương trình không đúng mục đích, không có hiệu quả.

Thứ ba, hằng năm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo và xóa nhà ở tạm; kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực, khắcphục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chương trình tốt hơn cho những năm tiếp theo.

Thứ tư, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững. Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh và các huyện cần phải điều tra, khảo sát sâu sắc tình hình cụ thể từng địa bàn, rà soát từng nhóm đối tượng để trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm đối tượng để đưa ra những mô hình giảm nghèo hiệu quả.

hiện chính sách giảm nghèo của địa phương. Công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, cách thức, bao phủ rộng thì chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra hiệu ứng sâu rộng. Hình thức tuyên truyền: qua đài phát thanh, truyền hình; qua báo chí; qua các lớp tập huấn; qua các buổi họp thôn, làng...

Thứ sáu, thực hiện bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối tượng yếu thế trong xã hội: đẩy mạnh chính sách giải quyết việc làm cho người dân nghèo; hỗ trợ việc mua bảo hiểm y tế cho người dân nghèo; trợ giúp kịp thời những đối tượng gặp rủi ro... phải có những biện pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đẩy giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội hiệu quả, nhanh chóng.

Thứ bảy, thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giảm nghèo về: hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện; huy động và sử dụng các nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính); xây dựng, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; kinh nghiệm về đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hiệu quả, bền vững;... Ngoài ra, phải thường xuyên nghiên cứu, trao đổi với các địa phương khác trong khu vực và cả nước để học tập những kinh nghiệm.

Trên cơ sở những kết quả và bài học kinh nghiệm, thời gian tới, Đảng bộ và nhân dân huyện Krông Nô quyết tâm vượt qua khó khăn, khắc phục những tồn tại, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, thực hành tiết kiệm, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

Tiểu kết Chương 1

Chính sách giảm nghèo có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế gắn với Quốc phòng, an ninh, thúc đẩy phát triển hiệu quả kinh tế xã hội. Đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị, xã hội, sự nỗ lực của toàn dân, nhằm tăng hộ giàu, bớt hộ nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngoài những hiệu quả đã đạt được trong quá trình thực hiện, chính sách giảm nghèo còn bộc lộ nhiều bất cập, sự manh mún, nhỏ lẻ, khó thực hiện. Để nâng cao hiệu quả truyền thông của công tác giảm nghèo, trong thời gian tới cần bám sát các quan điểm, định hướng và thay đổi chính sách để tuyên truyền làm thay đổi nhận thức cho người dân.

Phần Tiểu kết Chương 1, tác giả luận văn đã khái quát những lý luận chung về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo và đề cập đến các khái niệm phát triển bền vững, giảm nghèo bền vũng, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững; tác động chính sách giảm nghèo đến người dân, các nguồn lực thực hiện trực tiếp, gián tiếp chính sách giảm nghèo cũng như các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo,bền vững và sự cần thiết quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮKNÔNG

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Huyện Krông Nô nằm phía Đông của tỉnh Đắk Nông, có tổng diện tích tự nhiên 81.374,20 ha, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn; có toạ độ địa lý từ 12o11’16” đến 12o33’12” độ vĩ Bắc và từ 107o41’52” đến 108o05’41” độ kinh Đông; vị trí địa lý của huyện tiếp giáp với các đơn vị như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Cư Jút và huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông; - Phía Nam giáp huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông;

- Phía Đông giáp huyện Krông Ana và huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk; - Phía Tây giáp huyện Đắk Mil và huyện Đăk Song, tỉnh Đắk Nông.

Trên điạ bàn huyện có 02 đường tỉnh: ĐT 684 và ĐT 683 chạy qua nên thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa Krông Nô và các huyện khác trong Tỉnh cũng như khu vực Tây Nguyên.

Địa hình: huyện Krông Nô có 3 dạng địa hình chính:

- Dạng địa hình núi cao: phân bố về phía Tây và phía Nam của huyện, chiếm khoảng 51% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc trung bình cấp V, VI, độ cao trung bình từ 800 - 1.200 m so với mặt nước biển. Các xã Đắk Nang, Đức Xuyên, Nâm Nung, Nâm N’Đir, khu bảo tồn Nam Nung mang nét đặc trưng của dạng địa hình này.

- Dạng địa hình đồi núi thấp đến trung bình: Tập trung ở phía Bắc và trung tâm huyện, chiếm khoảng 39% tổng diện tích, độ cao trung bình 450 - 600 m so với mặt nước biển; độ dốc trung bình cấp II đến cấp IV. Tập trung ở các xã Đắk Sôr, Nam Đà, thị trấn Đắk Mâm. Đây là dạng địa hình được hình thành từ đá mẹ chủ đạo là đá sét và biến chất, đá bazan và đá granit. Quá trình hình thành đất chủ đạo là phong hoá tích luỹ Fe-Al tương đối, quá trình xói mòn rửa trôi đất.

- Dạng địa hình thung lũng: Tập trung phía Đông, dọc theo dòng sông Krông Nô và các suối lớn, chủ yếu ở các xã Đức Xuyên, Buôn Choah, Đắk Nang, Nâm N’Đir, chiếm khoảng 10% tổng diện tích, độ dốc trung bình cấp I, II, độ cao trung bình 400-450 m so với mặt nước biển. Khu vực này chủ yếu được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa, hình thành nên những cánh đồng màu mỡ ven sông Krông Nô và các suối chính trên địa bàn.

Khí hậu:

Khí hậu huyện Krông Nô mang nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa Cao nguyên. Thời tiết hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, chiếm trên 84% lượng mưa cả năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 và tháng 3 hầu như không mưa.

2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

Nghị quyết Đại hội VII đã biểu quyết thông qua 52 chỉ tiêu cơ bản; kết quả thực hiện có 40/52 chỉ tiêu đạt và vượt; 12 chỉ tiêu đạt trên 90% NQ đề ra. Cụ thể: Kinh tế: 13/18 chỉ tiêu đạt và vượt; Văn hóa - Xã hội: 19/21 chỉ tiêu đạt và vượt; Quốc phòng - An ninh: 3/5 chỉ tiêu đạt; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: 5/8 chỉ

tiêu đạt và kinh tế có bước phát triển khá:Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w