Phương hướng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện An

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 85 - 88)

Lão, tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025

Xuất phát từ thực trạng thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định, có thể khẳng định rằng, huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác GNBV. Tuy nhiên, để chính sách giảm nghèo phát huy hơn nữa tác dụng trong đời sống xã hội của địa phương, đóng góp tích cực vào thành công chung của công tác GNBV của tỉnh Bình Định và cả nước, huyện An Lão, tỉnh Bình Định cần nỗ lực hơn nữa để rà soát, bổ sung và thúc đẩy các chính sách GNBV hoàn thành các mục tiêu đã định. Để thực hiện điều này, theo chúng tôi, huyện An Lão cần bám sát phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển KT - XH địa phương; kế hoạch GNBV của tỉnh Bình Định và triển khai công tác GNBV tại địa phương theo phương hướng sau:

-Thứ nhất, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đặt ra và chuẩn bị nền tảng vững chắc cho các giai đoạn tiếp theo của huyện An Lão, tỉnh Bình Định cần tạo dựng sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của HTCT, sự thống nhất, đồng tâm hiệp lực của nhân dân toàn huyện trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2016- 2020; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo

- Thứ hai, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo căn cứ vào đặc điểm, tình hình của địa phương trên cơ sở tích hợp các chính sách đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả, dễ theo dõi, dễ thực hiện. Tập trung vào các nhóm chính sách trong hướng tiếp cận nghèo đa chiều: (1) hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; (2) hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ gắn với tiêu chí nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; (3) phát triển hạ tầng các xã, thị trấn khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao.

- Thứ ba, cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo trên địa bàn huyện theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn

2016 - 2020; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong việc hưởng thụ dịch vụ công và phúc lợi xã hội, trong thu nhập và đời sống của người dân, nhất là nhân dân thuộc DTTS. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng ưu đãi và tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác gắn với chính sách nhân rộng mô hình giảm nghèo một cách có hiệu quả.

- Thứ tư, xây dựng cơ chế nhằm thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp của doanh nghiệp, sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, v.v.. để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện An Lão.

- Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình của huyện để thấy rõ những khó khăn, bất cập, những thuận lợi và hiệu quả của Chương trình với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa chính sách GNBV trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định, đóng góp vào thành công chung của tỉnh Bình Định và cả nước.

huyện An Lão, tỉnh Bình Định gồm:

Về mục tiêu chung: Thúc đẩy GNBV, bảo vệ thành quả giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo ổn định, thực hiện việc đa dạng hóa sinh kế, tăng cường vận động xuất khẩu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định làm cơ sở cho thoát nghèo bền vững, vươn lên khá, giàu; tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển KT - XH, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân; giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị; bảo vệ trẻ em và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%, bình quân mỗi năm giảm 4%.

- Đẩy mạnh phong trào xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm tăng thu

nhập cho người lao động, giải quyết việc làm mới cho 500 lao động. Trong đó: Phấn đấu mỗi năm có từ trên 50 đến 70 lao động tham gia xuất khẩu lao động;

- Đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu về ăn, mặc, ở, chữa bệnh và học hành, việc làm …đặc biệt là đối với trẻ em và phụ nữ nghèo, hộ đồng bào DTTS.

- Gắn các mục tiêu giảm nghèo với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (phấn đấu đến năm 2025 có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo qui định); đảm bảo và nâng cao chất lượng các chính sách ASXH và chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Tập trung hỗ trợ cho các đối tượng thuộc diện chính sách người có công, đảm bảo 100% hộ gia đình chính sách có công có mức thu nhập trên chuẩn nghèo theo qui định; thực hiện tốt chính sách trợ cấp xã hội, tăng cường công tác phòng chống thiên tai, chủ động kịp thời cứu trợ đột xuất khi

có thiên tai xảy ra.

- Đảm bảo cho 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội;

- 100% thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thôn ĐBKK được cấp thẻ BHYT; phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% BHYT toàn dân trên địa bàn huyện. - Tiếp tục chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, hộ chính sách có nhà ở dột nát, xuống cấp; phấn đấu đến năm 2025 không còn hộ có nhà ở đơn sơ, dột nát.

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo, cán bộ cơ sở được tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo [89].

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 85 - 88)